Kinh nghiệm: Hướng Dẫn Tự Tìm Kiếm Ý Tưởng Khởi Nghiệp (startup)

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi uhohwtf, 20/2/2013.

  1. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
    Nhiều bạn lập topic và hỏi bàn dân thiên hạ rằng họ có vốn hoặc muốn kiếm thêm thu nhập và mong được tư vấn xem nên kinh doanh gì. Điều này cũng không khác mấy với chuyện hỏi mấy tay đào vàng xem đào ở đâu thì có vàng: tay nào biết thì nó không nói, tay nào nói thì hoặc không biết chắc về điều đang nói hoặc chưa từng đào được vàng^^

    Giới thiệu các bạn một bài viết rất hay về hướng dẫn tự tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, mình cắt cúp lại chút cho dễ đọc, bài viết do tác giả Paul Graham, được westart.vn biên dịch/biên tập

    Ý tưởng startup là gì, ở đâu và làm thế nào bạn tìm được nó?

    Về tác giả bài viết: Paul Graham là founder của Y-Combinator, vườn ươm startup (incubator) được xem là tốt nhất thế giới hiện nay , là nơi sản sinh ra những tên tuổi như DropBox, AirBnB


    Vấn đề ở đâu

    Sai lầm phổ biến nhất một startup thường gặp là cố gắng giải quyết một vấn đề không tồn tại. Do vậy, để chắc chắn là mình đang giải quyết một vấn đề có thật, đó nên là vấn đề chính bạn đang gặp phải.

    Vào năm 1995, tôi từng tiêu 6 tháng trời để tìm cách trực tuyến hóa các phòng tranh. Tuy nhiên, dường như đây không phải là cách các phòng tranh muốn hoạt động. Không để tâm xứng đáng tới người dùng, tôi tự "phát minh" ra góc nhìn riêng của mình về thế giới mà rủi thay, nó không phản ánh hiện thực. Và dĩ nhiên là một mô hình kinh doanh dựa trên góc nhìn đó không tồn tại được.

    Tại sao quá nhiều startup lại làm những thứ chẳng ai cần? Đó là bởi ngay từ ban đầu, họ đã chủ tâm đi tìm những ý tưởng để khởi nghiệp (startup). Cách tiếp cận này đặc biệt nguy hiểm, không chỉ bởi nó làm hạn chế những ý tưởng tốt, mà nó còn làm những ý tưởng tồi trở nên thật hấp dẫn.

    Một ví dụ tiêu biểu cho loại ý tưởng này: một mạng xã hội dành cho những người có vật nuôi. Nghe không đến nỗi quá tệ nhỉ? Hàng triệu người trên đất nước này nuôi một con gì đó trong nhà, quan tâm đến nó và sẵn sàng chi cả đống tiền cho những thú nuôi này. Chắc chắn là họ sẽ rất muốn một nơi để gặp gỡ giao lưu với những cô chủ cậu chủ khác. Chỉ cần 2-3% những người này sử dụng dịch vụ là bạn đã có cả triệu người dùng và bạn có thể bán cho họ những dịch vụ đặc biệt, các gói chăm sóc...

    Điều nguy hiểm ở đây là khi bạn hỏi ý kiến bạn bè mình – những người có vật nuôi – họ sẽ luôn nói rằng: "Oh, hay đấy, mình có thể sẽ dùng nó để nói chuyện, giao lưu..." thay vì nói "Tớ sẽ không dùng nó". Vô số người sẽ ủng hộ bạn, ngay cả khi họ không sử dụng, bởi họ tưởng rằng người khác sẽ cần sản phẩm này. Cuối cùng thì cũng chẳng ai sử dụng dịch vụ của bạn.

    Nếu bạn định startup, hãy chắc chắn rằng đâu đó quanh đây có một nhóm người thực sự cần ngay lập tức những gì bạn đang làm, không phải những người nghĩ rằng họ sẽ cần trong tương lai. Thực sự cần ngay lập tức. Nhóm người này thường nhỏ, bởi một lẽ đơn giản là nếu có một cái gì đó mà (1) một startup có thể làm được và (2) rất nhiều người đang cần, đã không đến lượt startup làm. Điều này có nghĩa bạn bắt buộc phải chọn giữa:

    - Tạo ra một thứ gì đó rất nhiều người cần, nhưng chỉ cần một chút. Ý tưởng thuộc nhóm này giống như một cái hố, rộng nhưng nông.
    - Tạo ra một thứ gì đó chỉ một số ít người cần, nhưng họ thực sự rất, rất cần. Đây là một cái giếng, hẹp nhưng sâu.

    Hãy chọn phương án sau. Không phải mọi ý tưởng thuộc nhóm này đều tốt, nhưng gần như mọi ý tưởng tốt đều thuộc nhóm này. Facebook cũng bắt đầu chỉ với vài ngàn sinh viên Harvard, nhưng họ phát cuồng lên vì sản phẩm này. Ở phía ngược lại, một mạng xã hội cho chủ vật nuôi sẽ được hàng triệu người chú ý và…. chả dẫn đến đâu.

    Khi bạn có một ý tưởng, hãy tự hỏi: ngay lúc này, ai sẽ cần thứ này? Ai sẽ cần đến mức họ sẽ sử dụng ngay cả khi nó còn là một phiên bản chắp vá được tạo ra bởi bất cứ gã nào? Nếu bạn không tìm được câu trả lời, nhiều khả năng đó là một ý tưởng tồi.

    Tuy nhiên, dù ban đầu có hình dạng như một cái giếng, thị trường của bạn phải có khả năng mở rộng ra thành một cái hồ. Facebook là một ý tưởng tốt bởi dù bắt đầu với môt thị trường nhỏ, nó có khả năng mở rộng nhanh chóng qua các thị trường tương tự – các trường đại học.


    Ý tưởng tốt chỉ xuất hiện ở những người phù hợp

    Live in the future, then build what’s missing.

