Hướng Dẫn Các Bậc Phụ Huynh Cách Xử Lý Khi Bé Sơ Sinh Khó Đi Ngoài

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi infachobe, 21/6/2021.

  1. infachobe

    infachobe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/6/2021
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các vấn đề về tiêu hóa luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Với những bé sơ sinh khó đi ngoài, cha mẹ phải làm sao để giúp con nhanh chóng cải thiện và khỏe mạnh lại một cách nhanh nhất?


    Mẹ cần phân biệt tình trạng táo bón và khó đi ngoài ở bé

    Táo bón là tình trạng phân của trẻ trở nên khô cứng và khó bài tiết. Chúng biểu hiện bằng tính chất phân, tần suất đi ngoài, từ đó kéo theo chướng bụng, giảm hứng thú ăn, cũng như quấy khóc khi đi ngoài.

    Khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh biểu hiện qua việc trẻ tỏ ra khó chịu, có thể quấy khóc khi đi ngoài, tuy nhiên tính chất phân bình thường.

    Tình trạng khó đi ngoài ở bé sơ sinh xảy ra do nguyên nhân nào?

    Khi ra khỏi bụng mẹ, thế giới là vô cùng mới với trẻ. Trẻ cần thời gian để thích nghi, kể cả những hoạt động sinh lý bình thường. Từ hoạt động lớn đến bé như tập đi, bò, lẫy… và cả đại tiện. Trẻ cần học cách kết hợp co cơ bụng, cơ hoành và giãn hậu môn để tống phân ra. Trong khi đó cơ hoành và cơ bụng trẻ còn yếu. Điều này có thể gây khó khăn với trẻ trong tháng đầu tiên. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ sơ sinh khó đi ngoài.

    Một tình trạng ở đường tiêu hóa khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều mẹ cần phân biệt với trẻ sơ sinh khó đi ngoài. Đó là đau bụng ở trẻ nhũ nhi.

    Chứng đau bụng này được định nghĩa là trẻ khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày một tuần, trong ít nhất 3 tuần ở một em bé khỏe mạnh. Trẻ thường quấy khóc vào buổi tối. Đây có thể là hiện tượng bình thường nếu trẻ vẫn lên cân và phát triển bình thường. Nhưng không ít cha mẹ lo lắng, đôi khi dẫn đến trầm cảm sau sinh. Một số nguyên nhân của tình trạng này:

    · Do trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột bảo vệ đường ruột. Tình trạng này hay xảy ra hơn ở trẻ dùng sữa công thức, trẻ sinh non và trẻ sử dụng kháng sinh thường xuyên.

    · Bé ăn nhiều đường. Nguyên nhân của tình trạng này là do thói quen dỗ trẻ của mẹ. Mẹ thường cho em bé ngậm vú để ngừng khóc, hoặc cho ngủ. Điều này vô tình khiến trẻ chỉ bú được sữa đầu chứa nhiều đường. Việc quá nhiều đường đi vào đường tiêu hóa sẽ sinh đầy hơi và tăng nhu động. Mẹ nhận biết tình trạng này qua việc trẻ đi ngoài nhiều lần, phân nhiều bọt, mùi chua, nặng mùi.

    · Cơ bụng còn yếu cũng là một nguyên nhân của đau bụng ở trẻ nhũ nhi. Nó tác động vào quá trình thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Do các cơ còn yếu, và nhịp co bóp chưa trưởng thành nên không đủ sức di chuyển thức ăn xuống ruột non.

    Giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng khó đi ngoài ở bé

    Mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp đảm bảo chất lượng sữa

    Mẹ cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó tránh sử dụng thức ăn nhiều thực phẩm, gia vị chất kích thích như tiêu, ớt. Hạn chế các loại trái cây chua: bưởi, chanh, sấu, xoài chua…. Không dùng thuốc lá, rượu bia, cà phê và các thức ăn đồ uống sinh hơi, có ga. Chúng gây cho trẻ bú mẹ nguy cơ đau bụng, táo bón.

    Gập duỗi

    Mẹ dùng 2 tay đồng thời giúp 2 chân trẻ gập về phía bụng và duỗi ra nhịp nhàng. Bài tập này cũng tác động tốt lên cơ bụng của trẻ. Tuy nhiên mẹ lưu ý không tập bài tập đạp xe và gập duỗi cho trẻ sau khi trẻ ăn.

    Bổ sung men vi sinh

    Men vi sinh giúp bổ sung số lượng lớn các lợi khuẩn probiotic giúp nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó giúp tăng cường tiêu hóa, tăng miễn dịch cho trẻ nhỏ.

    Việc bổ sung men vi sinh được chứng minh cải thiện tình trạng đau bụng ở trẻ nhũ nhi, cũng như có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ.

    >> Xem thêm: Men lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh

    Massage bụng

    Mẹ đặt trẻ nằm ngửa. Di chuyển nhẹ nhàng bàn tay trên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ. Điều này giúp tăng lưu thông thức ăn, hơi, cũng như phân trong đường ruột của trẻ

    Bài tập đạp xe

    Mẹ giữ 2 cổ chân của trẻ, di chuyển nhịp nhàng như di chuyển của chân khi đạp xe. Động tác này giúp tập luyện cho cơ bụng của trẻ, đồng thời tăng nhu động đường tiêu hóa. Mẹ thực hiện bài tập mỗi ngày 2-3 lần, trong 5-7 phút.


    Không dễ để một bà mẹ có thể hiểu hết được đứa trẻ của mình đang có vấn đề gì. Bài viết trên hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc giúp mẹ đỡ bối rối hơn khi gặp tình trạng trẻ quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân, cũng như hiện tượng khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi infachobe
    Đang tải...


Chia sẻ trang này