Khác: Khởi Điểm Của Sự Giáo Dục Trong Gia Đình - Thai Giáo

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi catbui01, 29/6/2017.

  1. catbui01

    catbui01 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/6/2017
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Cô giáo (Triệu Lương Ngọc): Giáo dục phải từ đầu nguồn của nó mà nói. Về việc giáo dục cho Mao Sâm, đầu tiên nhận được là từ thai giáo. Việc này phải cảm ơn mẹ của tôi, bà đã dạy cho tôi bằng phương pháp thân giáo và khẩu giáo. Mao Sâm sinh năm 1973, đây là thời kỳ đại cải cách của Trung Quốc, rất nhiều loại sách liên quan đến văn hóa truyền thống của Trung Quốc chúng tôi đều không thấy nữa. May mắn là cha mẹ tôi đều có duyên với giáo dục, cha tôi làm việc ở trường đại học, mẹ tôi sau khi học trường sư phạm xong, tuy bà không ra ngoài xã hội làm việc nhưng ở nhà chuyên tâm giúp chồng dạy dỗ con cái. Lúc đó là một giai đoạn lịch sử nghiêm trọng trong cuộc đại cách mạng văn hóa. Những loại sách về văn hóa truyền thống đều bị xem là “Tứ cựu” nên đã quét sạch loại bỏ mất, cho nên từ “Thai giáo” này tôi thật là lần đầu tiên nghe được từ mẹ tôi. Mẹ tôi đã nói với tôi, bà nói nuôi con dạy con phải bắt đầu từ thai giáo.

    Mẹ tôi cũng nói với tôi là con người mình sinh ra giữa trời đất thường hấp thụ khí trời của đại tự nhiên, từ trường, ảnh hưởng từ nhiều mặt. Ví như nói một năm có 24 tiết khí, đặc biệt là 8 tiết khí lớn là lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông cùng với hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân. Trước một ngày của 8 tiết khí lớn này chính là sự trao đổi giữa các tiết, rất là xao động. Trước một ngày của các tiết này là không thích hợp cho việc chăn gối để mang thai. Ngoài ra là những ngày có giông tố mưa bão thì cũng không thích hợp để có thai. Tại vì e sợ sau này thai nhi sẽ không ổn định hoặc là đứa trẻ sau khi sinh ra có tính tình nóng nảy. Đó là những ảnh hưởng. Mẹ còn nói với tôi rằng: “Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhất định phải thật chú ý mà thâu nhiếp thân tâm. Mắt phải nhìn ngắm những thứ tốt đẹp, tai chỉ nghe những âm thanh trang nghiêm, miệng không được nói những lời khiếm nhã thiếu tế nhị, hành động phải thận trọng vững vàng”. Chính là phải làm được đến người xưa đã nói: “ Phi lễ chớ làm, phi lễ chớ nghe, phi lễ chớ nói, phi lễ chớ xem”. Khi sinh đẻ cũng phải thật thận trọng và vững vàng, phải nhẫn chịu đau đớn. Khi đau đớn không được kêu la lớn tiếng, vì kêu la lớn tiếng sẽ tổn hại đến sức khỏe bản thân, ngoài ra còn làm cho đứa bé trong bụng sợ hãi. Nên phải cố gắng mà nhẫn chịu đau đớn để sinh đứa bé ra. Những sự chỉ dạy ân cần nhiệt tình này của mẹ đều mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích. Tôi đều làm được những yêu cầu mà mẹ tôi đã nói.