    Câu nói trên diễn tả cách mà đa số những startup lớn nhất bắt đầu. Apple, Yahoo, Google, Facebook không được lập ra để trở thành một công ty. Nó phát triển từ những sản phẩm được chính founder xây dựng bởi họ thấy rằng thế giới cần thứ này.

    Nếu bạn hiện đã tiến tới giới hạn trong một lĩnh vực, bạn hiểu về nó rõ như lòng bàn tay, bạn sẽ biết nó còn thiếu cái gì. Giới hạn ở đây không nhất thiết phải là kỹ sư đầu ngành mà có thể với tư cách người dùng bình thường. Mark không nổi tiếng về khả năng lập trình, nhưng trước khi lập ra Facebook phần lớn cuộc sống của anh đã là ở trên mạng và ý tưởng về Facebook đến với anh một cách rất tự nhiên. Tương tự, Bill Gates đã có hàng trăm giờ lập trình với chiếc máy tính ở trường Lake Side trước khi biết đến Altair.

    Tóm lại, bởi bản thân đã là một tay tổ trong lĩnh vực của mình, các founder có khả năng nhìn ra cơ hội và ý tưởng từ những tín hiệu nhỏ trong lĩnh vực của mình, mà người ngoài sẽ bỏ qua. Chúng tôi muốn founder "nhận ra" ý tưởng từ kinh nghiệm bản thân họ một cách tự nhiên, chứ không phải "nghĩ ra". Gần như mọi startup thành công đều bắt đầu theo cách này. Sẽ còn tốt hơn nếu bạn xây dựng sản phẩm này từ nhu cầu của chính bạn, bởi khi bạn vừa là người chế tạo vừa là khách hàng mục tiêu, quy trình nâng cấp – thử nghiệm sản phẩm chỉ cần diễn ra trong đầu bạn.


    Nhận ra ý tưởng như thế nào?

    Một cách tốt để tìm ra những ý tưởng là nhìn xem thế giới quanh bạn đang thiếu cái gì. Tuy nhiên, đừng đi loanh quanh và đặt câu hỏi xem chỗ này chỗ kia thiếu cái gì. Cũng đừng bận tâm rằng "liệu ý tưởng này có thể trở thành một công ty lớn hay không?" Bạn sẽ có nhiều thời gian để trả lời câu hỏi này sau. Phần lớn những thứ đang còn thiếu và phù hợp để startup thường cần một thời gian để nhận ra. Việc bạn cần làm là gỡ bỏ các rào cản ngăn bạn nhìn thấy chúng.

    Một trong cách hiệu quả nhất là liên tục đặt câu hỏi với mọi thứ và không chấp nhận thế giới như hiện tại. Đặc biệt chú ý đến những thứ làm bạn thấy khó chịu. Những người sống ở thì hiện tại thường hài lòng với cuộc sống, nhưng nếu bạn trở về những năm 195x, bạn sẽ ngạc nhiên rằng tại sao người ta lại sống như vậy được nhỉ. Hãy sống ở thì tương lai, đi đến rìa trong lĩnh vực của bạn, và bạn sẽ nhận ra rằng hiện tại còn thiếu những gì.

    Một ý tưởng startup cần phải tự nhiên, ít ra là hoàn toàn tự nhiên với bạn. Ok, vậy là bạn cần đi tìm một thứ sẽ hết sức "hiển nhiên" với bạn, thế tại sao bạn vẫn chưa thấy (cho đến lúc này)?


    Sự cạnh tranh

    Bởi vì những ý tưởng tốt sẽ trông có vẻ rất hiển nhiên với bạn, nên khi nhận ra nó bạn sẽ có cảm giác mình đã muộn. Đừng để nó ảnh hưởng đến bạn. Lo lắng rằng mình trễ là một dấu hiệu của ý tưởng tốt. 10 phút lướt web sẽ giải đáp được câu hỏi trên . Thậm chí nếu thấy một ai đó đang làm với thứ tương tự, bạn có thể vẫn chưa quá muộn. Hiếm có startup nào chết bởi đối thủ cạnh tranh – hiếm đến mức bạn hoàn toàn có thể bỏ qua khả năng này. Vì thế trừ khi bạn thấy một đối thủ có thể cản khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn, đừng vứt bỏ ý tưởng của mình.

    Thực ra, nếu không chắc, hãy trực tiếp hỏi người dùng. Câu hỏi "có quá muộn không?" nằm trong câu hỏi lớn "có ai thực sự cần ngay lập tức thứ bạn định làm không?". Nếu bạn có một thứ mà không đối thủ nào làm được và thứ đó người dùng rất cần, bạn đã có được thành tựu đầu tiên.

    Câu hỏi sau đó là liệu ý tưởng đó có đủ lớn hay không? Hay quan trọng hơn, ai đứng đằng sau nó: nếu bạn nhìn thấy trong tương lai sẽ có rất nhiều người cần những thứ bạn đang làm, nó đủ lớn.

    Sai lầm lại thường đến khi đối mặt với đối thủ cạnh tranh. Những founder non nớt thường xuyên đánh giá đối thủ quá cao. Bạn thành công hay không phụ thuộc vào bạn nhiều hơn vào đối thủ cạnh tranh. Vì thế một ý tưởng tốt với đối thủ cạnh tranh có ích hơn hẳn một ý tưởng tệ chẳng ai buồn quan tâm cạnh tranh. Bạn cũng không cần lo lắng nếu tham gia vào một "đại dương đỏ" nếu bạn đã biết những người trong đó đang bỏ qua điều gì. Thực tế, đó là điểm xuất phát lý tưởng. Google thuộc loại này.

    Công cụ tìm kiếm của những kẻ đi trước khác xa với những gì Google định làm – đặc biệt là khi họ càng làm tốt bao nhiêu, người dùng lại rời đi bấy nhiêu. Một thị trường đông đúc thực sự là dấu hiệu tốt, bởi vì khi đó đồng thời có nghĩa là có tồn tại nhu cầu và hiện tại không có giải pháp nào đủ tốt. Startup không thể hi vọng tiến vào một thị trường rộng lớn và rõ ràng mà chẳng có đối thủ cạnh tranh nào. Vì thế bất cứ startup thành công nào cũng đều bước vào thị trường với các đối thủ có sẵn, nhưng được trang bị với vũ khí bí mật để lấy đi người dùng (như Google), hoặc bước vào một thị trường trông có vẻ nhỏ nhưng sẽ rộng lớn trong tương lai (như Microsoft).


