Kinh nghiệm: Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Khi Thời Tiết Giao Mùa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hotrodieutribenh, 24/3/2022.

  1. hotrodieutribenh

    hotrodieutribenh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/3/2022
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, nắng sang mưa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở trẻ em khi sức đề kháng còn kém. Nhiệt độ dao động nhanh sẽ càng làm suy yếu hệ thống miễn dịch vốn đã yếu của trẻ. Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh phát triển và lây lan nhanh hơn. Các bệnh thường gặp khi chuyển mùa này là cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, hầu hết bệnh đều nhẹ, ít gây biến chứng nếu được chăm sóc và theo dõi đúng cách. Các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc sức khỏe con em mình tốt hơn để phòng tránh bệnh tật khi chuyển mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị ốm.
    1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
    Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cha mẹ cần lưu ý đến thành phần đạm và vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản, ngoài ra cha mẹ nên dạy con có thói quen ăn nhiều rau và hoa quả, uống nước hoa quả có màu vàng, cam, đỏ. nước trái cây như cam, cà rốt, cà chua, v.v. để bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B, v.v. Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.
    2. Chăm sóc trẻ khi giao mùa:
    – Vệ sinh cho trẻ: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh bé thì việc vệ sinh cá nhân cho bé cũng cần hết sức lưu ý như: cắt móng tay chân cho trẻ, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà bông diệt khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.
    – Giữ ấm cho trẻ: Các mẹ cần lưu ý trang phục cho trẻ trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân.
    – Cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ba mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ 9-12 tiếng mỗi ngày tuỳ theo lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
    – Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật: Những sợi lông từ chó, mèo hay từ chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn…
    3. Chăm sóc trẻ khi bệnh:
    – Khi con sốt, ba mẹ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, lau mát cho bé và nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
    – Khi con ho. Ho không phải là dấu hiệu xấu, ho là phản xạ phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất đàm nhớt, virus, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Nguyên nhân ho thường gặp ở trẻ em là viêm hô hấp trên do virus, do đó triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2-3 của bệnh và kéo dài 10-14 ngày. Để làm giảm cơn ho của trẻ, đối với trẻ dưới 12 tháng các mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể cho con dùng ½ muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi ngủ sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.
    – Khi trẻ tiêu lỏng và ói. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy là không được khuyến cáo. Nếu con chỉ ói và tiêu lỏng ít, cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. Tình trạng ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 – 7 ngày. Nều thấy trẻ nôn và tiêu lỏng ngày càng nhiều thì nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
    4. Tiêm phòng cho trẻ:
    – Hãy cho con được chích ngừa cúm, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 6 tháng. Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96-97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa.
    – Cho con uống ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus. Vì đây là tác nhân thường gặp nhất gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, liều đầu tiên được uống vào thời điểm 2 tháng tuổi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hotrodieutribenh
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,337
    Đã được thích:
    924
    Điểm thành tích:
    773
    Các mẹ cần lưu ý trang phục cho trẻ trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân.
     

Chia sẻ trang này