Thông tin: Kĩ năng sơ cứu 3 tai nạn thường gặp của trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support2, 8/7/2014.

  1. support2

    support2 Guest

    Trẻ con thường hiếu động và trong quá trình khám phá thế giới xung quanh không tránh được những tai nạn. Khi đó, bố mẹ cần phải nắm chắc được những kĩ năng cơ bản để sơ cứu cho con thoát khỏi cơn nguy kịch.

    [​IMG]

    Dưới đây là 3 tai nạn thường gặp và kĩ năng sơ cứu cần thiết dành cho bố mẹ:

    1. Bị bỏng

    Nhiều bé có thể do nghịch ngợm song cũng có những bé muốn vào bếp cùng mẹ. Tuy nhiên môi trường trong bếp luôn chứa ẩn những rủi ro với các bé. Phích nước, bình đun nướng hoặc bình nóng lạnh,… là những đồ dùng có thể khiến các bé bị bỏng.

    Khi gặp trường hợp này, theo kinh nghiệm truyền tai nhau, nhiều phụ huynh đã nhanh chóng bôi kem đánh răng, mỡ trăn, nước mắm thậm chí là những thứ kỳ lạ hơn để bôi lên vết bỏng của con. Tuy nhiên những thứ này có thể chính là thủ phạm khiến các bé bị nhiễm trùng. Đặc biệt khuyến cáo các bố mẹ không dùng khăn hay vải che lên vết thương của con bởi lông của khẳn khi dính vào vết bỏng sẽ khiến bé bị nhiễm trùng nặng hơn.

    Cách sơ cứu:

    Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của con để làm dịu cơn đau cho bé. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng.

    Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự.

    Ngoài ra, mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc tự gỡ những thứ bị dính trên vết bỏng ra khỏi người con mà nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

    2. Điện giật

    Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.

    [​IMG]

    Cách sơ cứu:

    - Trước hết cần phải bình tĩnh, kêu mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng hốt hoảng.

    - Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

    - Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

    + Vỗ mạnh 3-5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.

    + Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.

    + Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.

    Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.

    - Đưa trẻ đến cơ sở y tế.

    3. Ngộ độc thực phẩm

    [​IMG]


    Việc cho bé ăn uống vô tội vạ, nhất là vào mùa hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bé bị ngộ độc. Khi đó, cần có những cách xử trí thông minh.

    Cách sơ cứu:

    Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.

    Đặc biệt, đặt trẻ nằm ở tư thế nào trước khi gây nôn là rất quan trọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

    Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

    Do bị đi ngoài liên tục nên cơ thể trẻ bị mất nước, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất và nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn bị phân hủy hết là bệnh sẽ khỏi.

    Nguồn: Sức khỏe gia đình
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support2
    Đang tải...


Chia sẻ trang này