    Trong khi mang thai thì hai vợ chồng chúng tôi sống cách ly nhau. Tôi chuyển đến sống ở nhà mẹ tôi. Cuộc sống khi đó rất là thanh tịnh. Tôi cảm thấy người phụ nữ khi mang thai là một sự việc hết sức trang nghiêm, cho nên phải duy trì cái cảm giác nghiêm túc đó của chính mình. Trong thời gian mười tháng mang thai, vợ chồng tôi do vì sống cách ly nên không có nói những lời nói theo kiểu yêu đương, tuy nhiên giữa hai vợ chồng rất là quan tâm lẫn nhau, tất cả đều bày tỏ tâm thái trang nghiêm và nhẫn nại gánh vác trọng trách. Ban ngày tôi còn có công việc, sau khi tan ca trở về tôi cũng không có xem những loại sách báo tạp nhạp, cũng không có nghe đài phát thanh. Lúc đó còn chưa có truyền hình cho nên cuộc sống rất là yên tịnh. Mỗi ngày tôi nhìn thấy nhiều nhất chính là mẹ tôi, mà còn có thể cảm nhận được cái khí chất của mẹ tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ Trung Quốc điển hình được sự giáo dục bởi tư tưởng của nhà Nho. Trong cuộc sống bà ấy hoàn toàn làm được đến Ôn (dịu dàng), Lương (lương thiện), Cung (cung kính), Kiệm (tiết kiệm), Nhượng (nhường nhịn). Bà ấy thậm chí cũng là một hình tượng về người “vợ hiền mẹ tốt” đẹp nhất trong mắt của tôi. Mẹ tôi mỗi ngày năm giờ sáng là thức dậy, rất kiên trì lo liệu việc nhà, mỗi ngày làm ba bữa cơm. Tính tình bà ấy rất nhu hòa, đối đãi với người rất khoan dung, vui thích làm việc thiện và bố thí. Còn cha của tôi, ông ấy là một phần tử tri thức chính trực, rất đạm bạc, không đeo bám quyền quý, dạy học ở một trường đại học. Ông ấy rất cần cù làm công tác giáo dục suốt 30 năm. Chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Đông đã tặng cho ông ấy bằng khen danh dự. Mẹ tôi vốn rất là tôn kính cha tôi, trong 60 năm cuộc sống vợ chồng đều là như vậy. Tôi thường thấy mẹ tôi rót trà, bưng nước rửa chân cho cha tôi. Cha tôi thích ăn món gì thì mẹ tôi nấu món đó. Mẹ tôi cũng rất thích đọc những tác phẩm văn học và lịch sử, đặc biệt là thích đọc những thư từ mà con cái gửi cho bà, những bài thơ, tấm thiệp v.v… Cha mẹ tôi là một mẫu mực của “Bách niên giai lão”, họ đã làm ra một tấm gương tốt cho con cái chúng tôi xem. Khi tôi còn thơ ấu, cha tôi dạy tôi học “Cổ Văn Quán Chỉ”, còn thường xuyên kể cho tôi nghe những câu chuyện về những nhân vật ưu tú ngày xưa này. Tôi còn nhớ những câu chuyện mà cha tôi kể cho tôi nghe gồm có năm phương diện.

    Phương diện thứ nhất là kể những câu chuyện về hiếu để. Ví dụ như Đề Oanh cứu cha, Mộc Lan thay cha tòng quân, Khổng Dung bốn tuổi nhường lê v.v…

    Phương diện thứ hai là kể cho tôi nghe những câu chuyện về giáo dục. Ví dụ như Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà, Nhạc mẫu thích tự, là câu chuyện về Mẹ của Nhạc Phi.

    Phương diện thứ ba là kể những câu chuyện về gương chịu khó học tập và gương phấn đấu gian khổ. Ví dụ như Phạm Trọng Yêm hoạch chúc khổ học, Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai v.v...

    Phương diện thứ tư là kể những câu chuyện về Trung thần báo quốc. Ví dụ như Lạn Tương Như hoàn tất quy Triệu, Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy v.v.

    Phương diện thứ năm là kể cho tôi nghe những câu chuyện về các nhà văn. Ví dụ như Lí Bạch đấu tửu thơ bách biến, Tô Đông Pha Xích Bích hoài cổ.

    Những câu chuyện này đều lưu lại trong đầu óc tôi một cách sâu sắc. Trong thời kỳ đại cách mạng văn hóa đã không còn sách để đọc nữa, nhưng mà những mẫu mực ưu tú này luôn là trụ cột tinh thần của tôi. Sau này tôi lại đem những câu chuyện có những tinh thần này kể lại cho con trai của tôi nghe, tức là đem truyền thống giáo dục của gia đình chúng tôi truyền lại cho con cái, cho nên tất cả sự giáo dục mà Mao Sâm nhận được đều là có sự truyền thừa giáo dục của gia đình. Cha mẹ chúng tôi đã nuôi dạy ra bốn anh chị em chúng tôi, trong đó có hai người là bác sĩ chủ nhiệm nội khoa, một người là kỹ sư cao cấp và một người là phóng viên kiêm chủ biên. Bốn người chúng tôi đều cống hiến cho tổ quốc trên những cương vị khác nhau. Mao Sâm từ thời thơ ấu đã nhận được ảnh hưởng rất sâu sắc từ ông ngoại bà ngoại cùng với cậu và dì. Mao Sâm đã được sinh ra và lớn lên trong một bầu không khí truyền thừa giáo dục gia đình.

    Nhớ lại khoảng thời gian khi tôi mang thai thì cũng không có ăn uống dinh dưỡng gì đặc biệt cho lắm. Khi đó Trung Quốc đang trong tình trạng lịch sử đại cải cách văn hóa, cuộc sống vật chất tương đối thanh bần. Lúc đó cung ứng mọi mặt cho cuộc sống đều rất hạn chế. Tôi còn nhớ lúc đó có phiếu vải, phiếu dầu, phiếu đường, phiếu thịt heo, phiếu sữa, v.v... đều là rất hạn lượng. Có vẻ như bây giờ chúng ta đều không thể hiểu nổi cái tình trạng lịch sử khi đó cho lắm. Ví dụ như phiếu vải, một người một năm chỉ có thể mua bảy thước, tức là 2,3m2 , chỉ có thể đủ làm được một bộ quần áo. Nếu bạn có tiền cũng không thể mua thêm được vải, cung cấp rất là có hạn chế. Trong điều kiện như vậy, cuộc sống của tôi có thể nói là thanh tịnh ít mong cầu, mà còn lấy ăn chay là chính. Nhờ có mẹ tôi dạy bằng truyền miệng và thân giáo, nhờ có cuộc sống trong thời kỳ mang thai thanh tịnh và giản dị, cho nên đã đặt định cho Mao Sâm một sự thai giáo tốt. Cũng nên cảm ơn tình hình đất nước khi đó đã tạo ra tình trạng khách quan như vậy. Sau này khi Mao Sâm đi học, nhất là sau khi ra nước ngoài đi du học, cậu ấy vẫn có thể duy trì cuộc sống giản dị như thế. Rời xa tất cả những nơi vui chơi sa đọa, mà còn tiết kiệm được tiền học bổng nữa, đem tiền gửi về Trung Quốc cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ. Tôi cảm thấy những việc này hoàn toàn có ích do việc thai giáo thanh tịnh. Sau cuộc đại cách mạng văn hóa. Những loại sách về truyền thống bắt đầu xuất hiện trở lại, lúc này tôi mới xem được về các vị vua thánh hiền ngày xưa của Trung Quốc.