    Gạt bỏ những điểm mù

    Hãy nhìn Stripe (nền tảng thanh toán trực tuyến). Trong cả thập kỷ, xử lý thanh toán trực tuyến đã luôn là một cơn ác mộng với bất kỳ startup nào. Phải có cả triệu người từng trải nghiệm vấn đề này. Thế nhưng việc phải làm việc với ngân hàng, phải chống gian lận, chống hacker khi làm dịch vụ thanh toán đã khiến phần lớn mọi người chùn chân, "ngại", thậm chí không nhận ra đây có thể là 1 ý tưởng để startup. Kinh nghiệm sống, tiềm thức đã tự động "bảo vệ" chúng ta khỏi những ý tưởng nghe có vẻ xa với như vậy. Tôi không nghĩ Stripe yêu thích những việc đó, nhưng thực tế là họ đã phát triển cực nhanh bởi cái họ đang làm chính là cái mà vô số người đang cần, nhưng không có có ai "dám" làm.

    Vậy đâu là cách tốt nhất để vượt qua "điểm mù" này? Đó là sự ngây thơ. Tôi hoàn toàn nghiêm túc. Phần lớn founder thành công cho rằng nếu họ biết trước những thử thách họ sẽ phải vượt qua với công ty của mình, họ đã chẳng bao giờ làm. Bạn sẽ trưởng thành cùng với những vấn đề mà bạn phải đương đầu và do vậy đừng lo. Có lẽ đã quá trễ để làm 1 thứ như Stripe, nhưng trên thế giới vẫn còn vô số những thứ cần được sửa chữa, do vậy, đó là cơ hội của bạn.


    Công thức cho ý tưởng Startup

    Khi bạn chủ động đi tìm, bạn sẽ thấy rất nhiều ý tưởng, đa phần là nhảm nhí, vậy việc của bạn chỉ là chọn ra cái thích hợp. Có hàng tá câu chuyện về startup thành công khi Founder có ý tưởng nghe có vẻ điên rồ nào đó nhưng "tin rằng" nó có tiềm năng.

    Khi tìm kiếm những ý tưởng, hãy thử nhìn vào lĩnh vực mà bạn có chút hiểu biết. Nếu đang là chuyên gia về Database, đừng làm ra một ứng dụng chat cho tuổi teen (trừ khi bạn … cũng đang tuổi teen). Có thể đó là một ý tưởng tốt, nhưng bạn không thể tin vào khả năng đánh giá của mình trong lĩnh vực này, vì vậy nên bỏ qua nó. Sẽ phải có những ý tưởng khác liên quan đến database, và chất lượng của nó bạn có thể đánh giá được. Bạn gặp khó khăn khi tìm kiếm ý tưởng liên quan đến database? Đó là bởi vì sự am hiểu của bạn đã làm cho tiêu chuẩn của bạn khắt khe hơn. Ngược lại, ý tưởng của bạn về ứng dụng chat tuy tệ, nhưng do không hiểu biết gì về lĩnh vực này, bạn sẽ hơi tự tin thái quá.

    Nơi phù hợp để bắt đầu tìm kiến ý tưởng là từ những gì bạn cần. Nó bắt buộc từ những gì bạn cần.

    Một bí quyết tốt đó là tự hỏi trước đây khi làm việc bạn có bao giờ tự nhủ "Tại sao chẳng có ai làm ra X? Nếu ai đó làm ra X chúng ta sẽ mua ngay." Nếu bạn có thể nghĩ ra bất cứ sản phẩm X nào mọi người ước như vậy, bạn biết rằng nhu cầu tồn tại, và khách hàng chẳng bao giờ nói như vậy về những thứ không thể làm được.

    Tổng quát hơn, cố gắng hỏi bản thân có cái gì đặc biệt khiến cho nhu cầu của bạn khác biệt với hầu hết mọi người. Bạn có thể không phải người duy nhất. Nó đặc biệt tuyệt vời nếu ngày càng nhiều người cần thứ khác biệt giống bạn.

    Một cách đặc biệt hứa hẹn để trở nên khác thường đó là trẻ. Một vài ý tưởng cực kỳ đáng giá được ươm mầm ở tuổi teen và những năm đầu 20. Và dù những founder trẻ tuổi gặp bất lợi ở vài khía cạnh, họ vẫn là những người duy nhất hiểu thế hệ của họ. Sẽ rất khó khăn cho ai đó không phải là một sinh viên đại học làm ra Facebook. Vì thế nếu bạn là một founder trẻ tuổi (dưới 23 tuổi), còn thứ gì mà bạn muốn làm mà công nghệ hiện tại chưa cho phép ?

    Nếu không thể kiếm được ý tưởng từ nhu cầu của bản thân, hãy nhìn sang người khác. Hãy thử nói chuyện với mọi người, có thể về những khoảng trống họ thấy. Điều gì họ muốn làm những không thể ? Điều gì khiến họ buồn chán và khó chịu, đặc biệt là trong công việc của họ?

    Hãy để cuộc đối thoại trở nên tự nhiên; đừng quá tập trung vào tìm kiếm ý tưởng. Bạn chỉ đang tìm kiếm một đốm lửa có thể nảy sinh ý tưởng. Có thể bạn sẽ nhận ra vấn đề mà ngay họ không biết là họ đang gặp phải. Lưu ý rằng người ta có thể không biết chính xác họ cần gì. Trong trường hợp này, tôi thường khuyên founder hành động như những nhà cố vấn – coi như bạn được thuê để giải quyết vấn đề của họ.

