Bé trai nhà mình 3 tuổi, ngoan và tình cảm. Nhưng mình đang có 1 vấn đề này hơi bị lúng túng trong cách dạy dỗ bé, nhờ mọi người giúp đỡ. Chẳng là trong nhà mình là người hay mua đồ chơi, sách và vật dụng cho bé. Có lẽ bé cũng biết được là mình hơi chiều bé nên cứ hay thủ thỉ xin xỏ: Mẹ ơi con chưa có cái này, mẹ ơi mua cho con cái kia. Mình đã giải thích cho bé rất nhiều mà chưa hiệu quả: chẳng hạn bé đòi món gì đắt tiền quá thì mình nói mẹ không có tiền nhưng bé cứ khăng khăng chỉ vào ví mẹ "Tiền đây này", mình nói tiền này còn phải mua sữa thì bé nài nỉ "Con uống sữa ít thôi". Bé đòi mua cặp giống bạn, mình nói con đã có 2 cái cặp rồi, khi nào con lên lớp Chồi (mẫu giáo 4 tuổi), mẹ sẽ mua cặp mới thì bé nói "Mai con lên lớp chồi rồi hả mẹ" (Bé chưa ý thức được thời gian, cứ cái gì thuộc về tương lai là "mai" hết). Có khi mình giao hẹn nếu con ngoan suốt tuần và được phiếu bé ngoan thì mẹ sẽ mua đồ chơi nhưng mà bé cũng sẽ mè nheo cả tuần đấy. Nói chung bé đã thích cái gì rồi thì cứ đòi chèo chẹo, không hề quên và muốn có ngay. Mình thì thấy con đầy đủ quá rồi nên không muốn mua sắm vô tội vạ nhưng thấy con cứ nài nỉ, ỉ ôi mãi cũng thương quá. Chẳng biết làm sao cho bé biết giới hạn và biết chờ đợi. Mọi người cho mình lời khuyên với nhé. Cảm ơn nhiều nha.
Thế là bé đã hiểu được sức mạnh của mình rồi đó! Nếu để bé quá tin tưởng vào sức mạnh này thì sau này bé lớn sẽ không có lợi cho bé. Bởi vậy, bé cũng nên biết sức mạnh của sự kiên quyết của cha mẹ. Tất nhiên, làm điều này là rất khó khăn, nhưng lợi ích của nó là rõ ràng. Bạn không cần phải đánh hay mắng bé vì những đòi hỏi quá đáng của bé mà chỉ phải kiên nhẫn với chính mình thôi. Đó là áp dụng lời khiển trách 1 phút và sau đó là bỏ qua, mặc kệ bé van nài hay hờn dỗi. Tuy nhiên, nếu những trường hợp bé thích mà chỉ đòi một cách hoà bình thì bạn có thể áp dụng lời khen 1 phút và dần dần bé sẽ hết đòi hỏi. Bạn cũng có thể áp dụng biện pháp này đối với những điều khác. Nên nhớ rằng: Khiển trách và Khen đều chỉ ngắn gọn. ------------------------------------------------------------ LỜI KHIỂN TRÁCH 1 PHÚT Nửa trước của lời khiển trách 1 phút: - Khiển trách ngay lập tức. - Nói cho bé biết bé đã làm gì sai - phải nói một cách rõ ràng và chính xác. - Nói cho bé biết bạn cảm thấy gì khi bé làm như vậy. Tất nhiên là phải rõ ràng, không được dùng những từ thiếu chắc chắn. - Dừng lại vài giây để bé có thể cảm nhận được những điều mà bạn cảm thấy (đã nói với bé). Nửa cuối của lời khiển trách 1 phút: - Ôm lấy bé, hoặc cầm tay bé để bé biết rằng bạn đang đứng về phía của bé (trên quan điểm của bé). - Nhắc cho bé biết rằng bạn yêu bé và đánh giá cao bé. - Tái khẳng định rằng bạn luôn nghĩ tốt về bé nhưng không phải việc mà bé đã làm (việc không tốt mà bé đã làm khiến bạn phải khiển trách bé). - Bạn hãy ghi nhận (nghĩ) rằng sự việc đã kết thúc. LỜI KHEN 1 PHÚT - Nói cho bé biết là bạn sắp nói với bé về việc bé đã làm tốt ra sao. - Khen bé ngay lập tức. - Nói cho bé biết bé đã làm tốt như thế nào. - Nói cho bé biết cảm giác của bạn như thế nào khi bé làm việc tốt. - Dừng một lát để bé tự cảm nhận. - Khuyến khích bé tiếp tục làm tốt. - Ôm lấy bé để cho bé biết rằng bạn đang hỗ trợ bé.
