Khăn mặt là vật được sử dụng nhiều trong ngày nên không tránh khỏi việc bị bẩn hoặc cứng. Hơn thế nữa, chúng lại là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da, với mắt nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khăn mặt trong nhà nên được vệ sinh thường xuyên. Giặt khăn bằng xà phòng trung tính Khăn mặt tiếp xúc với da mặt thường xuyên, những chất bã nhờn, bụi bẩn khi rửa mặt sẽ bám lên bề mặt khăn. Để giữ cho khăn luôn được sạch sẽ, bạn nên giặt khăn khoảng 2 tuần/lần bằng xà phòng có tính chất tẩy rửa nhẹ. Tránh giặt bằng những loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh vì sẽ làm mất lớp bông mềm mịn của khăn. Phơi khăn ra ngoài ánh sáng Nhà tắm là nơi ít ánh sáng nên dễ dàng cho vi khuẩn sinh sôi. Phơi khăn trong nhà tắm sẽ làm cho khăn không được khô, là nơi trú ngụ cho vi khuẩn. Vi khuẩn kết hợp với bã nhờn làm cho khăn nhanh bị hôi nhớt. Tốt nhất sau khi dùng xong, bạn nên phơi khăn ra ngoài ánh sáng để đảm bảo khăn được khô ráo và sạch sẽ. Xử lí khăn khi bị khô cứng Khăn dùng lâu một thời gian sẽ bị khô cứng do bị mất lớp bông trên bề mặt. Để giữ khăn mềm trở lại, bạn có thể cho vào nồi một ít kiềm nguyên chất (cacbonat, natri) đun sôi một lúc để tẩy sạch tạp chất. Khăn mặt sẽ được mềm mại như cũ. Nhưng cần chú ý khi đun, khăn mặt phải được ngập đều trong nước; sau khi đun, phải giặt sạch khăn bằng nước nóng.
Mẹo làm mềm khăn tắm trong nhà Thủ phạm chính khiến khăn tắm bị khô cứng thường là chất làm mềm vải. Với nhiều loại khăn rẻ tiền, sau khi sử dụng 1 thời gian ngắn, chúng sẽ bị mất dần đi độ mềm mại. Để dùng khăn được lâu, nhiều người thường xuyên dùng chất làm mềm vải mà không biết rằng chúng sẽ bám lên các sợi khăn trong mỗi lần giặt. Để làm mềm khăn mà không cần sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa, bạn có thể làm theo những cách sau: - Lấy 1 muỗng muối tắm đổ vào máy giặt khi khăn đã ngập nước. Muối tắm sẽ loại bỏ chất nhuộm dư thừa trên khăn mới và những hóa chất còn đọng lại trong khăn cũ. Việc làm này vừa giữ cho khăn không bị khô cứng, lại vừa đảm bảo loại hết các hóa chất gây hại cho con người ra khỏi khăn. - Đổ 1 chén dấm trắng vào khăn khi máy giặt chuyển sang công đoạn xả sạch nước. Dấm sẽ có tác dụng làm mềm các sợi vải. - Nếu sấy khô trong máy sấy sau khi giặt, bạn chỉ nên cho lượng khăn vừa phải để các sợi khăn không bị dồn nén và khăn xốp hơn. - Từ các lần giặt tiếp theo, bạn vẫn lặp lại việc cho 1 chén dấm khi xả nước mỗi khi giặt khăn. Một thời gian sau, nếu khăn tiếp tục bị cứng, bạn hãy sử dụng muối tăm như bước 1. Với mỗi lần làm như vậy, bạn đã có thể tiết kiệm được khoản kha khá để mua khăn mà khăn vẫn luôn sạch sẽ khi sử dụng.
Ðề: Làm sạch khăn mặt trong quá trình sử dụng Để giữ khăn mềm trở lại, bạn có thể cho vào nồi một ít kiềm nguyên chất (cacbonat, natri) đun sôi một lúc để tẩy sạch tạp chất. kiềm lấy ở đâu ạ?
Ðề: Làm sạch khăn mặt trong quá trình sử dụng cho kiềm vào thì không biết có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không thế bạn?
Ðề: Làm sạch khăn mặt trong quá trình sử dụng mẹ nó cho em hỏi ngu tí ạ là lấy cacbon hay natri ở đâu ạ
Ðề: Làm sạch khăn mặt trong quá trình sử dụng M cũng giống mn. Thay khăn xong dùng khăn cũ làm dẻ lau tay. Hì. Tiết kiệm.
Ðề: Làm sạch khăn mặt trong quá trình sử dụng cộng vs việc giặt sạch, thì thường xuyên thay khăn để tránh vi khuẩn.