Kinh nghiệm: Làm Gì Khi Trẻ Nhút Nhát?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi TranLan1130, 26/4/2016.

  1. TranLan1130

    TranLan1130 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Những trẻ nhút nhát thường hay có những sự lo lắng, sợ hãi như sợ tiếp xúc với người lạ, sợ bóng đêm, sợ tiếng động mạnh… sự nhút nhát này biểu hiện bằng việc trẻ ít nói, hay khóc khi gặp người lạ, thậm chí là những hành động như mút tay, vân vê vạt áo… Trong khoảng thời gian đầu đời trẻ cần có sự tự tin để giao tiếp xã hội và nâng cao khả năng học hỏi từ đó giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách. Việc bố mẹ quan tâm và giúp trẻ bớt nhút nhát là điều vô cùng quan trọng. Vậy, các bậc cha mẹ nên làm gì?



    Dành tình yêu thương vô điều kiện cho con


    Không có bố mẹ nào lại không yêu thương và dành những điều tốt đẹp cho con mình. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu đó như thế nào để giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát và có được sự tự tin?

    Một sai lầm khá phổ biến của các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ trẻ đó là luôn cố tình chê con mình với mục đích cho bé cảm thấy bản thân cần cố gắng. Tuy nhiên, cách làm lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Trẻ có thể trở lên mặc cảm, tự ti vì thấy mình chưa bằng người khác. Việc mang con mình ra so sánh với những đứa trẻ khác về các vấn đề như: chiều cao, cân nặng, lớn hơn một chút là áp lực điểm số, thành tích…vô hình trung đã đẩy con mình đến sự tự ti và nhút nhát.

    Trong khi đó, các nhà tâm lý học lại cho rằng, nguồn gốc sự tự tin của trẻ phần lớn được hình thành từ tình yêu thương vô điều kiện mà cha mẹ dành cho trẻ. Vì vậy, hãy thay đổi cách thể hiện yêu thương, hãy làm cho trẻ cảm thấy rằng dù con có mập hay gầy, xinh đẹp hay xấu xí… thì con vẫn là niềm tự hào của cha mẹ. Hiểu được điều này, trẻ sẽ tự tin thể hiện bản thân một cách tốt nhất.



    Tôn trọng trẻ như một người lớn


    Lòng tự trọng của trẻ xuất hiện từ rất sớm, càng lớn nhu cầu được tôn trọng càng thể hiện rõ nét. Hãy dạy cho trẻ về cách tôn trọng lẫn nhau. Tất cả các bé đều có ưu điểm riêng của mình và đáng được tôn trọng như một cá thể độc lập.



    bé tự tin.jpg


    Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ, dù đó chỉ là một sự ngô nghê. Thay vì gạt đi tất cả mọi sự ngô nghê đó, cha mẹ hãy là người ghi nhận, động viên trẻ tự tin thể hiện suy nghĩ của mình bằng những câu nói như: “ Đó cũng là một ý kiến…”; “đây là một câu hỏi đặc biệt…” hay “con đã hỏi đúng vấn đề quan trọng nhất…”

    Cha mẹ nên biết rằng một đứa trẻ không được tôn trọng, không chỉ thiếu tự tin mà còn không biết tôn trọng người khác. Vì vậy, ngay từ những hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, thường xuyên hỏi ý kiến của con trước những thay đổi liên quan tới bé, tôn trọng những bí mật của bé… sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ, cũng như ý thức được việc phải tôn trọng mọi người xung quanh mình.



    Khuyến khích đánh giá cao sự tự tin của trẻ


    Lời khen ngợi được đặt đúng nơi đúng chỗ sẽ phát huy tối đa mục đích của nó. Ở đây, cũng giống như việc bạn khen ngợi trẻ khi con có những tiến bộ dù chỉ là rất nhỏ. Được khen ngợi giúp trẻ cảm thấy mình đã làm đúng, làm tốt và cha mẹ đang tự hào về mình, từ đó trở thành động lực để trẻ có gắng thể hiện bản thân nhiều hơn nữa.

    Ngược lại, những đứa trẻ hay bị khiển trách, phê bình, thậm chí mỉa mai sẽ cảm thấy như mình luôn thất bại, mặc cảm, từ đó mất đi nhiệt tình trong việc học và trong cuộc sống.



    Tin tưởng trẻ


    Có bao giờ bạn nghe thấy một cuộc đối thoại dạng như “Mẹ ơi con thấy cái áo này hơi nóng” và sau đó người mẹ sẽ đáp lời “Con mặc vào đi. Có gì nóng đâu”. Cha mẹ thường từ chối ý kiến của con, cho rằng lời nói của trẻ không đáng tin cậy.Những trẻ nhiều lần bị từ chối và phản đối ý kiến bởi chính bố mẹ mình lâu dần sẽ mất tự tin và khả năng độc lập.

    Hãy tin tưởng vào cảm xúc và sự quan sát của trẻ. Khi trẻ nói lên suy nghĩ cảm nhận của mình hãy khuyến khích trẻ, nếu trẻ muốn thử sức với những điều mới lạ,hãy tạo cho trẻ cơ hội trải nghiệm. Không bài học nào mang lại cho trẻ kinh nghiệm và sự tự tin bằng chính những trải nghiệm thực tế của trẻ.



    Lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con nhút nhát.
    Khi nhận thấy con mình có sự nhút nhát so với các bạn bè cùng trang lứa cha mẹ hãy:
    1. Quan sát biểu hiện nhút nhát của con để có biện pháp cùng con tiến bộ
    2. Thường xuyên khuyến khích trẻ giao tiếp với mọi người
    3. Cùng con chơi với bạn bè
    4. Khuyến khích và đánh giá cao sự tự tin, tiến bộ của trẻ
    5. Đừng quá lo lắng về việc trẻ nhút nhát
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi TranLan1130
    Đang tải...


  2. trankimvan2013

    trankimvan2013 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/5/2013
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    cảm ơn chủ top share nhé, bài viết bổ ích quá
     
  3. khikhi171

    khikhi171 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    28
    Cần phải quan tâm nói chuyện với con nhiều hơn
     
  4. hoàng ngọc diệp 089

    hoàng ngọc diệp 089 Thành viên mới

    Tham gia:
    29/4/2016
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    3
    con gái mình 4 tuổi cũng nhút nhát lắm, bố mẹ đi làm cả ngày nhiều khi cũng ko có thời gian.Mình đang tính cho con đi học các khóa học kỹ năng sống ko biết là có thay đổi chút nào ko. Các mẹ biết chỉ em vs.
     
  5. TranLan1130

    TranLan1130 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Mẹ nó nên cho con đi học kỹ năng sống, bởi khi đi học, con sẽ có môi trường tương tác, thêm vào đó các cô cũng có phương pháp dạy con. Thêm vào việc mẹ tương tác với con tại nhà, khuyến khích con , và năng đưa con đến những nơi vui chơi cùng các bạn. Theo thời gian con sẽ bớt nhút nhát hơn.
     
  6. cubu1989

    cubu1989 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    7/9/2012
    Bài viết:
    4,315
    Đã được thích:
    641
    Điểm thành tích:
    823
    con em thì ở nhà rất thông thạo ai đến chơi cũng chơi ko sợ gì cả nhưng đi đến chỗ đông người chỉ bám lấy mẹ, bà hay bố... nói chung là người thân quen ko theo người lạ :
     
  7. vonnol

    vonnol Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/6/2014
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Chưa có cách giải quyết nào, mong hướng dẫn của các bố các mẹ
     
  8. huongduong345

    huongduong345 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn ơi biết chỗ nào thì chỉ cho mọi người biết luôn với, con mình cũng nhát lắm, 6 tuổi rồi mà gặp ai cũng sợ, về quê không dám sang nhà ai chơi. Lên mạng nhiều chỗ nhưng không biết chỗ nào để mà tin tưởng cả.
     
  9. TranLan1130

    TranLan1130 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Mẹ nó thử tìm hiều về trung tâm iSmartKids chỗ Trung Kính xem.
    Trung tâm chuyên dạy kỹ năng sống cho trẻ. Mẹ nó xem có phù hợp với bé không.
     
  10. huongduong345

    huongduong345 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2016
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    thanks mẹ nhiều nhà. Chỗ đó cũng gần nhà mà mình không biết. Ở thủ đô mà cứ như bị mù thông tin ấy.
     
  11. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    bố mẹ phải dành nhiều tgian cho con và tạo môi trường để con giao tiếp với mọi người nhiều hơn.
     
  12. nhadat12

    nhadat12 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/2/2016
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    Cách này hay quá đi mất
     
  13. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    vào học hỏi cách chăm trẻ
    kinh nghiệm hay chăm sóc bé
     
  14. AnhLee2511

    AnhLee2511 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/5/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bài viết rất hay, cảm ơn chủ top. Nhà mình có bé 3 tuổi, mình cũng hay cho con đi chơi, không mấy khi quát mắng con, và cũng áp dụng một vài phương pháp giáo dục sớm cho con. Nhưng em bé nhà mình vẫn nhát, khi có bố mẹ thì không sao, không có bố mẹ là khóc khủng khiếp, khóc tới khi nào được ôm thì thôi. Chủ top có thể cho mình vài lời khuyên để giúp bé giảm sự nhút nhát đi được không? Cảm ơn chủ top.
     
  15. TranLan1130

    TranLan1130 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/11/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Mẹ nó nên thay đổi môi trường cho con, cho con tham gia vào các khóa học Kỹ năng sống, để con học cách tự lập và làm quen với môi trường mới. Chúc mẹ nó thành công.
     
  16. suadienlanh247

    suadienlanh247 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    7/5/2016
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ý kiến cá nhân là nên cho trẻ liên tục tiếp xúc với nhiều người, đi nhiều nơi
     
  17. inter169

    inter169 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/5/2016
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Chủ yếu là phải thay đổi trong suy nghĩ. Mình nên nghĩ con mình thật tuyệt vời, nó rất tự tin. Dần dần mình sẽ giúp con mình tự tin hơn
     
  18. cuongnhiet1

    cuongnhiet1 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2015
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu như trẻ không nhút nhát, nhưng không hòa đồng với các bạn thì có vấn đề j không cm nhỉ? Bé không thích chơi với bạn bè đồng trang lứa,
     
  19. tinhailachi

    tinhailachi Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/11/2015
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    28
    Thế nếu trẻ hiếu động quá thì nên làm gì ạ?
     
  20. meladepnhat

    meladepnhat Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/11/2015
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu con mà nhút nhát thực sự sẽ làm cho bé thiệt thòi cho con lắm.
     

Chia sẻ trang này