Khi con lên 1

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi GirlThich, 23/8/2009.

  1. GirlThich

    GirlThich lilosa.com

    Tham gia:
    20/5/2009
    Bài viết:
    1,380
    Đã được thích:
    264
    Điểm thành tích:
    123
    Lên một tuổi, đứa con yêu dấu của bạn bắt đầu trở thành một kẻ quan sát say sưa. Tất cả thói quen của bé đều thay đổi một cách sâu sắc: cách phản ứng, lối cư xử, những tình cảm riêng của bé với người thân và mọi người xung quanh. Khi bé còn rất nhỏ, bạn có thể đặt bé ở đâu tùy thích và tự lựa chọn đồ chơi cho bé.[​IMG]

    Lên một tuổi, đứa con yêu dấu của bạn bắt đầu trở thành một kẻ quan sát say sưa

    Lên một tuổi, đứa con yêu dấu của bạn bắt đầu trở thành một kẻ quan sát say sưa
    Bé biết ơn và đón nhận tất cả những gì bạn cho bé. Nhưng khi bước qua cái ngưỡng 1 tuổi, bé trở nên phức tạp hơn nhiều. Hình như bé bắt đầu ý thức rằng bé sinh ra không phải để đối xử suốt đời như một con búp bê, mà để trở thành một con người với suy nghĩ và ý muốn riêng.

    Bé mải mê khám phá

    Bé sẽ để mắt vào mọi thứ, ham mê lục lọi, chăm chú nhìn sách báo hay tivi, trèo lên bất cứ cái gì, nhét thứ nọ vào thứ kia…

    Cái gì bé cũng mó tay vào và điều đó dễ làm bé phát khùng lên nếu không hiểu được tầm quan trọng của thời kỳ này.Một đứa bé phải nhận biết được những hình thức, tính cơ động hay bất động của bất cứ thứ gì nằm trong thế giới quan của nó và phải thử thách năng lực trong mọi lĩnh vực trước khi có thể chuyển qua giai đoạn phát triển tiếp theo, hệt như nó phải trải qua đủ các bậc học phổ thông để bước chân vào đại học. Việc cái gì cũng muốn mó tay vào chỉ chứng tỏ rằng bé có trí tuệ bình thường và lanh lợi.

    Giấc ngủ trưa của bé thay đổi

    Lớn lên, phần lớn các bé bắt đầu thay đổi giờ ngủ trưa. Một số có thói quen ngủ lúc 9 giờ bây giờ không chịu ngủ sáng nữa, còn những bé khác ngủ càng ngày càng muộn. Và giấc ngủ trưa muộn màng đó đẩy lùi giấc ngủ sau lại. Nên bạn đừng ngạc nhiên khi thấy bé từ 2 tuần nay không ngủ sáng nữa, rồi lại đòi đi ngủ vào lúc 9 giờ. Hãy vui lòng chấp nhận những sự bất tiện nho nhỏ đó và tự nhủ chúng sẽ kéo dài không lâu.
    Những bé không ngủ vào 9 giờ thường buồn ngủ vào trước bữa trưa. Nếu bé ngồi ngoan ngoãn và muốn nằm thì cứ đặt bé lên giường vào lúc 9 giờ. Nhưng nếu bé không buồn ngủ thì bạn phải tìm cách khác rồi. Nếu bé cần ngủ trưa sớm, hãy cho bé ăn trưa vài ngày vào 11 giờ hoặc 11 giờ rưỡi. Bé sẽ ngủ lâu sau bữa ăn đó. Nhưng nếu bé chỉ ngủ một giấc vào buổi sáng hoặc trưa thì bé sẽ thấy mệt mõi vào trước bữa ăn tối. Hãy cho bé ăn tối và ngủ sớm hơn trong một thời gian. Đừng tưởng rằng đứa trẻ nào cũng bỏ thói quen ngủ sáng vào một lứa tuổi nhất định. Một số bé không muốn ngủ sáng vào lúc 9 tháng, nhưng một số khác lại cần ngủ sáng tới tận năm 2 tuổi.

