Kinh nghiệm: Khi nào nên ngồi thiền?

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi nhanpham081188, 23/9/2014.

  1. nhanpham081188

    nhanpham081188 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/8/2014
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ngồi thiền giúp con người tăng khả năng miễn dịch, giải tỏa tâm trạng, hạ huyết áp và giảm stress. Cái hay là loại “thuốc” này hoàn toàn miễn phí và không gây phản ứng phụ.

    Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, muốn có hiệu quả, chúng ta nên ngồi thiền ít nhất 10 phút mỗi ngày. Bắt đầu ngay khi vừa ngủ dậy. Đừng “để dành” bài tập đến sau khi pha xong cà phê hay sau khi đã bật radio, bạn sẽ không còn muốn quay lại thiền tịnh nữa.

    Học cách bắt đầu

    [​IMG]

    Ngay khi ra khỏi giường, bạn hãy tiến thẳng đến ghế. Đặc điểm cần thiết của ghế là phải cứng, và có thể ngồi thẳng lưng.

    Con người rất khó nghỉ yên thư giãn mà không rơi vào giấc ngủ. Đó là lý do bạn cần ngồi trên mép ghế, xương sống không tựa vào thành (cách xa vài phân).

    Nhắm mắt lại, tập trung chú ý vào âm thanh của nhịp thở (đây là dạng thiền dễ nhất cho người mới luyện tập), để bụng nở ra khi hít vào và hóp lại lúc thở ra.

    Lưu ý hít thở sâu để đưa khí vào đầy lồng ngực và thúc đẩy trạng thái thư giãn. Bất cứ khi nào thấy tâm trí mình đang tha thẩn, đừng nghiêm khắc với bản thân, chỉ cần nhẹ nhàng quay về tập trung vào hơi thở như ban đầu.

    [​IMG]

    Phức tạp hóa bài tập có cần thiết?

    Câu trả lời là không. Mỗi ngày dành ra 10 phút để tập trung lắng nghe nhịp thở là đủ. Có những người cố gắng dậy từ 4 giờ 30 sáng, tập nửa bài Yoga, nửa bài thiền rồi đọc truyện cảm động. Luyện tập vất vả như vậy chính là lý do khiến họ bỏ ngang chừng.Tập thiền, bạn sẽ biết cách làm sao cho cuộc sống vốn rất phức tạp của mình đơn giản hơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nhanpham081188
    Đang tải...


  2. Thiền Dưỡng Sinh

    Thiền Dưỡng Sinh Đẩy lùi bệnh tật nhờ Thiền Dưỡng Sinh

    Tham gia:
    24/12/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Thiền (Dhyanna)
    - Nhắm mắt để tập trung tư tưởng, đặt lưỡi lên vòm miệng trên tại chân răng cửa để nối mạch Nhâm - Đốc. Miệng ngậm tự nhiên, nét mặt vui vẻ, hơi mỉm cười…Hít thở sâu, chậm, nhẹ nhàng bằng mũi. Quá trình Thiền sẽ làm cho vùng vỏ não được nghỉ ngơi và các Luân xa thu được năng lượng.

    - Thu năng lượng theo chiều từ LX6 – LX7 – LX5 – LX4 - LX3 - LX2. Tại mỗi LX thời gian thu từ 1 đến 1,5 phút. Quán tưởng phễu năng lượng hình chóp có đỉnh nhọn đang đi vào LX của mình, đáy hình chóp ở ngoài.

    - Bước tiếp theo tự điều chỉnh bệnh cho mình, thời gian 7 – 10 phút.

    - Quán tưởng toàn thân là một khối sáng, có thể cảm nhận thấy các hiện tượng: ánh sáng dọi vào Luân xa 6, hình ảnh, âm thanh, hương vị…Còn có hiện tượng giống như có những con bọ mản bò quanh mặt, quanh miệng, gây ngứa ngáy khó chịu. Các ngón tay có thể cảm thấy tê buốt, đầu có thể xoay lắc, hai tay xoay lắc hoặc nâng lên … Đó là những hiện tượng bình thường, có thể xảy ra. Hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ, ưu tư phiền muộn một cách tự nhiên và có thể nhẩm “Muôn pháp là một, một đi về đâu” để đơn giản hóa mọi ý nghĩ trong đầu. Để có hiệu quả khi tập chúng ta có thể bật nhạc Thiền theo chương trình đã soạn cho từng cấp học. Thời gian tập không hạn chế, ngày có thể tập nhiều lần, mỗi lần càng lâu càng tốt, sẽ có tác dụng nhiều cho việc điều chỉnh bệnh và phòng bệnh.

    Phá bế
    Trước khi tập và sau lúc tập xong, học viên có thể thực hiện động tác phá bế các huyệt sau để khai thông kinh mạch:

    - Các huyệt ở tay: Hợp Cốc, Trung Chữ, Hậu Khê, Dưỡng Lão, Khúc Trì (Phụ nữ có thai không bấm Hợp Cốc)

    [​IMG]
    Vị trí các huyệt phá bế và điều chỉnh ở tay

    - Các huyệt ở chân: Hãm Cốc, Túc Lâm Khấp, Thúc Cốt, Côn Lôn, Tam Âm Giao, Túc Tam Lý.

    p[​IMG]
     

Chia sẻ trang này