Chị Hương đưa khách về nhà chơi, vừa bước vào nhà, chị thấy đồ chơi đủ các loại đang nằm lăn lóc khắp phòng khách, ngay cả bàn ghế thì mỗi cái một hướng. Thấy "quê" với khách, chị mắng: - Con chơi kiểu gì mà bừa bãi như vậy hả? - Con chơi hồi nào - cậu con cãi lại. - À, giỏi cãi. Không con thì đứa nào? - Mấy đứa bạn ở xóm. - Thằng này dám cãi mẹ, chẳng nể mặt chút nào. Không dằn được nữa, chị Hương la lớn. - Vậy hai bữa trước, sao mẹ không nể mặt con cứ chửi con trước bạn bè - cậu con 11 tuổi "phản kích". - Đồ con hư, tao đập bể mặt mày bây giờ. Rồi chợt nhớ tới khách đang có mặt, chị xuống giọng: Thôi đi xuống nhà dưới, chiều tao hỏi tội tiếp. Để chữa thẹn, chị vừa cười vừa nói: "Không hiểu sao thằng bé bữa nay hư như vậy chứ mọi ngày đâu có thế. Mấy chị thông cảm cho". Đúng là hai ngày trước trong lúc bạn Trung đến chơi, tìm không thấy cái bấm móng tay, chị la ầm ĩ và nghi ngay mấy đứa trẻ "táy máy tay chân" nên chửi con ngu dại không biết giữ đồ đạc. Như muốn chứng minh bạn "trong sạch", Trung tìm kỹ từng chỗ và tìm được liền đem đưa cho mẹ và nói một hồi: "Mẹ thấy chưa, thật oan cho bạn con". Rõ là lỗi ở chị, chẳng những không xin lỗi chị lại mắng át: "Lần này không, còn lần tới thì chưa biết". Sau câu nói của chị, mẹ con giận nhau bởi mẹ nói con bênh bạn hơn mẹ, con thì bảo mẹ làm sai mà không xin lỗi. Chồng chị đi công tác vài ngày, trong nhà chỉ có hai mẹ con. Biết bố không có ở nhà, Trung như được tự do vui chơi thoả thích theo ý mình, mặc cho mẹ tìm kiếm khắp xóm. Tối thứ bảy không phải chuẩn bị bài vở đến trường, Trung cứ ngồi "ôm" cái tivi. Thấy đêm đã khuya chị giục con: "Thôi không xem nữa, đi ngủ ngay". Thế nhưng thằng bé vẫn cứ dán mắt vào tivi bất chấp lời nói của mẹ. Giận quá chị quát: "Mẹ nói đi ngủ sao không nghe hả". "Mẹ nói ai" - Trung cãi lại. "Nói con chứ còn ai vào đây". "Nhưng bố bảo nói gì phải có chủ ngữ, vị ngữ chứ".Chị nạt: "Đừng có đem bố ra mà hù mẹ. Mẹ la như vậy mà con cho là sai à", "Mẹ nói không sai nhưng cách nói thì không đúng", cậu con trả lời. Chị lắc đầu ngao ngán. Chủ nhật rồi, chồng chị về nhà, chị thú nhận: "Con bướng bỉnh, khó dạy quá, em chịu không nổi nữa rồi". Chồng chị bảo: "Mỗi lần con cãi tay đôi với em, anh la thì em can nói nó còn nhỏ biết gì. Anh đã nói đi nói lại chuyện này nhiều lần rồi mà em đâu có sửa đổi gì. Được rồi, bây giờ anh chỉ em bài học đầu tiên về dạy con: trước hết cha mẹ phải là tấm gương...". Quang Vũ
? noi' the thoi chu' co cai chang lam gi` duoc dau co^ ah., ko noi' thi` bao? kinh thuong`-> noi' thi` bao? cai~ -> cai~ thi` duoi? khoi? nha`-> di khoi? nha` thi` di tim`... roi` cuoi cung` lai ve` nha`.. ve` nha` lai chui , no nhu vong tuan hoan` ca thoi...