    Bé thay đổi thói quen ăn uống
    Phải tập cho bé ăn một mình từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, vì vào lứa tuổi này bé thích làm điều đó. nếu bạn ngăn cản rồi lại bắt bé ăn một mình khi bé 20 tháng thì sao? Chắc chắn bé sẽ từ chối vì bé tưởng được mẹ cho ăn là điều tất nhiên. Bé đã trải qua giai đoạn thích khám phá mất rồi.

    Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ rằng tất cả trẻ em đều tự xúc ăn vào một lứa tuổi nhất định. Đừng quá lo lắng nếu thấy bé chậm chạp ở vấn đề này. Đừng bao giờ bắt bé ăn một mình nếu bé chưa muốn làm và bạn thật sự thấy chưa cần thiết.


    Lên một, bé bắt đầu nhìn nhận thức ăn của mình khác đi. Vì bé ít đói hơn và thích kén chọn hơn. Có những thứ bé sẽ ăn nhiều hơn thứ khác. Sự thay đổi đó hoàn toàn bình thường. Nếu bé cứ ăn và lớn theo nhịp độ của những tuần đầu, chắc chắn bé sẽ bị thừa cân. Bé sẽ chọn những thứ mình thích và để lại những thứ không thích. Khác hẳn hồi 8 tháng, bé không cần quan tâm xem bạn cho bé ăn cái gì. Giờ đây, bé đã phán đoán cụ thể về những thứ mà trước đó bé đã từng ăn. Khi răng bé mọc, nhất là răng hàm, bé thường ăn mất ngon. Bé chỉ ăn một nửa, thậm chí bỏ hẳn bữa. Nhân tố quan trọng nhất là sự ngon miệng. Tự nó thay đổi từng ngày, từng tuần. Nhiều thí nghiệm cho thấy, có thể tin tưởng vào sự ngon miệng của bé lên một, nếu đó không phải là đứa bé hư. Bé sẽ tự chọn cho mình một chế độ ăn cân bằng sau khi đã ăn liên tiếp những bữa có đủ thức ăn mà bé thích. Không nên lo lắng khi bé không thích thứ rau này hay thứ rau khác.
    Chúng ta đã quá quen với lời của các nhà khoa học, rằng cơ thể cần thứ nọ bao nhiêu, thứ kia bao nhiêu. Nhưng, thế giới đã tồn tại hàng triệu năm rồi mà không cần biết đến khoa học ăn uống. Mọi sinh vật sống đều biết chúng cần ăn gì. Nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một đứa bé cũng có sự hiểu biết nào đó theo tự nhiên và bản năng về những thứ nó cần ăn. Nhưng bé cần sự giúp đỡ của mẹ. mẹ bé phải biết rõ giá trị dinh dưỡng của rau, sữa, trứng… để nhận ra mình phải cho bé ăn gì để thỏa mãn nhu cầu của bé. Hãy cho bé ăn theo một chế độ cân bằng và có thể để bé ăn một món bé thích nhiều hơn bình thường. Yên tâm, sở thích của bé sẽ thay đổi từ tháng này sang tháng khác.

    Hãy để bé tự xúc ăn thật sớm!

    Tuổi của bé ăn một mình phụ thuộc phần lớn vào thái độ của bố mẹ. Có những bé dùng thìa thành thạo từ trước một tuổi. Phần lớn trẻ em lên một đều thích tự cầm thìa. Nếu để chúng tự làm lấy, hầu hết sẽ thành thạo vào lúc 15 tháng. Khi bé muốn, hãy để bé cầm thìa và bạn lấy thêm một chiếc khác. Bé sẽ sớm nhận ra rằng không phải cứ có thìa trong tay là tự mình lấy ăn được. Phải mất nhiều tuần trẻ mới tự xúc ăn được và thêm nhiều tuần thì mới đưa được thức ăn vào miệng mà không lật thìa. Nhưng để bé ăn một mình bằng thìa chưa đủ. Bạn phải tạo cho bé hứng thú với việc này. Ban đầu bé thích làm, nhưng khi thấy việc đó quá khó, bé sẽ không cố gắng nữa nếu bạn không giúp bé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi GirlThich
    Đang tải...


Chia sẻ trang này