Kinh nghiệm: Làm Gì Khi Sếp Không Tôn Trọng Ý Kiến

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Blog Finjobs, 4/9/2022.

  1. Blog Finjobs

    Blog Finjobs Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/7/2022
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Làm gì khi sếp không tôn trọng ý kiến của bạn? Dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào, bạn là một chuyên viên tư vấn môi giới bảo hiểm tài chính, một lập trình viên hay một người công nhân lao động thì việc tương tác với cấp trên và đôi khi phải trải nghiệm tình huống sếp không tôn trọng ý kiến của mình là chuyện khá bình thường hoặc đôi khi là chuyện “cơm bữa”. Vậy xử lý như thế nào khi sếp không tôn trọng ý kiến của bạn.

    [​IMG]
    Xử lý như thế nào khi sếp không tôn trọng ý kiến của bạn?
    1. Xác Định Nguyên Nhân Nào Khiến Sếp “Ngó Lơ” Ý Kiến Của Bạn
    Việc sếp đôi khi không tôn trọng ý kiến của bạn có thể xem là chuyện bình thường vì đặc thù công việc bận rộn, cấp trên đôi lúc khó có thể tỉ mỉ để tâm đến ý kiến của từng người trong đội nhóm của họ. Nhưng nếu sếp thường xuyên hoặc “mặc định” ngó lơ ý kiến của bạn trong bất cứ cuộc họp hay cả trong sinh hoạt bình thường tại công ty thì điều này thực sự đáng báo động và cần phải giải quyết ngay. Việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân nào sếp ngó lơ bạn và ý kiến của bạn.

    Thường thì việc bị “lơ” như vậy là do sếp có sự “ác cảm” rất lớn đối với bạn. Điều này lại có nhiều nguyên nhân nhỏ khác. Có thể là sếp không thích bạn vì lý do cá nhân, hoặc vì lý do công việc như là do bạn làm việc không đủ tốt, không đúng giờ, thiếu kỷ luật, hay trốn tránh trách nhiệm, lười, vân vân… Tất cả những việc này kéo dài sẽ dẫn đến việc sếp không muốn đối thoại với bạn trong công việc hoặc cả trong sinh hoạt team.

    Nguyên nhân khác có thể do bạn thường không nghiêm túc và hay đưa ra những ý kiến đùa giỡn, dẫn đến sếp “chán ngán” mỗi khi phải hỏi ý kiến từ bạn. Một lý do chủ quan khác nữa là vì bạn có một người sếp độc hại, bảo thủ. Việc xin ý kiến của bạn và các nhân viên khác chỉ là thủ tục chiếu lệ và cuối cùng sếp sẽ “ngó lơ” tất cả và quyết định theo ý kiến riêng của mình.

    Dựa vào nguyên nhân cụ thể trong trường hợp của bạn, bạn sẽ có hướng giải quyết phù hợp.

    [​IMG]

    2. Trao Đổi Trực Tiếp Với Sếp Về Vấn Đề
    Nếu sếp quá thường xuyên lơ là ý kiến của bạn thậm chí không tôn trọng thì điều cần làm là đối thoại trực tiếp với sếp về vấn đề này. Hãy thể hiện một thái độ tích cực, cầu thị để tìm hiểu vấn đề. Nếu sếp không cố ý thể hiện thiếu sự thiếu tôn trọng với ý kiến của bạn thì đây là cách để sếp nhận thức được sự vô ý của mình và điều chỉnh. Mặc khác, nếu sếp có vấn đề với bạn dẫn đến sự thiếu tôn trọng này thì đây cũng là cơ hội để đôi bên chia sẻ vấn đề và cùng tìm hướng giải quyết.

    3. Xây Dựng Sự Tín Nhiệm Và Giá Trị Bản Thân
    Trong bất cứ tình huống nào, nếu muốn người khác coi trọng ý kiến của bạn thì bạn phải cho người ta thấy lý do họ phải làm như vậy và cách tốt nhất, hiệu quả nhất là khẳng định giá trị của bản thân. Giá trị của một người nhân viên được thể hiện qua khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, hiệu suất làm việc, thái độ tích cực và nghiêm túc khi làm việc,… Tất cả những điều đó sẽ giúp một người nhân viên gây được ấn tượng với cấp trên và gầy dựng sự tín nhiệm. Với giá trị trong công việc và sự tín nhiệm về khả năng và thái độ làm việc cũng như tư duy, không có sếp nào có thể phớt lờ hay thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với ý kiến của bạn.

    4. Suy Nghĩ Cẩn Trọng Trước Khi Đưa Ra Ý Kiến
    Ông bà ta vẫn hay nói nên “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, khi đưa ra ý kiến cũng nên vậy. Để ý kiến của bạn nhận được sự chú ý và tôn trọng của đồng nghiệp và sếp, bạn cần phải tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng để tránh đưa ra những ý kiến lạc đề, không có giá trị hay vô nghĩa.

    5. Tìm kiếm một công việc mới
    Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy rằng mình đã cố hết cách nhưng sếp vẫn đối xử bất công với bạn thì có lẽ bạn nên tìm một công ty khác. Chuyện ra đi để tìm công ty và sếp phù hợp hơn là điều rất bình thường.

    Finsider Finjobs

    Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

    Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

    -> Xem thêm:

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Blog Finjobs
    Đang tải...


Chia sẻ trang này