Cần giúp: Làm Cách Nào Để Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh Thoái Hóa Khớp?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 3/4/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]

    I. 9 biện pháp làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

    1. Chữa thoái hóa khớp tại chỗ: Chườm nóng, chườm lạnh giảm sưng viêm


    Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau do viêm khớp. Phương pháp dùng nhiệt này không gây ra tác dụng phụ, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng biện pháp chườm lạnh đối với khớp gối sưng đau. Sau khi giảm sưng, chườm nóng sẽ giúp giảm cảm giác cứng khớp.

    Trong quá trình thực hiện cách chữa thoái hóa khớp này, cần cẩn thận để không bị bỏng do nhiệt. Cụ thể là:

    • Bạn nên dùng một lớp khăn mềm sạch lót giữa đầu gối bị sưng đau với túi chườm.

    • Một lần chườm không quá 20 phút.

    • Bạn có thể thực hiện thay phiên 2 biện pháp này nếu muốn.

    • Trong trường hợp không có túi chườm, hãy dùng một chiếc khăn sạch bọc nước đá để chườm lạnh hoặc ngâm nước ấm và vắt ráo để chườm nóng.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm trước khi ngủ để thư giãn cơ bắp và khớp, cho phép đầu gối có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau cả ngày vận động.

    2. Tập thể dục – cách chữa thoái hóa khớp cần sự kiên nhẫn

    Tập thể dục có thể là một thử thách với người bị đau khớp gối nhưng thực ra nếu duy trì vận động phù hợp, các triệu chứng viêm khớp có thể thuyên giảm. Rèn luyện thể lực cũng giúp bạn tăng cường sức bền cơ bắp, ngăn ngừa các tổn thương khớp về sau.

    Các dạng bài tập tốt cho khớp gối cần đảm bảo cải thiện được tính linh hoạt của khớp cũng như không yêu cầu cao về sức bền như:

    • Đạp xe

    • Bơi lội

    • Thái cực quyền

    • Đi bộ

    • Yoga

    Tổ chức Viêm khớp khuyến nghị người bị đau khớp nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Nếu chưa từng thực hiện các bài tập này, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước. Thông thường khi mới bắt đầu, bạn nên tập luyện trong thời gian ngắn để khớp gối có thể làm quen với các động tác trước. Sau đó khi khớp đã bớt đau, bạn có thể tập lâu hơn nhưng tuyệt đối không vận động quá sức.

    Trong quá trình tập thể dục, nếu thấy đau khớp nhẹ, bạn hãy ngừng lại và nghỉ ngơi. Tùy mức độ đau mà thời gian nghỉ có thể lên đến 1-2 ngày nhưng sau đó hãy tiếp tục chế độ tập luyện, đừng bỏ hẳn.

    3. Giảm cân – một phần quan trọng khi chữa thoái hóa khớp

    - Thừa cân, béo phì có thể tạo ra sức căng và áp lực quá mức lên các khớp chịu trọng lượng cơ thể như khớp gối, cột sống, hông, mắt cá chân và bàn chân. Do đó, người bị đau khớp, thoái hóa khớp nên duy trì cân nặng phù hợp.

    - Để giảm cân lành mạnh, bạn có thể ăn các khẩu phần ăn nhỏ hơn và vận động cơ thể để đốt cháy nhiều calo hơn, hạn chế các loại đồ hộp, thức ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường và chất béo xấu.

    4. Chữa thoái hóa khớp hiệu quả bằng các hoạt chất bảo vệ khớp

    - Trước những hạn chế về hiệu quả lâu dài và mức độ an toàn của các thuốc làm dịu triệu chứng không đặc hiệu như thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhu cầu sử dụng thuốc có khả năng kiểm soát triệu chứng viêm khớp ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp và trì hoãn tiến triển thay đổi cấu trúc khớp ngày càng cao.

    - Glucosamine sulfate là loại thuốc có bằng chứng rộng rãi nhất về khả năng này, đặc biệt là trong các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện với công thức glucosamine sulfate tinh thể – dạng ổn định của glucosamine sulfate.

    - Glucosamine là một amino-monosaccharide có nguồn gốc nội sinh, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan, cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì khả năng tổng hợp này càng giảm, do đó người trẻ tuổi cũng nên bổ sung glucosamine nhằm bảo vệ khớp, đặc biệt là khớp gối.

    - Ngoài ra, glucosamine còn có thể được sử dụng ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp khi các triệu chứng đau khớp đang ở mức độ nhẹ và trung bình.

    5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi điều trị thoái hóa khớp

    Nhiều loại thực phẩm tốt cho xương khớp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng thoái hóa khớp. Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống những dạng thực phẩm sau:

    • Thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây (dứa, chanh, bưởi, đu đủ…), rau cải xanh (cải mầm, rau bó xôi, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải…). Bên cạnh đó, người bị khô khớp gối cũng có thể ăn các thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như đậu bắp, mướp…

    • Axit béo omega-3 có nhiều trong cá (cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi…) hoặc dầu cá. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nếu dùng dầu cá vì quá liều dầu cá sẽ gây bất lợi đến quá trình đông máu của cơ thể.

    • Protein trong các loại thịt nạc như thịt gà nạc, bắp bò, thịt lợn thăn…

    [​IMG]

    • Canxi, vitamin D trong sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa.

    • Các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu… có tác dụng chống viêm.

    • Chất béo tốt chẳng hạn như các loại hạt và quả bơ, các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và dầu dừa.

    Ngoài ra, người bệnh đau xương khớp cũng nên tránh các loại đồ ăn, thức uống sau:

    >>> Xem tiếp: Làm cách nào để giảm nhẹ triệu chứng bệnh thoái hóa khớp?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


Chia sẻ trang này