    Người ta bình luận về Thái Nhậm rằng: “Nhờ thai giáo đã khiến cho Văn Vương có được thánh đức như vậy”. Thái Nhậm trong khi mang thai thì mắt không nhìn những cảnh tượng xấu, tai không nghe những âm thanh ồn ào phóng túng, miệng không nói lời kiêu căng. Tôi mới biết thì ra những gì mà mẹ đã dạy cho tôi chính là cách dạy thai giáo truyền thống. Tôi có một người bạn là cô giáo Chu. Cô ấy nói cho tôi nghe một sự việc. Em dâu của cô ấy trong thời kỳ mang thai, buổi tối mỗi ngày sau khi tan ca trở về nhà, mọi người đều chăm sóc cô ấy, cũng không cho cô ấy làm bất cứ việc gì. Cô ấy chỉ việc ngồi trước chiếc ti vi mà xem và còn nghe những bài nhạc hiện đại. Những tiết mục biểu diễn này đều thuộc về thể loại kiểu tình cảm yêu đương. Sau đó cô ấy đã sinh ra được một bé gái. Lúc bé gái này lớn lên đến khi đi học lớp ba tiểu học, nó có thể tự mình viết một mảnh giấy gửi cho một bạn nam cùng lớp với nội dung là “Em yêu anh”. Sau khi xảy ra sự việc này, mẹ của đứa trẻ đã vô cùng tức giận. Cô ấy nói xưa giờ chưa từng dạy con như thế, nó sao lại có thể làm như vậy được chứ? Sau đó thì cô giáo Chu đã nhắc nhở cô ấy rằng: “Em hãy kiểm điểm một chút về vấn đề dạy con khi mang thai của em đi. Có phải con của em khi còn ở trong bụng của em thì đã học được những thứ này?”. Cho nên đây là một sự việc hết sức đáng tiếc. Đương nhiên tôi cũng nghe được rất nhiều bạn bè đã kể cho tôi nghe, họ kể khi họ mang thai thì ở nhà tự mình đã học những thứ gì? Họ học những kinh điển của ba nhà Nho-Thích-Đạo, họ học Đệ Tử Quy của Nho giáo, học Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo Giáo, học Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh của Phật giáo, v.v... Họ học những tác phẩm kinh điển này của ba nhà Nho-Thích-Đạo, và học thuộc những tác phẩm này, biên chép lại những tác phẩm này. Những đứa trẻ này sau khi sinh ra lúc còn bọc tã rất dễ chăm sóc, sau khi lớn lên cũng rất dễ dạy dỗ, mà tính tình đều rất ôn hòa thuần hậu, rất thiện lương, rất nho nhã.

    Cho nên thai giáo là vô cùng quan trọng. Chúng ta phải chú trọng nuôi dạy một cái cây non khỏe mạnh, tương lai mới có thể vì tổ quốc mà tạo ra nhân tài. Vận mệnh của dân tộc chúng ta thực tế là nằm trong tay của nghìn nghìn vạn vạn người mẹ. Hy vọng thế giới của chúng ta gửi gắm trên thân ở nghìn nghìn vạn vạn đứa bé. Cho nên trách nhiệm của người làm mẹ chúng ta là trọng đại biết bao nhiêu! Người xưa từng nói: “Đường đi ngàn dặm, bắt đầu từ bước đầu tiên”, thế nên chúng ta nhất định phải thận trọng việc thai giáo. Vừa rồi là báo cáo của chúng tôi về mặt thai giáo trong việc giáo dục của gia đình.

    [Trích từ bài chia sẻ tâm đắc: "Mẹ Hiền Con Hiếu"]
    Khách mời cô giáo Triệu Lương Ngọc
    và con trai là TS. Chung Mao Sâm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi catbui01
    Đang tải...


  2. Huyền Jikky

    Huyền Jikky Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2016
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    242
    Điểm thành tích:
    153
    vs mình thì Giáo dục gia đình quan trọng nhất
     

Chia sẻ trang này