Toàn quốc: Hướng Dẫn Ngâm Rượu "sao Vàng Hạ Thổ" Sâm Dây Với Đương Quy Và Ngũ Vị Tử

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi phanthanhson, 11/9/2018.

Tags:
  1. phanthanhson

    phanthanhson Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/8/2018
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hôm nay chúng tôi sẽ ngâm rượu Sâm Dây (Hồng Đẳng Sâm) với Đương Quy và Ngũ Vị Tử. Nhật Trường Kon Tum từ năm 2013 cung cấp những dược liệu từ vùng núi Huyện Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum. Sâm dây hay Hồng Đẳng Sâm là chi của Đảng Sâm có riêng tại vùng núi Ngọc Linh Kon Tum. Chúng tôi cung cấp chính gốc Ngọc Linh Kon Tum và chọn lựa ra những củ có phẩm chất tốt. Chúng tôi có quay lại hành trình lên xã Ngọc Yêu thuộc huyện Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum. Hiện nay có nhiều dược liệu vẫn mang tên là Sâm Dây, cụ thể là Bách Bộ và rêu rao đây là thần dược chữa bách bệnh, thì rất nhiều người đã mua loại dược liệu này. Rất nhiều khách hàng đã gửi thông tin đến chúng tôi sử dụng sâm dây (bách bộ) ra sao và tôi cảm thấy rất phiền lòng khi người bệnh cần sức khoẻ nhưng bị lừa như vậy.
    [​IMG]
    Đây là thần dược Bách Bộ "chữa bách bệnh" rêu rao trên internet và cả ngoài chợ
    Đương quy là một dược liệu hoạt huyết trong Đông Y, còn Sâm Dây hay Hồng Đẳng Sâm là vị bổ khí, trong Đông Y cho rằng khi sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể nhưng để đưa đi khắp cơ thể thì cần một vị hoạt huyết, thì đương quy là một vị như vậy. Rượu Sâm Dây ngọt và thơm, vị đương quy thì hơi cay nên chúng ta chỉ cần 200g đương quy, ngâm chung 1 kg sâm dây và 100g ngũ vị tử là bạn có một hũ rượu ngon.Thì hiện nay nếu xem lại nếu ngâm rượu riêng một vị là Sâm, rồi dùng thì không có chính xác, vì tôi có đọc một tài liệu và một vị thầy thuốc Đông Y cho rằng rất ít khi người ta dùng độc vị trừ những loại dùng để sắc nước. Nếu Sâm vào cơ thể không được dẫn đi thì nó lại trở nên phản tác dụng, đôi khi những gì ông bà từ xa xưa để lại những kinh nghiệm vậy thì đến giờ khoa học chứng minh nó vẫn chính xác. Đơn cử như Đương Quy thì được chia ra ba bộ phận đã từ rất xa xưa, trong sách Thần Nông Bản Thảo hơn ngàn năm trước hay Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi đều cho rằng ba phần quy đầu, quy thân và quy vỹ hay quy rễ là có công dụng khác nhau và ngày nay khoa học đã nghiên cứu ba bộ phận của đương quy có những hoạt chất khác nhau, vậy từ xa xưa khi chưa có máy móc khoa học phát triển nhưng đã phân biệt ba phần như vậy, vậy cho nên những gì chưa giải thích được cũng không hẳn nó là sai.
    [​IMG]
    Ngũ Vị Tử là một dược liệu được xếp trong nhóm thượng phẩm trong Thần Nông Bản Thảo, trong phần giới thiệu Ngũ Vị Tử tại sản phẩm chúng tôi đã có đề cập tại những vùng như Viễn Đông nước Nga họ đã xem Ngũ Vị Tử uống trà hằng ngày và người thợ săn chỉ cần ăn một vốc tay thì có thể đi săn cả ngày không thấy mệt. Không chỉ vậy, khi tôi lên vùng Ngọc Linh Kon Tum, đồng bào Xơ Đăng tại đây nói tôi về một loại quả nho rừng màu đỏ mà họ dùng ngâm rượu, lên rẫy cuốc cả ngày không thấy mệt mỏi. Vậy có sự tương đồng của tác dụng tăng cường sinh lực ở người ở Ngũ Vị Tử, hy vọng tương lai các nhà khoa học nghiên cứu hơn về vấn đề này.
    Trước khi ngâm rượu thì ta cần sao vàng hạ thổ, nghe có vẻ phức tạp nhưng cũng đơn giản. Phương pháp sao thơm đã có từ xa xưa, tức cho dược liệu lên chảo rang, rang tới khi nào có mùi thơm, tuỳ vào từng dược liệu có thể 10 đến 20 phút riêng sâm dây thì khoảng 5 phút là được. Còn hạ thổ không phải là chôn dưới đất mà sau khi rang sau đó mình úp chảo lên một miếng vải mình đã lót dưới đất để tầm 5-10 phút cho sâm nguội là bắt đầu ngâm rượu được, làm tương tự với đương quy và ngũ vị tử.
    [​IMG]
    Theo học thuyết ngũ hành thì vạn vật đều có âm dương, âm dương có cân bằng thì vạn vật mới tươi tốt và phát triển. Một số dược liệu trước khi sử dụng bắt buộc phải trả qua quá trình sao vàng hạ thổ. Khi rang thì dược liệu nóng lên sẽ tăng thêm hoả độc do phần dương gây nên và sau khi chúng ta hạ thổ thì sẽ giúp âm dương cân bằng và hoà hợp. Việc sao vàng hạ thổ không phải mê tín vì đã có từ lâu và có nhiều công trình nghiên cứu khi dược liệu sử dụng khi qua sao vàng hạ thổ sẽ không bị triệu chứng phụ.
    Chúng tôi chôn rượu gạo Tiền Giang đã 3 năm, năm 2017 đào lên để ngâm rượu, khi khui lên rất là thơm. Tết vừa rồi uống thì không nhức đầu vì khi chôn dưới đất theo ông bà đã lưu truyền rất xa xưa và khoa học ngày nay cho rằng thời gian và từ trường phát ra từ lòng trái đất sẽ cắt các liên kết hữu cơ trong rượu, giúp chuyển hóa, bay hơi các loại độc tố như Aldehyde, Methanol,...
    Đồng thời nên đựng rượu vào chum sành vì khí andehit có thể dễ dàng thoát ra ngoài hơn là các bình sứ tráng men, bình thủy tinh
    Ngoài ra chuyện này không riêng ở Châu Á như chúng ta mà bên châu âu người ta đã áp dụng rất lâu, đó là rượu sau khi sản xuất được lưu trữ lại trong các thùng gỗ sồi, gỗ anh đào và để dưới tầng hầm càng lâu càng ngon.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phanthanhson

Chia sẻ trang này