    Một cách để chắc chắn có thể giải quyết vấn đề cho người khác đó biến chúng thành vấn đề của bạn. Khi Rajat Suri của E la Carte quyết định viết phần mềm cho các nhà hàng, anh ấy đã xin làm công việc chạy bàn để hiểu thực sự xem nhà hàng hoạt động ra sao. Nghe hơi cực đoan, nhưng startup cần cực đoan như vậy.

    Một phương án tốt khác là nghiên cứu những công ty đang chết, hoặc đáng chết, và cố gắng tưởng tượng loại công ty nào hưởng lợi từ sự sụp đổ đó. Ví dụ, nghề báo đang rơi tự do thời điểm hiện nay. Nhưng vẫn có tiền được làm ra từ những thứ tương tự với báo chí. Loại sản phẩm, dịch vụ nào có thể được nhắc đến trong tương lai như "cái này đã thay thế cho báo chí"? Hãy nhìn vào mô hình kinh doanh của ngành và xem bạn có thể thay đổi gì. Ngành báo chí truyền thống, ví dụ, là một cách để người đọc lấy thông tin và giết thời gian, một nơi để người viết kiếm tiền và để gây sự chú ý và là một phương tiện cho nhiều loại hình quảng cáo. Nó có thể bị thay thế ở bất cứ mục đích nào (thực tế hầu hết đã bắt đầu bị thay thế).


    Tổng kết

    Đón sóng chỉ là cách bạn mô phỏng lại những ý tưởng tự nhiên. Nếu bạn đang ở bên rìa của một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng, bạn sẽ không phải đón con sóng nào cả: bạn chính là sóng.

    Tìm kiếm ý tưởng Startup là một việc đầy tinh tế, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thử sức đều thất bại. Nó không đơn là chỉ cố nghĩ ra những ý tưởng. Nếu làm như vậy, bạn sẽ có một ý tưởng nghe hợp lý một-cách-nguy-hiểm. Cách tiếp cận tốt nhất là tiếp cận gián tiếp: nếu có kinh nghiệm phù hợp, những ý tưởng tốt sẽ đến với bạn theo thời gian, khi bạn ở trong một tình huống nào đó và biết chính xác bạn đang cần cái gì. Có thể chúng sẽ trông không giống một công ty tỷ đô, mà chỉ là những thứ "thú vị". Đó là lý do tại sao sẽ tốt hơn nếu có thời gian và khả năng để làm ra những sản phẩm "thú vị".
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi uhohwtf
    Đang tải...


  2. thanhdung096nd

    thanhdung096nd Tôm biển xưởng nhà làm

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    1,604
    Đã được thích:
    240
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Hướng dẫn tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Bài viết thú vị lắm. Copy về tối ngâm nhi nào :D
     
    uhohwtf thích bài này.
  3. luyenluong.50189

    luyenluong.50189 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/11/2012
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Em cũng muốn kinh doanh mỗi tội là chưa có vốn ạ
     
    uhohwtf thích bài này.
  4. mangosteen

    mangosteen đang phấn đấu danh hiệu

    Tham gia:
    31/7/2010
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    591
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Lang thang trên mạng đọc 1 bài về Lựa chọn sản phẩm và thị trường nhớ đến topic của bạn. Chia sẻ để mọi người đọc và bình luận thêm:

     
    tibas.onlineuhohwtf thích.
  5. jacob.lee

    jacob.lee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/3/2013
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Vốn ý bạn là tiền mặt (cash) đúng không? Nếu thế thì nó không phải là vấn đề thực sự :D

    Live in the future, then build what’s missing.

     
    uhohwtf thích bài này.
  6. minhhangsang

    minhhangsang

    Tham gia:
    24/9/2011
    Bài viết:
    16,421
    Đã được thích:
    3,493
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Em đánh dấu ah, .................................
     
  7. dragonfly76

    dragonfly76 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/3/2013
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Bài này dài quá chưa có thời gian đọc oánh dấu tối về nhà đọc
     
    uhohwtf thích bài này.
  8. kemxjnh

    kemxjnh Tông Kho Điện Máy Gia Dụng

    Tham gia:
    14/5/2012
    Bài viết:
    2,075
    Đã được thích:
    143
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    mình rất quan tâm, oánh dấu để ngâm cứu, bạn nào có ý tửong muốn hợp tác kd thì pm mình nhé, thanks
     
    uhohwtf thích bài này.
  9. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Đoàn chuẩn^^

    @ mangosteen: cám ơn bạn đã nhớ đến topic này
     
  10. ainil

    ainil Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/7/2012
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Có những kiểu "kinh doanh" nhưng không cần vốn. Chỉ cần bạn chịu khó và biết cách làm thì vẫn có tiền để xài và tích trử để tạo vốn. Ví dụ như bạn tìm 1 website bán hàng online nào mà họ có hỗ trợ công tác viên Họ cấp cho bạn 1 mã số khi đăng ký (mà không nhất thiết bạn phải mua hàng). Nhiệm vụ còn lại của bạn là làm sao để nhiều người vào website đó mua hàng bằng mã số của bạn. Hàng tháng, bạn sẽ được trả hoa hồng trên tổng số doanh thu người mua hàng từ mã số của bạn. Bạn xem số hoa hồng đó như là phần vốn đang được tích lũy dần cho đến khi bạn đủ mạnh để kinh doanh thực sự sản phẩm bạn thích.

    Chúc bạn sức khỏe và thành công.

    www.tratipha.com
    Mang màu xanh đến cho cuộc sống
     
    uhohwtf thích bài này.
  11. hienhunginlove

    hienhunginlove Thành viên mới

    Tham gia:
    15/3/2013
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Cảm ơn nhé. Oánh dấu về đọc sau :)
     
    uhohwtf thích bài này.
  12. ththang

    ththang Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/12/2009
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    534
    Điểm thành tích:
    133
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Mình rất thích bài này của bạn. Đúng là nhìn nhận ra ý tưởng thế nào mới là quan trọng. Nhiều sản phẩm/dịch vụ KD chưa bao giờ là mới và cũng chưa bao giờ là hết thời nhưng quan trọng tìm ra những ý tưởng mới, cách làm mới.
     
