Kẽm (tên tiếng anh – Zinc) là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Kẽm tham gia vào nhiều giai đoạn của quá trình trao đổi chất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong các đối tượng có nguy cơ cao thiếu kẽm. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và suy giảm tình trạng miễn dịch của trẻ đây là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy kẽm có vai trò gì? Bổ sung kẽm như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết sau đây. I – Kẽm có vai trò gì đối với cơ thể? Kẽm (zinc) cho bé được coi là một trong những vitamin và khoáng chất vi lượng thiết yếu, cơ thể không thể sản xuất hoặc lưu trữ nó. Nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể được lấy từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Kẽm được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật và động vật hoặc thực phẩm chức năng bổ sung kẽm. Kẽm cần thiết cho nhiều quá trình: Biểu hiện gen Phản ứng enzym Chức năng miễn dịch Tổng hợp protein Tổng hợp ADN Làm lành vết thương Tăng trưởng và phát triển Trên thực tế, kẽm là khoáng chất vi lượng dồi dào thứ 2 trong cơ thể sau sắt và có mặt ở mọi tế bào. Kẽm cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzym (men tiêu hóa) hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, chức năng thần kinh và nhiều quá trình khác. Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu thứ 2 trong cơ thể tham gia vào hoạt động của nhiều enzym chuyển hóa Theo nhiều nghiên cứu cho thấy kẽm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tăng cường hệ miễn dịch Kẽm ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh của hệ miễn dịch. Kẽm rất quan trọng trong việc phát triển bình thường các tế bào trung gian miễn dịch là bạch cầu trung tính và tế bào diệt tự nhiên (Natural Kill – NK). Các đại thực bào, quá trình thực bào, sản xuất cytokine đều bị ảnh hưởng do thiếu kẽm. Thiếu kẽm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của tế bào T và B. Bổ sung kẽm kích thích các tế bào miễn dịch cụ thể và giảm stress oxy hóa. Một đánh giá của bảy nghiên cứu đã chứng minh rằng 80-92 mg kẽm mỗi ngày có thể làm giảm thời gian của cảm lạnh thông thường lên đến 33%. Hơn nữa, bổ sung kẽm làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở người lớn tuổi. Tăng cường sự phát triển Kẽm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của tế bào, đặc biệt trong sản xuất các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và ARN. Kẽm có nhiều trong não nên góp phần vào hình thành cấu trúc và chức năng của não. Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể dẫn ảnh hướng gây nên các biến chứng như suy giảm trí nhớ, khó tập trung…Do đó thiếu kẽm ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy nhất là trong các trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngoài ra thiếu kẽm còn làm giảm sự nhạy cảm của vị giác làm trẻ chán ăn lười ăn đó cũng là nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng Bên cạnh đó kẽm còn điều hòa chức năng nội tiết của tuyến yên, sinh dục…để trẻ phát triển bình thường và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Thiếu hụt hormone sẽ kìm hãm sự phát triển của bé nhất là ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện. Tăng tốc độ lành vết thương Kẽm được dùng trong bệnh viện để điều trị bỏng, một số vết loét và các vết thương ngoài da khác. Do chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm. Trên thực tế, da có chứa một hàm lượng kẽm tương đối cao khoảng 5% so với lượng kẽm trong cơ thể. Thế nên sự thiếu hụt kẽm sẽ làm vết thương chậm lành hơn những việc bổ sung kẽm sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương. Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trong trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự phát triển và phân chia của tế bào, chức năng miễn dịch, phản ứng enzym, tổng hợp ADN và sản xuất protein. Kẽm tương tác với hệ miễn dịch, nâng cao tốc độ lành thương và phục hồi khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy II – Trường hợp nào nên bổ sung kẽm cho bé Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của bé nên bổ sung kẽm là điều hết sức cần thiết. Cần bổ sung kẽm cho trẻ khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm như Trẻ có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm tăng trưởng chiều cao Kẽm tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất tăng tổng hợp protein cho cơ thể. Bổ sung kẽm sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ xương, trí não của trẻ nhỏ. Kẽm cần thiết cho khứu giác của bé. Bởi vì do các enzym quan trọng trong việc tạo mùi và vị. Khi trẻ thiếu kẽm giảm quá trình tổng hợp protein và làm giảm cảm giác ngon miệng của trẻ. Do đó trẻ có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn đây là nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân, sung dinh dưỡng. Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung kẽm cho bé đúng cách (imiale.com)