Kỷ luật với trẻ 3 – 5 tuổi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 12/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bận rộn với việc hoàn thiện tất cả các kỹ năng mà trẻ đã đạt được trong giai đoạn tuổi chập chững (1 - 3 tuổi): Nói, nhảy, vẽ, xây dựng, đi xe đạp, chơi giả vờ. Trẻ bắt đầu nhận thức về khái niệm mới là hoàn thành và tập trung vào hoạt động của mình. Hơn nữa, trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu chơi thực sự với các bạn khác.

    Giống như các em bé tuổi chập chững, tiến trình phát triển của các em bé tuổi mẫu giáo thỉnh thoảng thụt lùi, đặc biệt trong qua trình luyệt tập ngồi bô. Khi trẻ quá bận rộn hoặc căng thẳng, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi.
    Các vấn đề hành vi điển hình

    Mè nheo, lải nhải. Đỉnh điểm tình trạng bé mè nheo diễn ra khi bé khoảng 3 tuổi rưỡi. Mặc dù bé đã biết tự chủ hơn là khóc lóc, nhưng cha mẹ vẫn chưa coi đó là sự tiến bộ. Bé mè nheo, lải nhải khiến bạn nhức đầu. Một số trẻ này có thể mè nheo hơn một số trẻ khác. Nhưng đó là kinh nghiệm của trẻ khi sử dụng ngôn ngữ. Nếu bạn chú ý tới trẻ mè nheo, bạn sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục mè nheo với bạn.

    Bé 4 tuổi. Trong khi bé 3 tuổi và 5 tuổi có xu hướng cộng tác với các bạn bè mọi lứa tuổi, bé 4 tuổi thường khiến cha mẹ ngạc nhiên. Bé có thể có những cơn nổi giận bất thường, la hét và cãi lại.

    Các chiến lược kỷ luật

    Các chiến lược kỷ luật hiệu quả với trẻ trước 3 tuổi như đánh lạc hướng, tạo các thói quen hàng ngày và làm gương cho trẻ noi theo (cách này quan trọng với tất cả trẻ ở mọi lứa tuổi) vẫn hiệu quả với trẻ tuổi mẫu giáo.

    Tập trung tới những thứ quan trọng. Một số nguyên tắc rõ ràng mà trẻ biết và hiểu sẽ giúp ích cho cả bạn và con. Hàng triệu các nguyên tắc nhỏ nhưng không quan trọng khiến trẻ bối rối. Giống như bé ở lứa tuổi chập chững, bé thích những công việc quen thuộc, do đó, bạn nên tạo điều kiện để các nguyên tắc của bạn gắn với những công việc thường ngày.

    "Bắt" các hành vi tốt. Trẻ rất thích sự chấp nhận của những người chăm sóc trẻ "Bố ơi, nhìn con này, con đã dọn dẹp xong đồ chơi rồi." Bạn nên đánh gia cao những cố gắng của trẻ - điều đó bạn có thể làm cho mọi việc trở nên dễ dàng và mọi người đều hài lòng.

    Đưa ra các lựa chọn. Trẻ hợp tác hơn khi trẻ có một chút tiếng nói trong cuộc sống của chính trẻ. Những lựa chọn đơn giản, an toàn cũng là một cách hoàn hảo để dạy trẻ hiểu nguyên nhân của những quyết định mà trẻ đưa ra. Trẻ không được lựa chọn về giờ đi ngủ nhưng trẻ có thể lựa chọn những cuốn truyện mà bạn đọc cho bé hoặc có thể lựa chọn quần áo ngủ.

    Phân biệt giữa hành vi không mong đợi của trẻ và khả năng không thể giải quyết. Khi trẻ làm đau bạn bè hoặc cố tình làm vỡ một thứ gì đó, bạn cần nói với trẻ rằng hành vi đó là không chấp nhận được. Tuỳ thuộc vào tình huống, bạn có thể quyết định dùng từ kèm theo hậu quả, ví dụ như cất đồ chơi đi nếu bé ném món đồ chơi đó. Tuy nhiên những hành vi đó khác với những hành vi mà trẻ gây ra khi căng thẳng. Ví dụ, trong những bữa tiệc sinh nhật, trẻ căng thẳng nổi giận là chuyện bình thường bởi vì quá đông người. Cách cư xử của bạn lúc này là đưa bé vào một góc yên tĩnh để bé tránh xa những tiếng ồn ào và áp lực xung quanh. Điều đó sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh.

    Tôn trọng các cảm xúc của trẻ, giới hạn hành vi. Trẻ cần biết rằng người lớn tôn trọng cảm xúc của trẻ khi chúng ta không thể cho phép trẻ làm một việc gì đó: "Mẹ biết rằng con thực sự muốn xem tivi. Con có thể nói với mẹ rằng con rất giận mẹ, nhưng con không được ném đồ đạc."

    Thời gian cách ly. Bạn có thể sử dụng một vị trí nào đó thuận tiện và thoải mái để có thể giúp bé lấy bình tĩnh trở lại, tách biệt khỏi tình huống mà bé đang thất vọng. Với mỗi tuổi, bạn có thể tăng thời gian cách ly. Ví dụ, bé 3 tuổi có 3 phút cách ly, bé 4 tuổi có 4 phút cách ly, bé 5 tuổi có 5 phút cách ly.

    Thử thách của bạn: Mong đợi phù hợp với lứa tuổi và cá tính của mỗi trẻ

    Bạn cần nhận biết được các hành vi không mong đợi phù hợp với quá trình phát triêể. Nhưng bạn vẫn phải giữ quan điểm của bạn và không phản ứng quá khích. Khi trẻ 4 tuổi giận giữ gọi bạn bằng những cái tên không mong muốn, điều đó có nghĩa là trẻ cố tình lăng mạ bạn mà chỉ đơn giản là bé muốn bạn biết rằng bé đang rất bực mình.

    Nguồn: Todaysparent

    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này