Re: ? Có nhiều cách để nói lại lắm bạn à . Nói nhỏ nẹ cũng là nói . Nói bằng giọng cộc cằn cũng là nói . Nói để giải thích cũng là nói và nói để làm đau lòng người khác cũng là nói . Quan trọng là nói thế nào để 2 người thông cảm được cho nhau . Chứ con bỏ nhà đi để bố mẹ đi tìm về cũng đâu phải là đúng ? Hay bạn cho rằng đó là điều nên làm để dạy cho bố mẹ một bài học? Bố mẹ không có nghĩa là làm gì cũng đúng nhưng có bao giờ người con đặt câu hỏi cho riêng mình " sao mình không thử tìm hiểu tại sao bố mẹ lại như thế ?" Nếu bố mẹ hiểu được con và con thông cảm được cho bố mẹ thì chắc chẳng bao giờ có 1 bài viết chị Nguyệt copy lại cho mọi người đọc để tự nhắc nhở mình đâu . @ Chi Nguyệt, Nhiều lúc dạy con bé hay ra lệnh cho nó phải ngưng ngay một việc gì đó, bản thân em cũng hay quên dùng chủ ngữ Nhưng em thay đổi được vì chính 1 ngày nó bắt chước em nói y những gì mình nói Con cái chính là cái gương để mình nhìn thấy mình trong đó .
Thực tế thì phần lớn con cái đều cãi cha mẹ cả và bố mẹ có cái lý của bố mẹ, con cái có cái lẽ của con cái nhưng thực ra bố mẹ có mắng mỏ cũng chỉ là mong muốn con mình tốt hơn lên mà thôi . Nhưng con cái thì lại cứ cho là mình bị áp đặt, bị bắt buộc thỏa mãn ý muốn của cha mẹ v.v.v...dẫn đến tình trạng là cả 2 đều bị xì trét . Đúng như mẹ ConBe nói: " Có nhiều cách để nói lại lắm bạn à . Nói nhỏ nẹ cũng là nói . Nói bằng giọng cộc cằn cũng là nói . Nói để giải thích cũng là nói và nói để làm đau lòng người khác cũng là nói . Quan trọng là nói thế nào để 2 người thông cảm được cho nhau . " nhưng lúc bực mình lên thì không phải ai cũng kiềm chề được bản thân mình không nói những lời khó nghe cho nên chỉ mong các bậc con cái hãy thông cảm và thấu hiểu cho các bậc cha mẹ là vì quá sốt ruột và lo lắng cho con trước những sai lầm mà con mắc phải mà đôi lúc cha mẹ có những lời nói nặng nề xúc phạm tới con cái, dù cha mẹ có nặng lời đến mấy cũng là chỉ muốn con mình thấy được sai lầm mà sửa đổi thôi chứ còn trong lòng cha mẹ tình yêu thương dành cho con vẫn là nhất .
? nhiều lúc em nghĩ như thế rồi, nhưng mà những lúc bị máng( ko những mắng mà còn xúc phạm đến lòng tự trọng) khiến cho bạn bè hàng xóm cùng trang lứa nghe thấy thì em ko thể chịu nổi .....
Re: ? Theo như em nói thì tính em cũng ngang bướng , lí sự và cãi lại Ba Mẹ trong lúc họ đang mắng nên mới ra nông nổi như vậy ? Cha Mẹ nào cũng thương lo cho con mọi điều có chăng là đôi lúc nóng quá mà vô tình làm cho con mình xấu hổ với bạn bè mà không biết ,hồi xưa chị cũng lâm vào tình trạng như vậy nên bây giờ cũng hiểu và không để con bị giống mình lúc trước . Em cũng tự vấn lại bản thân mình trước khi trách Ba Mẹ, họ cũng đâu muốn dùng những lời lẻ nặng nề với con,lúc họ đang mắng em không nên tỏ thái độ lúc đó dù mình đúng ,mà phải để vào lúc khác giải thích .Kinh nghiệm bản thân chị nhiều khi chưa biết đầu đuôi đã la oan con mình ,biết vậy mà nhủ lòng không nên có lần sau thay vì phải xin lổi con là mẹ sai .Chuyện này nhiều bật làm cha mẹ hay phạm phải lắm trong khi bắt con phải xin lỗi những chuyện sai quấy của nó .