  13. thitluoc

    thitluoc Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    22/7/2011
    Bài viết:
    4,331
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    oánh dấu tối về đọc ah .
     
  14. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Mình quote lại bài tại topic dưới về đây để làm ví dụ minh họa cho cách chọn ý tưởng khởi nghiệp
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/762278-Nhỏ-bé-có-ưu-thế-của-nhỏ-bé/page4

    Bốn chàng trai bán xe đạp kiếm triệu USD

    [​IMG]

    TTO - Công ty xe đạp Pure Fix Cycles do 4 sinh viên khởi nghiệp chỉ trong vòng 2 năm đã thu về 4 triệu USD trong năm 2012.

    Trong nền công nghiệp xe đạp 6 tỉ USD toàn cầu, những cái tên như Trek, Cannondale, Giant và Specialized đã là những thương hiệu xe đạp được các tay đua cứng cựa lựa chọn hay Schwinn và Raleigh - dòng xe từ thời niên thiếu của nhiều người - luôn là lựa chọn đầu tiên khi nhắc đến xe đạp.

    Nhưng "người mới" Pure Fix Cycles lại có thể trở thành một "bánh xe lớn" trong thị trường này chỉ trong 2 năm, mang về gần 4 triệu USD trong năm 2012. Pure Fix Cycles được bốn người bạn từ thời thơ ấu thành lập, mỗi tháng bán được khoảng 2.000 xe kiểu cách đơn giản trên kênh trực tuyến và thông qua mạng lưới 300 cửa hàng xe đạp toàn nước Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là ý tưởng thiết kế lại khung xe đạp đã xuất hiện trong khi họ vẫn còn là sinh viên.

    Năm 2010, Austin Stoffers và Michael Fishman là sinh viên năm cuối ĐH Wisconsin, Madison quyết định sắm xe đạp. Madison là một trong những thành phố có cộng đồng dân cư sử dụng xe đạp lớn nhất nước Mỹ, nhưng họ không thể nào tìm được một chiếc xe đẹp, đơn giản, nhiều chức năng giá dưới 1.000 USD. Từ việc nghiên cứu lý do giá thành xe đạp quá đắt và tìm ra nguyên nhân là các bánh răng. Chỉ cần thêm 8 đến 30 bánh răng, giá xe sẽ bị đội lên đáng kể.

    Giải pháp đề ra là làm xe đạp tốc độ đơn, bánh răng cố định, hay còn gọi là fixie - loại xe đã trở thành xu hướng của cộng đồng xe đạp trong thành phố này gần một thập kỷ. Thay vì dùng một bộ chuyển bánh răng đa xích phức tạp gắn vào bánh sau, fixie sẽ được đơn giản hóa như mô hình xe đạp một bánh răng của trẻ em. Điểm trừ của xe fixie là cần nhiều lực đạp hơn khi leo đồi, nhưng bù lại giá rẻ, đáng tin cậy và tạo hưng phấn nhiều hơn cho các tay đua trẻ em và thanh niên so với xe đạp đa bánh răng.

    Đó là lý do các ông chủ Pure Fix đưa ra thiết kế xe fixie cơ bản và "thân thiện với túi tiền"
    . Cậu bạn Zach Schau và người anh Jordan - chuyên gia máy tính - cũng gia nhập để bắt đầu thiết kế mẫu xe trong mơ. Và Stoffers - gia đình có kinh nghiệm xuất nhập khẩu, tìm một nhà sản xuất nước ngoài.

    Lô hàng đầu tiên 165 xe thành công vượt ngoài mong đợi

    Pure Fix Cycles sản xuất lô hàng đầu tiên 165 chiếc giá 325 USD/chiếc bán sạch trong kỳ nghỉ đông, vượt ngoài mong đợi. Các sinh viên này đăng ký tham dự cuộc thi kế hoạch kinh doanh trong trường và giành chiến thắng với 7.000 USD. Số tiền này dùng để đầu tư lô hàng thứ hai, tiêu thụ hết trong vòng 2 tuần.

    Sau khi tốt nghiệp, họ chuyển Pure Fix đến Burbank, California và thuê Andy Abowitz - cựu giám đốc điều hành cấp cao của Priceline.com - làm chủ tịch. Sản phẩm của Pure Fix bán ra trên toàn quốc thông qua hệ thống phân phối của mình, để bảo đảm chi phí mà vẫn giữ được giá xe rẻ cho khách hàng.

    Hệ thống này cũng cho phép Pure Fix cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. "Khác với các hãng xe lớn, nếu khách hàng gặp sự cố, chúng tôi ngay lập tức dùng ôtô đến đổi xe thay thế cho họ trong vòng 40 phút", Schau cho biết.

    Tiêu chí của Pure Fix không chỉ là giá rẻ hay dịch vụ tối ưu mà còn là thời trang. Những chiếc fixie đơn giản có đến 15 màu kết hợp, như khung xám bánh cam hoặc khung xanh bánh trắng. Một số chiếc còn có vành sáng tối.

    Quy mô nhỏ và vận hành siêu gọn chính là lợi thế kinh doanh hàng đầu của Pure Fix. "Vì công ty nhỏ nên có thể đổi mới nhanh hơn. Chúng tôi có thể chuyển đổi quy trình sản xuất và ra mắt sản phẩm mới ngay lập tức", Schau cho biết khi đưa ra dẫn chứng khung xe trẻ em và xe đạp địa hình bánh răng cố định.

    Thế nhưng vũ khí bí mật sau cùng chính là tuổi trẻ. Các ông chủ tuổi 20 biết điều khách hàng trẻ tuổi muốn và đó là cơ duyên đưa họ sớm bước vào thương trường. Schau nói: "Tại Hãng Trek, cần phải vượt qua 100 cửa với vô vàn việc phải làm khác nhau để nhận được cái gật đầu của ai đó cho một ý tưởng mới. Còn chúng tôi, chỉ 5 người - cùng trang lứa, cùng chí hướng”.