Bé nhà em cũng hay đòi hỏi nhiều lắm, nếu khiển trách đơn giản như vậy thì chẳng biết bé có chịu nghe hay không. Chẳng nhẽ lại cứ khiển trách liên tục?
Cu Tít nhà mình cũng hơn 3t rồi và cũng rất hay đòi hỏi và còn rất bướng bỉnh nữa, không nghe lời mà hay làm theo ý mình đúng là khủng hoảng tuổi lên 3. Bé cũng hay đòi mua đồ chơi hay gì đó nhưng khi mẹ nói hết tiền hoặc chưa có tiền hay con đã có cái đó rồi thì bé cũng không nài nỉ lâu nhưng mà mẹ đã hứa khi nào mua thì phải giữ lời không thì cứ bị bé nhắc suốt và còn bảo mẹ là hay quên nữa chứ :lol: :lol: . Nhưng có một điều muốn tham khảo ý kiến các mẹ: Nhóc nhà mình không biết ở trưởng thế nào nhưng bữa tối về nhà không chịu ngồi vào mâm ăn cơm cùng mọi người mà chạy nhảy lung tung bắt mẹ phải bê bát cơm đi theo đến phát mệt mà lười ăn lăm toàn ngậm thôi. Có mẹ nào có kinh nghiệm trong vụ này giúp mẹ cháu với
Đã hứa thì đừng quên - muốn khỏi quên thì đừng hứa ! Đòi hỏi là quyền của trẻ - chấp nhận hay lờ đi là quyền của bố mẹ ! trẻ đòi hỏi được một lần thì sẽ có lần thứ hai - hai lần thì sẽ có lần thứ bốn ! trẻ không cần lời giải thích - càng giải thích, càng không cần, càng không cần, càng đòi hỏi ! Hảy hướng sự chú ý của trẻ qua chuyện khác, đừng nhắc lại các yêu cầu của trẻ bằng việc cố giải thích để trẻ hiểu thế nào là phung phí, tiết kiệm Việc từ chối bằng lý do không có tiền trong khi trẻ thừa biết , khiến cho bố mẹ vừa mang tiếng ba xạo, vừa tỏ ra coi thường yêu cầu của trẻ ! Còn chuyện bê bát cơm chạy theo con thì đó là sự đầu hàng vô điều kiện của người lớn trong việc tập cho con có nề nếp trong việc ăn uống - Một mặt nên tạo sự hấp dẫn nơi bàn ăn ( đừng bắt trẻ quá nghiêm túc, ăn uống một cách lễ độ thái quá - đừng biến bàn ăn thành văn phòng giám thị hay toà án thiếu nhi ) một mặt phải lấy hết can đảm để cho con nhịn đói ( kể cả chuyện ăn quà vặt ) một vài buổi nếu không chịu ngồi ăn uống đàng hoàng .
Ðề: Làm gì khi bé hay đòi hỏi? Mình mỗi khi con đòi cái gì không quá đáng lắm thì mình cũng chiều. Nhưng nhiều quá lại thành quen nên mình cũng chỉ hạn chế thôi. Bé đòi quá thì hỏi bé " có biết vì sao bố không ở nhà đi chơi với bé suốt ngày được không?" . "muốn bố thường xuyên đi chơi với mẹ con mình thì phải nghe lời mẹ cơ."
Ðề: Làm gì khi bé hay đòi hỏi? mình thì tùy tâm trạng, lúc vui thì cái gì cũng chiều, thi thoảng hâm hâm lên thì bọn nhóc cũng biết ý chả dám ỉ eo đến câu thứ 2
Ðề: Làm gì khi bé hay đòi hỏi? bé nhà mình cũng hay đòi hỏi lắm, bé nói được ít nên thích là cứ hò hét đòi, rồi không được thì lăn ra dỗi
Ðề: Làm gì khi bé hay đòi hỏi? nhà mình thì bé ít dám xin, vì cứ nì nèo xin xỏ là mình ko mua, mà tự nhiên thì mẹ lại mua cho