Ồ, topic này khá hay ma gio em moi đọc được . Hôm nay thì em noi voi tư cách la 1 ng con, đúng là ai chả biết cha mẹ luc nao cũng lo nghĩ nhung điều tốt đẹp nhất cho con cái minh, nhung voi tung lứa tuổi thì phải có cách đối xử khác nhau chứ . Truoc 1 vấn đề gì tại sao bố mẹ ko chịu nghe y kiến và suy nghi của con mà lại hay áp đặt ngay suy nghi cua minh, và có rất nhìu cha mẹ lại hay có thành kiến nua . Bố mẹ lúc nào cũng bắt con cái fai hiểu và ngoan ngoãn làm theo ý mình nhung lại ít khi chịu hiểu tâm tư của con trong khi về logic thi bố mẹ la ng đã trải qua tuổi đó thì fai hiểu hon ai hết chứ, còn con cai chưa trải qua cuộc sống nhiều nên khó tránh khỏi viẹc ko thông cảm cho bố mẹ . Nhung đôi khi cần co nhung vấp ngã mà con cái tự trải qua thì mới khôn lên đựoc chứ cứ đi theo thảm đỏ bố mẹ trải sẵn thì e là chả bao giờ lớn nổi mất và sẽ ko thể thành ng có lập trường được . Túm lại hnay em cũng đang có mâu thuẫn với mẹ , và nói thực em phải cảm ơn DĐ đã giup em bình tĩnh để ko cãi lại mẹ vì em đã hiểu cha mẹ cũng chỉ vì mình , chứ như trước đây em cung hay cãi lại khi ko thể chịu nổi (chắc tại tính em ngang bướng) Hi vọng em có thể giải quyết 1 cách ng lớn hơn và mẹ em cũng đuowcj như các chị .
Khi còn nhỏ, đôi lúc đến nhà bạn mình phải chứng kiến những cách hành xử của bố mẹ dành cho con cái chưa thật đúng... Để những giọt nước mắt của tụi bạn cứ lăn trên vai vì ấm ức, khi bị bố mẹ mắng vô lý... Mình hiểu, ai cũng có lúc sai... Nhưng cái quan trọng là nhận ra mình sai và biết chấp nhận để sửa chữa... Khi đó, mình đã thầm nhủ... sẽ không lặp lại những điều đó từ phía mình với những baby của mình... Từ khi Mi mọt ra đời, mình luôn cố gắng kiềm chế khi thấy sắp cáu giận... đôi lúc mình làm bé đau hay vô tình sai điều gì đó mình đều xin lỗi bé... Dẫu Mi mọt còn rất nhỏ nhưng mình nghĩ bé đã hiểu và cảm nhận được tất cả những gì diễn ra xung quanh... Và cũng để tập cho mình thói quen...Biết nhận SAI trước Con- Dẫu là những lỗi mình cho là nhỏ nhất... Như ngày xưa còn bé, trẻ con bọn mình vẫn muốn Bố mẹ nhận sai... khi lỡ lời, nói oan với bọn trẻ chúng mình... :wink:
Nhiều lúc không kìm chế được lúc con nghịch ngợm cũng phải quát một vài câu. Có hôm mình đang vệ sinh cho con gái (không tắm) nên vẫn mặc áo, có chậu nước chị ta nghịch cái khăn ướt làm nước rớt vào hai cánh tay áo mà trời thì đang lạnh. Mình mới điên lên quát nó mấy câu thế mà con bé hơn 2 tuổi mặt tỉnh bơ nói: - Mẹ nói gì mà to thế? Điếc cả tai con. Ối giời ơi, tý tuổi mà đã biết cãi mẹ rồi. Mình cũng giật mình nghĩ vậy và lại phải xuống giọng nói với nó là: Mẹ không muốn quát to đâu nhưng con không nghe lời gì cả mẹ đã dặn là hôm nay không tắm nên không được vầy nước. Mình cũng giống meMi nhiều lúc mình cũng phải xin lỗi con khi chằng may làm con đau nên bây giờ chẳng may con bé làm mình đau nó cũng biết xin lỗi mẹ đấy. Nhiều lúc tự mình làm đau mình kêu ối ối đau quá con bé cũng chạy ra xin lỗi mới chết chứ. Mình phì cười bảo không phải lỗi của con đâu tự mẹ đấy chứ. Các mẹ ơi đúng là dạy con và cư xử với con thật là khó. Vậy việc nhận sai và xin lỗi con cũng phải học cả đấy.
