Khác: Kiểm soát chỉ số đường huyết cho phụ nữ mang thai trong 6 tháng đầu

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi nguyenthanhdung, 8/11/2012.

  1. nguyenthanhdung

    nguyenthanhdung Thành viên mới

    Tham gia:
    31/10/2012
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Cần kiểm soát chỉ số đường huyết cho thai phụ tối thiểu mỗi tháng 1-2 lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

    Thai phụ có chỉ số đường huyết càng cao trong thai kỳ thì đứa con sinh ra càng có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường và cao huyết áp. Kết quả này dựa trên việc theo dõi 23.000 thai phụ ở 9 quốc gia. Thai phụ có chỉ số đường huyết càng cao thì đứa con sinh ra càng có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường và cao huyết áp.

    Nghiên cứu này, với sự tham gia của hơn 23.000 thai phụ ở 9 quốc gia, đã mang lại một kết quả đáng ngạc nhiên về mối quan hệ giữa chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai với nguy cơ về sức khỏe của trẻ sơ sinh. Mối quan hệ này không bị ảnh hưởng bởi việc người mẹ có đang là bệnh nhân tiểu đường hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy người mẹ có đường huyết cao trong thai kỳ thì đứa trẻ sinh ra thường có hàm lượng đường trong máu thấp và hàm lượng insulin cao. Những yếu tố này có thể làm cho trẻ có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và cao huyết áp.

    Đồng thời, ở phụ nữ có đường huyết cao trong thai kỳ, bào thai có nguy cơ phát triển quá lớn, dẫn đến khả năng thai phụ phải trải qua thủ thuật mở tử cung lần đầu tiên để sinh con. Theo nghiên cứu, thai quá to làm cho trẻ dễ bị thương tổn ở vai và các bộ phận khác nếu được sinh ra bình thường theo đường âm đạo. Do đó, các bác sĩ phải can thiệp bằng thủ thuật mở tử cung cho sản phụ.

    Trong nghiên cứu này, thai to chiếm tỉ lệ 5% trong trường hợp phụ nữ cóchỉ số đường huyết trong lúc đói thấp hơn 75 mg/dl, và tỉ lệ này tăng lên đến 27% khi chỉ số đường huyết lớn hơn 100 mg/dl. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguy cơ nói trên được ghi nhận ở trẻ sơ sinh ở 9 nước: Mỹ, Canada, Barbados, Anh, Israel, Thái Lan, Úc, Singapore và Hồng Kông.

    Sau khi đã loại trừ các yếu tố ảnh hưởng như bệnh béo phì, tuổi tác và tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường của thai phụ, các chuyên gia vẫn nhận thấy tình trạng đường huyết của người mẹ có ảnh hưởng độc lập đến kích thước của bào thai và các nguy cơ về sức khỏe của trẻ sơ sinh. Theo ông, chỉ số đường huyết mà phụ nữ mang thai nên có trong lúc đói là thấp hơn 95 mg/dl trong vài tháng cuối của thai kỳ. Nhưng ông cho rằng mức 90 mg/dl có thể là tốt hơn. Theo nhóm nghiên cứu, bệnh tiểu đường trong thai kỳ đã được biết từ lâu là không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, đường huyết của người mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Những kết quả xét nghiệm khác đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, như độ dung nạp glucose, cũng có liên quan đến nguy cơ về sức khỏe của trẻ sơ sinh.

    [​IMG]

    Thai phụ cần tránh tăng cân đến ngưỡng béo phì vì điều đó sẽ gây nhiều khó khăn khi khai hoa nở nhụy. Nói chung, thai phụ cần ăn sao cho đủ nhưng đừng tăng hơn 1 kg mỗi tháng trong 6 tháng đầu, đừng hơn 500g mỗi tuần trong 3 tháng cuối. Thêm vào đó, bà bầu cũng không nên ăn quá ngọt nhằm phòng tránh tình trạng thai nhi béo phì ngay từ trong bụng mẹ.

    Thông thường thì đường huyết trở lại định mức bình thường trong vòng 1 tuần sau khi "vượt cạn". Nhưng đừng ỷ y như thế, vì không dưới 50% số đối tượng bị tăng đường huyết trong 3 tháng cuối của thai kỳ lại dễ mắc bệnh tiểu đường trong vòng 8 - 10 năm sau đó! Nhiều thai phụ vì thế trở thành nạn nhân của bệnh tiểu đường một cách oan uổng do đinh ninh đâu đã vào đó. Chương trình bảo vệ bà mẹ, nếu đúng nghĩa lâu dài, không thể chấm dứt sau khi ăn thôi nôi. Biện pháp đó phải được tiếp tục dưới hình thức theo dõi đường huyết định kỳ đồng thời với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý nhằm ngăn chận bệnh tiểu đường. Nếu ai cũng có thể bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ đó càng đáng lo hơn nữa cho các bà mẹ nếu căn bệnh này nhân lúc mang nặng đẻ đau đã len lén gõ cửa một lần.

    Chính vì thế, cần kiểm soát đường huyết cho thai phụ, tối thiểu mỗi tháng một đến hai lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Thầy thuốc sản phụ khoa vì thế cần kiểm soát bằng máy đo đường huyết sát sao đường huyết của thai phụ để kịp thời can thiệp hoặc bằng chế độ dinh dưỡng và vận động, hoặc bằng cách tiêm insulin, tùy theo mức độ bội tăng của lượng đường trong máu. Hay hơn nữa nếu thai phụ có máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi lượng đường trong máu hầu gõ cửa thầy thuốc cho kịp thời. Nên nhớ, không phát hiện bệnh tiểu đường trong lúc mang thai là một trong các lý do dẫn đến sinh khó, thậm chí sẩy thai một cách đáng tiếc!

    Theo www.hunghy.com.vn - Y Tế Gia Đình
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenthanhdung
    Đang tải...


Chia sẻ trang này