ISO 27001 là gì? Tiêu chuẩn ISO 27001 hay ISO/IEC 27001 là một bộ tiêu chuẩn cung cấp những yêu cầu để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn, sẵn có của dữ liệu thông qua việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thông tin đạt chuẩn Quốc tế. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết hơn về Tiêu chuẩn ISO 27001. ISO 27001 LÀ GÌ ? ISO 27001 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống an toàn thông tin do tổ chức ISO ban hành. Tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự bảo mật liên tục và tính toàn vẹn, khả năng sẵn sàng của thông tin, tuân thủ các quy định mà pháp luật đưa ra. Giấy chứng nhận ISO 27001 hay chứng chỉ ISO 27001 được cấp cho tổ chức khi tổ chức, doanh nghiệp đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 27001 và hệ thống của họ hoạt động hiệu quả. Chứng nhận ISO 27001 là hoạt động đánh giá chứng nhận ISO 27001 được thực hiện do tổ chức chứng nhận ISO 27001 có thẩm quyền thực hiện. nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý an toàn thông tin của doanh nghiệp. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ISO/IEC 27001:2022 Để có thể áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022 một cách hiệu quả nhất thì tổ chức của bạn cần tiến hành một số các điều kiện như sau: Về lãnh đạo của tổ chức: Từ việc cam kết của ban lãnh đạo của doanh nghiệp là cực kì quan trọng trong việc thực hiện xây dựng áp dụng thành công hệ thống Quản lý An toàn Thông tin ISO 27001. Về yếu tố con người: Về yếu tố con người bạn cần huy động cũng như khuyến khích được sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong công ty nhằm giữ vai trò quyết định việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 27001. Yếu tố công nghệ: Để áp dụng được ISO 27001 thì yếu tố công nghệ là điều khá quan trọng. Hiện nay các trang thiết bị, máy móc hiện đại đã tạo được điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp ĐỐI TƯỢNG CỦA ISO 27001:2022 Phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn ISO 27001 về của Hệ thống quản lý An toàn thông tin (Information Security Management System – ISMS) là ISO 27001:2022 (được ban hành vào ngày 25/10/2022). Về bản chất, tiêu chuẩn Quốc tế ISO 27001 mang tính tự nguyện. Không có bất cứ điều khoản nào trong tiêu chuẩn bắt buộc các tổ chức phải áp dụng hay xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số đối tượng bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn này. Ví dụ, một số doanh nghiệp có thể phải tiến hành chứng nhận ISO 27001:2022 do yêu cầu từ phía Khách hàng / Đối tác. CHỨNG HẬN ISO 27001 MANG ĐẾN NHỮNG GÌ CHO DOANH NGHIỆP Khi áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 27001 và được chứng nhận ISO 27001 tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể đạt được nhiều lợi ích, cụ thể như: Có thể đáp ứng được các yêu cầu của pháp lý của nhà nước. Với những yêu cầu này có thể được giải quyết nếu như các doanh nghiệp tiến hành thực hiện tốt ISO 27001. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu về pháp lý, đảm bảo tổ chức hoạt động tốt hơn. Bạn có thể nâng cao được tối đa sự cạnh tranh. Các công ty của bạn có thể nhận được loại giấy chứng chỉ này sẽ có được khá nhiều cơ hội hơn trong hoạt động kinh doanh. Bạn có thể giảm thiểu được chi phí cho các doanh nghiệp. an ninh xảy ra vậy nên công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho các vấn đề như xử lý sự cố, rủi ro… Doanh nghiệp phát triển hơn: Với hệ thống thông tin bảo mật cao, doanh nghiệp được nhiều khách hàng, đối tác tin tưởng, từ đó nâng cao doanh thu, lợi nhuận và doanh nghiệp phát triển tốt hơn. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 27001 Có thể thấy được quy trình triển khai và đạt được giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001 có thể được thể hiện qua các quy trình như sau: Bước 1: Đăng ký chứng nhận với tổ chức Tổ chức của bạn cần tìm các đơn vị có đầy đủ nguồn năng lượng nhằm đăng kí giấy chứng nhận. Lúc này doanh nghiệp sẽ cung cấp một số thông tin như: Quy mô nhân sự, lĩnh vực sản xuất, phạm vi sản xuất, quy trình hiện tại…. Bước 2: Ký hợp đồng và đánh giá sơ bộ Tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ doanh nghiệp sau đó lên danh sách xây dựng các hạng mục cần làm trước khi đánh giá chứng nhận. Doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận cũng sẽ ký hợp đồng để đảm bảo các cam kết, thỏa thuận. Bước 3: Đánh giá Giai đoạn 1: Tổ chức xem xét các thủ tục, hồ sơ cũng như tài liệu của doanh nghiệp và đến địa điểm công ty để đánh giá. Giai đoạn này chủ yếu đánh giá sự sẵn sàng, tập trung vào những phần chính của hệ thống. Bước 4: Kiểm tra, thẩm xét Nếu trong quá trình đánh giá có những vấn đề không phù hợp thì doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn khắc phục, thời gian là 90 ngày. Bước 5: Cấp chứng nhận Nếu đánh giá thành công, doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 27001 với hiệu lực 3 năm. Bước 6: Giám sát thường niên Doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 27001, hàng năm sẽ có đánh giá định kỳ của tổ chức chứng nhận. Liên hệ KNA CERT để tìm hiểu dịch vụ cấp chứng chỉ ISO 27001 Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế - Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, KNA tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận ISO 27001. KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý an ninh thông tin có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn. Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification Hotline: 0968.038.122 Email: salesmanager@knacert.com