    MINH ĐĂNG

    (Theo Entrepreneur)

    http://tuoitre.vn/kinh-te/doanh-nhan...sd.html?page=1

    Mọi người xem kỹ đoạn có đánh dấu màu xanh:

    1. Nhu cầu có thật - "họ không thể nào tìm được một chiếc xe đẹp, đơn giản, nhiều chức năng giá dưới 1.000 USD"
    2. Vấn đề gây khó chịu cần có người cung cấp giải pháp - "giá thành xe đạp quá đắt"
    3. Giải pháp - "thiết kế xe fixie cơ bản và thân thiện với túi tiền"
    4. Cách làm mới để tránh lối mòn - "làm xe đạp tốc độ đơn, bánh răng cố định, không chỉ là giá rẻ hay dịch vụ tối ưu mà còn là thời trang..., cho teen mà :)"
    5. Chọn phân khúc phục vụ - "các tay đua trẻ em và thanh niên"
    6. Lợi thế của quy mô nhỏ - "có thể chuyển đổi quy trình sản xuất và ra mắt sản phẩm mới ngay lập tức" trong khi tại Hãng Trek, cần phải vượt qua 100 cửa với vô vàn việc phải làm khác nhau để nhận được cái gật đầu của ai đó cho một ý tưởng mới"
     
    Sửa lần cuối: 14/5/2013
    meoden2801 thích bài này.
  15. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
    Re: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Tại trang 1 vài bạn thể hiện sự lo lắng về vốn, mình quote một bài đọc tham khảo về vấn đề này:

    Dũng khí để khởi nghiệp

    Hàng năm, có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập. Ngày hôm nay, có nhiều người đang trăn trở với các ý tưởng của mình và ấp ủ ước mơ một ngày nào đó sẽ triển khai được chúng.

    Tuy nhiên, cái "ngày nào đó" quả là khó đoán chính xác và không ít người chấp nhận câu trả lời: "khi nào có đủ điều kiện". Điều kiện ở đây có thể hiểu là đạt một trình độ hoặc kinh nghiệm nào đó, tập hợp được một số người cùng chí hướng, môi trường kinh doanh hoặc luật pháp thông thoáng hơn...

    Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là... có một khoản tiền tương đối. Ở đây chỉ xin bàn một chút về vấn đề "tiền ở đâu ra" để thành lập doanh nghiệp và vai trò của nó trong bước khởi sự.

    • Có một nghịch lý mà lại không nghịch lý là phần lớn các cự phú trên đời bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng chứ không phải có tiền ngay khi khởi sự.
    • Các trường đại học và giáo trình trên toàn cầu thường chỉ dạy cách làm ông chủ, tức là phải điều hành kinh doanh như thế nào. Tiếc rằng họ không và không thể dạy bạn khi còn là một người bình thường thì phải làm sao để trở thành ông chủ.
    • Nếu bạn có trình độ cao, làm cho một công ty lớn, lương thừa sống và dùng tiền tích lũy được để thành lập một công ty, trong khi vẫn muốn giữ chỗ làm cũ, thì chắc chắn rằng công ty ấy sẽ chẳng đi tới đâu. Thực tế không có công ty nào thành công và trụ vững được theo kiểu này.
    • Đột ngột có một món lớn (do trúng số chẳng hạn) ra mở công ty để thỏa chí cũng là một con đường khác dễ dẫn đến thất bại.
    • Tiếp quản một gia sản (tiền hoặc cơ sở kinh doanh) mà mình chưa từng lăn lộn cùng nó cũng dễ khiến ta sa lầy và tuột dốc.
    • Huy động vốn bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp cũng đưa rất nhiều người tới thảm bại. Bắt đầu nhỏ để lớn dần lên không thể áp dụng cho mọi ngành hàng và khó trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt.

    Vậy phải làm sao khi chưa có cơ sở tài chính vững chắc cho việc thành lập doanh nghiệp? Nếu bạn từng được đào tạo bài bản, trong đầu sẽ rất dễ nảy sinh những câu hỏi kiểu thế này: Theo tính toán thì cần xxx triệu đồng thì mới có thể khởi sự được, vậy thì :

    - Kiên trì tiết kiệm tiền và chờ đợi ư? Đến khi nào thì đủ? Tới lúc đó có còn cơ hội cho mình không?

    - Đi vay ư? Ai cho vay khi ta còn là lính mới? Ý tưởng cần nhiều tiền mới làm được thì làm sao vay đủ?

    - Vận may? Ai biết khi nào nó tới?

    - Bán tài sản (nếu có) đi ư? Cuộc sống hiện tại còn chưa ổn mà gây thêm rắc rối thì có nên không? Lo kinh doanh đã mệt giờ lại lo thêm cuộc sống nữa thì có chịu nổi không?

    - Đem ý tưởng đi liên kết với người có tiền? Cũng khó, và liệu rồi có bị họ thôn tính không?

    Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến những người có gan thì mới có thể làm giàu. Người có gan có thể có hoặc không có đủ những câu trả lời cho các câu hỏi trên nhưng chắc là chúng (những câu hỏi về tiền) đã không đủ mạnh để ngăn họ hành động.

    Một trực giác bén nhạy sẽ dẫn dắt người ta trong những bước đầu tiên nhiều hơn rất nhiều những kiến thức chuyên môn sách vở hoặc số tiền mà họ đang có trong tay. Trực giác này đương nhiên không phải là tất cả và cũng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được kết hợp với một phẩm chất rất quan trọng - lòng dũng cảm.

    Cái này đôi khi biểu hiện ra ngoài như một thứ "máu liều", điều này cũng khiến nhiều người nhận lầm nguyên nhân thành công của nhiều doanh nhân: "Ấy là do hắn có máu liều và may mắn gặp thời".

