Khám Phá Nét Văn Hóa Độc Đáo Nhật Bản: Cúi Đầu Chào

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi songtruc, 9/3/2016.

  1. songtruc

    songtruc Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/1/2016
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu như người dân các nước phương Tây, tay bắt mặt mừng khi gặp nhau là nét văn hóa lịch sự khi giao tiếp, phản xạ tự nhiên của người Nhật Bản khi gặp ai cũng thường cúi chào (hành động này tiếng Nhật gọi là Ojigi)

    Ở đất nước mặt trời mọc này, nghi thức nghiêng mình cùi chào rất quan trọng vì nó thể hiện cả một nền văn hóa văn minh: Cúi mình không có nghĩa là hạ mình, cúi mình để thể hiện sự tôn trọng và khiêm nhường với người đối diện.​
    [​IMG]
    Nền văn hóa Nhật Bản qua sự cúi đầu. Lý do nào giải thích cho hành động này? Đó là vì người Nhật muốn chào hỏi, giới thiệu bản thân, thể hiện sự nhờ vả, mời mọc, biết ơn…

    Tư thế cúi chào Ojigi phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người được chào và phụ thuộc vào giới tính là nam hay nữ.

    Tư thế hành lễ đẹp nhất là đứng chụm hai chân lại, đổ người về trước ở phần eo làm sao cho lưng và chân vẫn giữ thẳng, không được để cong. ​
    [​IMG]
    Mức độ cúi đầu khác nhau và thời gian cúi đầu cũng khác nhau vì người Nhật rất coi trọng quan hệ giao tiếp và địa vị xã hội.

    + Đối với những người bạn thân thiết thì ta có thể gật đầu nhẹ nhàng, hạ thấp bả vai xuống về phía trước khoảng 5 độ đến 10 độ.

    + Đối với người cao tuổi ta cần cúi đầu thấp hơn chút và lâu hơn một chút nữa.

    + Đối với những người có địa vị xã hội cao hoặc cấp trên: cúi đầu khoảng 20-30 độ, giữ nguyên trong 2-3 giây.

    + Trong các đền thờ, chùa, Quốc kì và những vị lãnh đạo đất nước: cúi người khoảng 45 độ về phía trước, cúi xuống từ từ và rất thấp.

    - Đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn rồi mới từ từ cúi xuống.

    - Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi chào.

    Ở Nhật, không chỉ là cấp dưới mới cúi chào cấp trên, với các lãnh đạo Nhật khi để xảy ra sai sót hay sự cố không hay họ vẫn hành động cúi đầu nhận lỗi trước nhân viên của mình.

    Đặc biệt, trong giao tiếp cuộc sống hay làm ăn ở lần gặp đầu tiên bạn nên tỏ ra tự nhiên và vui vẻ khi cúi đầu chào. Nếu như bạn mới sang Nhật, phân vân không biết cúi đầu như thế nào cho đúng theo văn hóa cúi đầu Nhật Bản thì lời khuyên là bạn nên cúi đầu 30 độ.
    [​IMG]
    Trong xã hội hiện đại ngày nay, nghi thức cúi đầucũng được tiết giảm nhiều để phù hợp với hoàn cảnh nên người Nhật có thể dễ dàng thấu hiểu và thông cảm cho bạn.

    Khi đã thân thiết, việc hành lễ này cũng được đơn giản hơn, đôi khi chỉ là một cử chỉ gật đầu nhẹ, hay một cái vẫy tay hoặc một lời chào xã giao (trừ trường hợp phải cúi vì xin lỗi thì thật nghiêm trang theo nghi thức) để thể hiện thành ý của mình.

    Ngay bản thân người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này có phức tạp nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay vì cúi chào đã trở thành một phần nghi thức truyền thống tốt đẹp trong nét văn hóa của đất nước này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi songtruc
    Đang tải...


Chia sẻ trang này