Thông tin: Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Dành Cho Người Hay Gặp Rắc Rối

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Rubychou, 2/11/2016.

  1. Rubychou

    Rubychou Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    19/7/2016
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    18
    Hôm nay trên đường đi làm, xe bạn bỗng dưng bị thủng lốp, nhà thì xa, lại sắp đến giờ họp quan trọng. Giờ bạn phải làm sao? Đón xe taxi/bus đi lên công ty, hay ngồi chờ xe sửa xong… Quyết định nào đúng đắn và an toàn nhất?
    http://edu.********.vn/files/image/ky-nang-giai-quyet-van-de.jpg


    Đây chính là lúc bạn vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. Làm sao đưa ra quyết định chuẩn xác, nhanh gọn và khoa học để giải quyết rắc rối thường gặp? Nếu không có ai giúp đỡ thì bạn phải làm sao?

    Đây là một kỹ năng mềm cần thiết cho bất kỳ ai, không chỉ là kinh doanh, giám đốc mà ngay cả người mẹ, người nội trợ cũng phải biết. Bởi cuộc sống luôn có những rắc rối mình không lường trước được. Bạn phải biết cách giải quyết vấn đề để mọi chuyện êm xuôi và quay lại guồng sống mà nó vốn có.

    Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề chưa bao giờ là vô ích. Những phương pháp dưới đây sẽ giúp cho bạn hoàn thiện được khiếm khuyết trong việc ra quyết định của mình.

    Phương pháp KOALA sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, hiệu quả và khoa học nhất.


    1. SỰ HIỂU BIẾT – KIẾN THỨC (KNOWLEDGE)

    - Xác định vấn đề đang gặp rắc rối là gì?

    Bạn cần tìm hiểu, chuyện rắc rối bạn đang gặp phải là gì, mức ảnh hưởng của nó ra sao, có cấp bách hay không?. Và đừng quên nghĩ về chuyện, bạn có thể giải quyết được nó hay không?

    Có những vấn đề, một mình bạn/ bản thân bạn không thể giải quyết được. Chẳng hạn như kẹt xe ngay trên đường đi làm. Bạn không thể đến công ty đúng giờ, bạn không thể “hô biến” để đường thông thoáng, cũng không thể bỏ xe mà đi bộ… được.

    Hoặc có những vấn đề, bản thân nó không quá nghiêm trọng hoặc có thể tự biến mất, thì bạn không cần phải đau đầu tìm cách giải quyết vấn đề.

    Kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ được thực hiện khi vấn đề đó gây áp lực, để lại hậu quả đáng lo ngại…

    - Chủ sở hữu vấn đề có phải là bạn?

    Nếu bạn không có trách nhiệm, không phải chủ của vấn đề, tốt nhất không nên vướng vào nó. Có khi sự xuất hiện “chưa cho phép” của bạn lại là một rắc rối vấn đề mới cho người cần giải quyết.

    - Xác định cái gốc của vấn đề

    Nếu như bạn “bắt không đúng bệnh” thì dù có thuốc thần tiên cũng không chữa hết bệnh được. Bạn cần nắm được cái gốc của vấn đề, tìm hiểu thông tin xung quanh vấn đề đó là gì.

    Như ví dụ đầu tiên, xe bị hư như thế nào, sửa mất bao nhiêu thời gian, đi xe bus/taxi có đến kịp công ty không? Hoặc đi như thế có bị kẹt xe không…


    2. MỤC TIÊU CỦA VẤN ĐỀ LÀ GÌ? (OBJECTIVES)
    http://edu.********.vn/files/image/ky-nang-giai-quyet-van-de1.jpg


    Mục tiêu là cái cốt lõi để bạn hướng đến khi giải quyết vấn đề. Tìm được mục tiêu của nó, bạn sẽ nhanh chóng tìm được hướng giải quyết vấn đề của mình.

    Vấn đề của bạn đang lo lắng là làm sao để kịp cuộc họp, thì bạn sẽ nghĩ đến những cách giải quyết là đi đến công ty một cách nhanh nhất.


    3. ĐỀ RA PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT (ALTERNATIVES)

    Đây là yếu tố quan trọng trong kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Vấn đề có được suông sẻ, khả quan hay không phụ thuộc vào phương pháp rất nhiều. Sự sáng tạo, nhạy bén lúc này sẽ là yếu tố cứu cánh tuyệt vời cho bạn.

    Tuy nhiên, bạn cần nghĩ đến phương án đó khả thi hay không. Đưa ra phương án có sự chọn lựa, liên quan đến vấn đề. Không nên chỉ đưa ra cho có hoặc những cách giải quyết không giúp ích được gì.


    4. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG ĐẮN NHẤT (LOOK AHEAD)
    http://edu.********.vn/files/image/ky-nang-giai-quyet-van-de2.jpg


    Sau khi đưa ra những phương án trong bước 3. Giờ là lúc bạn chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình. Phương án nào khả thi nhất, ít hậu quả nhất và nhanh gọn nhất thì chọn phương án đó.

    Đặc biệt, lúc này bạn cần sự tỉnh táo, khách quan nhất có thể để chọn đúng phương án mình cần.


    5. HÀNH ĐỘNG

    Mọi chuyện đã xong xuôi, giờ là lúc bạn bắt đầu hành động để kết thúc vấn đề.

    Lưu ý khi giải quyết vấn đề:

    Sau khi xong mọi việc, bạn nên xem lại kết quả như thế nào, có như bạn mong muốn hoặc sai sót chỗ nào. Từ đó, bạn rút kinh nghiệm cho lần sau của mình.

    Lần đầu tiên áp dụng có thể không được toàn vẹn nhưng học tập dần dần sẽ biến thành quán tính, giúp bạn luôn luôn sẵn sàng từng bước khi gặp vấn đề.

    Ngoài ra, bạn cần phải kiên nhẫn và cố gắng rèn luyện đúng những phương pháp trên. Không nên nhảy cóc, nếu bạn chưa quen. Khi bạn thực sự thấm nhuần kỹ năng giải quyết vấn đề này, bạn sẽ chỉ thực hiện nó trong suy nghĩ và hành động tức khắc.

    Nguồn: ******** VN
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Rubychou
    Đang tải...


  2. Meboss

    Meboss Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/8/2016
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn chủ top, mới đọc hơi đau đầu bởi toàn ngôn ngữ khoa học (đúng là rắc rối quá). Cơ mà mình cũng hiểu được cơ bản vấn đề rồi!
     

Chia sẻ trang này