    Theo tôi, nếu chúng ta chỉ muốn hoặc có khát vọng chứ không phải bị bức trở thành ông chủ thì có lẽ phải chấp nhận một quan điểm: "Thất bại là điều bình thường và cần chuẩn bị đón nhận" vì thực ra, những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng đã không dưới một lần đứng trước bờ vực phá sản.

    Bạn có thể tạo vốn cho mình bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên một niềm tin rằng thử thách về tiền là do chính mình (chứ không phải hoàn cảnh khách quan) tạo ra và chúng được tạo ra với mục đích là để vượt qua.

    Điều này hiển nhiên đúng: bạn muốn làm ông chủ - một việc khó hơn việc bạn đang làm - một việc dễ thất bại hơn những việc bạn từng thành công.

    Không có công thức nào về số lượng vốn cần có cho việc khởi sự doanh nghiệp, cũng như cách để có số vốn đó mà chỉ có dũng khí mới giúp bạn thành công trong bước đầu thâm nhập thương trường mà thôi. Tôi tin rằng đa số các nhà doanh nghiệp từng trải đồng ý về điểm này.

    Theo Doanh Nhân
     
    Sửa lần cuối: 14/5/2013
    tibas.online thích bài này.
  16. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Re: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Buôn cúc trên mạng, kiếm trăm triệu/tháng

    Mới chỉ khai trương vào 6/2012 nhưng Lots of Buttons - trang web bán cúc trụ sở tại Hong Kong - đã đạt doanh thu đáng ngưỡng mộ, 15.000 USD/tháng.

    Những chiếc cúc nhỏ bé thực sự đã đem lại nguồn thu lớn chỉ sau 1 năm hoạt động của Lots of Buttons. Được thành lập bởi Ken Lee - một người Hong Kong sinh ra và lớn lên tại Mỹ - trang web này hiện có hơn 15.000 loại cúc đều do Trung Quốc sản xuất.

    Ken Lee quyết định khởi nghiệp kinh doanh cúc sau khi nhận thấy buôn bán cúc sang Mỹ có thể nhanh chóng đem lại lợi nhuận cao, khoảng 70% mỗi năm - cao hơn hẳn so với việc thành lập một công ty kinh doanh thời trang.

    [​IMG]
    Ảnh chụp màn hình trang web Lots of Buttons

    Trong thời gian đầu, Lots of Buttons giới thiệu 9 loại cúc đều được làm thủ công từ gỗ, kim loại và vỏ sò. Khách hàng có thể tìm kiếm loại cúc muốn mua dựa trên các tiêu chí như kích cỡ, hình dáng và màu sắc. Một túi cúc gồm 6 chiếc có giá 5 USD (hơn 104 nghìn đồng).

    Hong Kong được nhiều người biết tới bởi con phố chuyên bán cúc thuộc địa phận quận Thâm Thủy Bộ. Ở đây có vô số tiệm bán cúc - loại cúc được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Quảng Đông. Nhưng Lee chỉ chọn những thiết kế độc đáo nhất cho gian hàng trên mạng của mình. Anh muốn đem lại sự hài lòng cho đối tượng chính của mình - những người yêu các vật dụng thủ công (handmade).

    [​IMG]
    Một số mẫu cúc trên trang Lots of Buttons

    Chỉ sau 1 năm đã trở thành trang web bán cúc lớn nhất thế giới nhưng Lots of Buttons không hề tiến hành những chiến dịch quảng bá lớn. Họ chủ yếu quảng cáo trên Google và sử dụng triệt để các trang mạng xã hội nhằm lôi kéo hơn 500 blogger đam mê handmade ghé thăm trang web của họ.

    Trung bình một ngày, Lots of Buttons nhận 20 đơn đặt hàng, giá trị mỗi đơn hàng khoảng 25 USD (hơn 523 nghìn đồng). Như vậy, doanh thu mỗi tháng của họ là 15.000 USD (gần 313 triệu đồng).

    Ken Lee cho biết, hơn 80% đơn hàng đến từ Mỹ. Đa phần trong số đó là các nhà máy dệt may quy mô nhỏ, các tiệm bán đồ handmade. Vì không mua cúc với số lượng lớn nên họ rất khó để thiết lập những hợp đồng mua bán lâu dài với các nhà máy sản xuất cúc tại Trung Quốc. Đây chính là nơi Lots of Buttons đặt chân vào và ngày càng làm ăn phát đạt. Mới đây, công ty Polo Ralph Lauren của nhà thiết kế thời trang lừng danh Ralph Lauren cũng đã trở thành khách hàng của Lots of Buttons khi đặt hàng rất nhiều cúc cho bộ sưu tập sắp trình làng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Theo VTC

    Đọc xong có thể rút ra 2 kết luận:
    1. Những người sản xuất, bán cúc nhắm đến việc bán đại trà các loại cúc cho các loại khách hàng, trong khi Ken Lee chỉ tuyển chọn hàng độc để bán cho dân chơi đồ handmade
    2. Ken Lee giải quyết một vướng mắc quan trọng về vấn đề phân phối, đó là dù có nhiều người làm handmade, nhưng nhu cầu của họ cho mỗi loại cúc lại nhỏ, họ không thể tự liên hệ mua bán theo cách thông thường, chưa kể rào cản ngôn ngữ - địa lý. Và Ken Lee đóng vai trò problem-solver, mình đoán là khách hàng vừa mua vừa cảm ơn rối rít nữa là khác
     
    Mẹ Bắp Bun thích bài này.
  17. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
    Bài này hay nè mọi người, làm thử xem sao, ra được nhiều thông tin về bản thân lắm^^

    3 bước khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân

    (Dân trí) - Một trong những phần khó khăn nhất trong việc quyết định theo đuổi sự nghiệp nào là tìm ra việc mình làm tốt thay vì chỉ tập trung vào những gì mình đang làm ở công việc thiếu hạnh phúc hiện tại.

    [​IMG]

    Chắc hẳn đã có lúc bạn nghi ngờ về khả năng của bản thân, không biết mình làm tốt việc gì và muốn làm gì.