Sao viec. nhan sai va` xin loi mot dua' tre? doi' voi nguoi` lon o VN minh` kho' khan den' the' nhi? Toi ke cac' ban nghe chuyen nay`de cac ban xem cac' nuoc phuong tay ho ton trong tre em nhu the' nao`: Dua' con gai' cua chi dau toi 6t chau di hoc lop' la'(mau giao' lon') ko hieu vi sao chau gian co ban gai' cung` lop'(co ban Tay) nha` cung` khu tap the tu` hom thu' 3 tuan truoc' , mac du` co ban den xin loi va` nan ni? rat nhiet tinh` nhung no mot 2 ko lam` lanh` va` cung ko nhan loi` toi' du buoi sinh nhan cua co ban kia vao` toi' thu' 7 tuan do'.Va`co ban do' rat' buon` the' la` hom thu' 2 tuan vua` roi` me co ban kia di lam` ve` som' hon moi khi den tan lop' xin loi~ thay cho con gai' va` moi` con gai' chi toi thu' 7 hom qua toi' du le~ sinh nhat dang' le ra da to? chuc' cach day 1 tuan` nhung vi` chuyen 2 dua' gian nhau ma` ba` me co ban phai lui` han 1 tuan` moi' to? chuc', luc do' con gai chi dau toi no' moi' chiu lam` lanh` va` nhan loi` moi`.
Việc nhận SAI và XIn lỗi con là việc đơn giản, có gì là khó khăn đâu... Ở nước nào cũng thế thôi, Việt Nam hay các nước khác thì có gì khác nhau đó là do quan điểm và nhận thức của mỗi người... K.P.Linh đừng nói thế nhé, nghe có vẻ chê Việt Nam quá :wink: Mẹ Mi cũng là người Việt Nam 100% đây này... Vẫn luôn nhận lỗi với con khi sai... Mỗi người dạy con 1 cách, K nên thấy 1 số mà cho là tất cả đều vậy nhé :wink:
Me KPL ko he` co' y' che VN nhung nhin` mot cach' khach' quan la` the'. O? xa~ hoi nao` cung co mat tich' cuc. va` mat. kem'. Me KPL neu mot vi' du ma` hau` nhu cac gia dinh` hay gap phai? hien nay vi' nhu: Cac' ong bo' ba` me rat' hay ki` vong vao` con minh` luon mong muon' con minh` thi dau vao` mot truong` DH nao` do', tham chi' phai? thi vao` truong` ma` bo' me yeu cau` trong khi dua' con ko co' kha? nang hoac ko thich'(tham chi' cac' em be' tu` truong` tieu hoc cung da phai thi dua hoc chi vi` bo' me yeu cau`).Trong khi noi dat' nuoc toi sinh song' ko nhu the', nhung hoc sinh khi hoc het cap' trung hoc neu' ko co' kha? nang vao` DH hoac ko thich' thi` se dc tu chon vao` cac' truong` hoc nghe`vi` the' rat' de~ xin dc viec lam` sau khi hoc xong va` dai da so' la` khi da co' viec nhung thanh nien nay`lai hoc tiep' DH.
Đồng ý với chị K.P_Linh rằng người phương Tây tôn trọng và có những cách chăm sóc con trẻ rất đáng học tập nhưng người Á Đông chúng ta cũng có những điểm hay mà người ta không có đấy chứ. Chúng ta dạy con Nhân, Lễ, Nghĩa, Chí, Tín , dạy con biết chữ Hiếu làm đầu , dạy con hành xử phải dụng chữ Tâm trước nhất. " Nước mắt chảy xuôi " hay " Yêu con yêu trọn cuộc đời " có lẽ chỉ đúng với chúng ta . Ở phương tây - 18 tuổi con đã phải tự lập rồi - cho nên lúc xế bóng các ông các bà cũng trên tinh thần tự lập. Dạy con thế nào , hành xử ra sao là cũng do mỗi người nữa - nền tảng văn hoá không phải là quyết định. Không nên so sánh bít tết với bánh cuốn - chị nhỉ.