Hướng Dẫn Làm Phiếu Lý Lịch Tư Pháp Số 2 Ở Hồ Chí Minh Nhanh Chóng, Uy Tín

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi uocmobaycao, 28/2/2018.

  1. uocmobaycao

    uocmobaycao ước mơ đi Úc

    Tham gia:
    9/7/2015
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc, giấy phép lao động, di dân, định cư. Tuy nhiên bạn cần phải nắm rõ quy định cũng như quy trình xin cấp phiếu để tránh tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc

    Phiếu lí lịch tư pháp là gì?

    Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp, cung cấp các thông tin chứng minh một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa án. Có đang bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ hoặc thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    Phiếu lý lịch tư pháp được trích từ hồ sơ Lý lịch tư pháp. Theo qui định tại Luật lý lịch tư pháp ( có hiệu lực từ 1-7-2010), lý lịch tư pháp của một công dân gồm 2 nhóm nội dung thông tin sau:

    - Về án tích và tình trạng thi hành án - đối với người đã bị kết án bằng bản án hình sự. Cụ thể : người đó bị kết án về tội danh gì : điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

    - Về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay quản lý doanh nghiệp - trong trường hợp cá nhân có tham gia vào doanh nghiệp trước đó và đã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Cụ thể: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn bao lâu, theo bản án nào …

    Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.

    Phiếu lý lịch tư pháp dùng để làm gì?

    Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam là một trong những giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài cho dù người nước ngoài đó mới nhập cảnh vào Việt Nam.

    Đối với người Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp dùng để xin việc làm (như lái xe UBER, GRAP...) hoặc ở các công ty nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài thường yêu cầu nộp bản lý lịch tư pháp để dùng cho mục đích cụ thể nào đó hay người việt nam có ý định đi định cư, làm việc tại nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài...

    Phiếu lý lịch tư pháp số 1 & Phiếu lý lịch tư pháp số 2

    Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại :

    - Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân (hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp).

    - Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân.

    Trường hợp nào thì xin lý Phiếu lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2?

    Tùy theo cơ quan mà Quý khách nộp hồ sơ họ yêu cầu loại số 1 hay số 2, nhưng thông thường thì có thể phân loại như sau:
    · Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Áp dụng để xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty...
    · Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Áp dụng để đi định cư tại nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài...

    Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm :

    1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    2. Tình trạng án tích:

    a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

    b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

    Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

    3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

    a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

    b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

    * Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp ?

    1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    - Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

    - Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam .

    2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

    - Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

    - Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

    - Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam .

    Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp :

    Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ( gồm cả Phiếu số 1 và Phiếu số 2) nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ( theo mẫu) và kèm theo các giấy tờ sau đây:

    - Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

    - Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    Lưu ý: Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp khi nộp bản photo phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính thì phải nộp bản sao y công chứng. Riêng giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú có thể sẽ phải nộp bản gốc.

    Cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác

    Tùy từng trường hợp, hồ sơ sẽ gửi tới các cơ quan như sau:

    - Nếu là công dân Việt Nam : nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

    - Nếu là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam : nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

    Lý lịch tư pháp làm trong bao lâu?

    - Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu. Tuy nhiên dối với công dân Việt nam đã cư trú tại nhiều nơi hoặc có thời gian sinh sống ở nước ngoài thì thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể trẻ hơn nhưng không quá 15 ngày.
    + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được phép ủy quyền, đích thân đương sự phải đi xin ( trừ cha , mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp cho con chưa thành niên)
    + Trường hợp đương sự dang ở nước ngoài không thề về việt Nam để nộp được hồ sơ được thì Quý khách liên hệ nhân viên tư vấn của Việt

    [​IMG]
    ==============================================================================

    Xem thêm :

    DU HỌC MALAYSIA 2018 - HOSPITALITY PROGRAMME THỰC TẬP CÓ LƯƠNG
    Du học hè Úc – Study Tour 2018 cùng AIS
    CHƯƠNG TRÌNH DU HOC HÈ MỸ 2018 CÙNG THE COLLEGE OF NEW JERSEY

    ==============================================================================

    Tín Phú với đội ngũ chuyên gia, chuyên viên hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học, định cư và tư vấn xử lý hồ sơ lý lịch tư pháp để du học, định cư, làm việc, kết hôn,... các nước. Tín Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn và giúp bạn làm hồ sơ lý lịch tư pháp số 2 một cách nhanh chóng, uy tín trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý nhất.

    Hãy gọi ngay Hotline 0909 911 098 (Mr. Bùi Đức Tuyến) để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn định cư và hồ sơ lý lịch tư pháp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi uocmobaycao
    Đang tải...


Chia sẻ trang này