    Điều đó được thể hiện qua những suy nghĩ:

    - “Mình không thích công việc hiện tại nhưng mình có thể làm việc gì tốt hơn được chứ?”

    - “Mình muốn thay đổi công việc nhưng làm thế nào để tìm ra những kỹ năng mình thực sự xuất sắc?”

    - “Phải có công việc nào đó phù hợp hơn với mình nhưng đó là việc gì đây?”

    Một trong những phần khó khăn nhất trong việc quyết định theo đuổi sự nghiệp nào là tìm ra việc mình làm tốt thay vì chỉ tập trung vào những gì mình đang làm ở công việc thiếu hạnh phúc hiện tại.

    Nhưng đừng lo lắng: bạn xuất sắc hơn mình tưởng. Thực ra, bạn có nhiều tài năng và kỹ năng tiềm ẩn liên quan tới công việc. Để khám phá chúng, hãy thực hiện 3 bước sau:

    Xác định những điều bạn thích ở công việc hiện tại

    Hãy lấy CV mới nhất của bạn và xem xét cẩn thận tất cả những công việc và trách nhiệm bạn từng đảm nhận. Nếu chỉ vừa bắt đầu đi làm, hãy nghĩ về trường học, công việc tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia.

    Sau đó, khoanh tròn những điều bạn thích làm nhất trong mỗi công việc. Một khi đã hoàn thành, hãy nghĩ về nhiệm vụ công việc không có trong CV của mình mà bạn yêu thích và muốn làm, như hướng dẫn nhân viên mới, dẫn dắt buổi định huống nhân viên, chọn mua hoa cho văn phòng… hãy ghi chúng ra.

    Tất cả những hoạt động và nhiệm vụ bạn thích đáng để cân nhắc bởi chúng gắn với một trong những điểm mạnh nhất của bạn. Tổ chức một buổi sinh nhật cho đồng nghiệp có thể liên quan tới kỹ năng tổ chức sự kiện; dẫn dắt một buổi định hướng cho nhân viên mới có thể chứng tỏ bạn có tài năng trong việc đào tạo và giao tiếp.

    Hãy dành thời gian nghĩ về những điều bạn thích và khao khát thực hiện - đó là bước đầu tiên để xác định vị trí tiếp theo của sự nghiệp của bạn.

    Xác định những hoạt động “ngốn” thời gian của bạn nhất

    Sở thích, hoạt động, nhiệm vụ nào đang thu hút sự tập trung toàn diện của bạn – những việc khiến bạn nghĩ rằng mình mới chỉ bắt đầu nhưng thực ra 3 tiếng đã trôi qua?

    Đây có thể là những khía cạnh trong công việc hiện tại (nghĩ tên cho sản phẩm sắp ra mắt, làm việc với nhóm thiết kế đồ họa cho quảng cáo sắp tới…) hoặc chúng có thể là một phần trong cuộc sống riêng của bạn (ở bên con cái, viết blog, hay giúp bạn bè lên kế hoạch kinh doanh…)

    Hãy bắt đầu chú ý tới những lúc thời gian trôi qua và hỏi bản thân: “Mình yêu thích gì ở hoạt động đó? Tại sao mình lại gắn bó với nó?” Dù hoạt động đó gắn liền với công việc hay cuộc sống riêng, nó có thể dẫn tới một kỹ năng chuyển đổi liên quan tới công việc hay thậm chí là sự nghiệp tiếp theo của bạn trong tương lai.

    Xác định điểm mạnh của bản thân

    Cuối cùng, hãy dành thời gian để đánh giá bản, tự hào liệt kê những điều thông thường bạn sẽ không nói về bản thân.

    Sau đó, nếu bạn cảm thấy đủ dũng cảm, hãy gửi email cho 3 người bạn tin tưởng nhất trong cuộc sống và hỏi họ điều họ thấy ấn tượng nhất về bạn. Hãy nói bạn đang đánh giá bản thân và cần ý kiến đóng góp của họ. Bạn có thể ngạc nhiên và thú vị với những điều nghe được.

    Tiếp đó, hãy nhìn vào những thông tin bạn nhận được. Bạn có thể thấy nền tảng hay xu hướng gì? Bạn biết mình giỏi điều gì?

    Có thể bạn nhận ra mình là người tỉ tỉ, gọn gàng, có khả năng khiến người khác cảm thấy thoải mái và luôn duy trì động lực làm việc tốt, điều đó có nghĩa là bạn có khả năng làm tốt vị trí lãnh đạo. Hay bạn yêu công nghệ, đọc hiểu tốt và có sự hài hước, hãy thử công việc viết blog, viết báo.

    Đừng ngại hay cảm thấy áp lực khám phá khả năng của bản thân. Nó là bước đầu tiên để bạn có thể chạy bền trong sự nghiệp dài. Sau khi thực hiện 3 bước trên, hãy hít thở sâu. Giờ đây, bạn có bản đồ kỹ năng của mình và bắt đầu suy nghĩ về những gì sẽ làm với chúng.

    Vũ Vũ

    Theo DailyMuse

    http://dantri.com.vn/nghe-nghiep/3-buoc-kham-pha-kha-nang-tiem-an-cua-ban-than-738261.htm
     
    tibas.online thích bài này.
  18. Mẹ Bắp Bun

    Mẹ Bắp Bun Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/5/2013
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Re: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tường khởi nghiệp (startup)

    Mình rất thích bài àny của bạn, là 1 ý tưởng kinh doanh tuyệt vời từ 1 thứ rất nhỏ và đơn giản, gần gũi.
     
  19. uhohwtf

    uhohwtf Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2011
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    428
    Điểm thành tích:
    103
  20. yuumedress

    yuumedress

    Tham gia:
    16/2/2012
    Bài viết:
    10,029
    Đã được thích:
    1,848
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Hướng dẫn tự tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp (startup)

    chẹp... mỗi năm tớ lại có một ý tưởng mới và ý tưởng thay đổi theo thời gian... hic. chẳng ý tưởng nào bền cả.
     

Chia sẻ trang này