Mọi người thường hay gọi môi khô thay do môi bị nứt nẻ để giảm đi tính nghiêm trọng của nó, còn là do việc môi bị nứt nẻ trùng với những triệu chứng bệnh khác. Nhiều bạn khi mới bị nứt môi luôn chủ quan là sẽ không sao, nhưng nếu tình trạnh này kéo dài sẽ cho làm cho bạn cảm thấy khó chịu, đau và còn nếu nặng hơn có thể bị chảy máu trên môi. Nhưng thường thì việc nứt môi có thể do tác động khác như bị cháy nắng hay ung thư, các triệu chứng này thường khá là giống nhau nhưng trong bài viết này mình chỉ đề cập lý do tại sao bị nứt môi thôi, vì triệu chứng của nứt môi chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc bạn thường xuyên ít uống nước nếu bạn bổ sung đủ độ ẩm thì sẽ cải thiện lại làn môi bình thường. Tình trạng môi nứt nẻ thể do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, bởi vì môi khác với da nó không có tuyến dầu nên môi cực dễ bị khô. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể ngăn chặn tình trạng khô môi hay môi bị nứt nẻ ngay từ đầu, trước khi nó xảy ra đây. 1. Nguyên nhân và các yếu tô gây nứt nẻ môi. _ Nguyên nhân xảy ra nứt nẻ môi. Bởi vì môi của chúng ta không có tuyến dầu, nên bạn sẽ luôn thường thấy môi thiếu độ ẩm. Việc để môi rơi vào tình trạng thiếu ẩm thường xuyên, sẽ gây đến việc môi khô và nứt nẻ môi. Ngoài ra, mọi người thường bào chữa rằng do thời tiết gây ra nhưng đa phần thật sự là do quá tập trung vào công việc bạn thường quên chăm sóc bản thân gây ra tình trạng khô và môi bị nứt. Còn vào những tháng lạnh việc môi xảy ra tình trạng khô và môi bị nứt xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Còn trong những mùa nắng, thì bạn sẽ phải chịu ánh nắng mặt trời cũng gây nên nứt môi, nhưng thay vì cảm giác ứa máu trên vân môi mà bạn còn phải chịu cảm giác đau. Và đây là nguyên nhân chính, cũng như nguyên nhân đặc biệt là do thói quen hay liếm môi của bản thân. Bởi vì, trong nước bọt ở lưỡi có thể làm mất đi độ ẩm của môi chứ không phải cấp ẩm cho môi do vài bạn cứ cho rằng liếm môi sẽ cấp ẩm cho môi, đây là một quan điểm cực kỳ sai làm. Vì vậy bạn hãy tránh liếm môi, để không đây khô môi hơn. _ Các yếu tô gây nứt nẻ môi. Thật sự bệnh khô môi hay nứt nẻ môi đều xuất hiện với tất cả mọi người nhưng đặc biệt thường xuyên ở những bạn có làn da khô. Ngoài ra, nếu cơ thể bạn có thể bị tác dụng phụ của thuốc và các chất bổ sung cũng gây ra nứt nẻ môi: - Vitamin A. - Retinoids (Retin-A, Differin). - Lithium (thường được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực) - Thuốc hóa trị liệu. Hoặc những bạn ít uống nước hoặc cơ thể thiếu dinh dưỡng cũng sẽ dễ bị khô môi và nứt nẻ môi. 2. Các triệu chứng biểu thị môi bị nứt nẻ và những tình trạng nghiêm trọng. _ Triệu chứng của môi khô và bị nứt nẻ: - Khô (đây là triệu chứng nhẹ khi bạn bắt đầu vào tình trạng khô môi). - Bong da trên môi. - Sưng tấy, xuất hiện vết nứt, loét và ứa máu trên vân môi. _ Tình trạng nghiêm trọng của việc bị khô và nứt nẻ môi. Khi bạn có xuất hiện những triệu chứng trên nếu không chăm sóc cẩn thận bạn sẽ đẩy những triệu chứng này chở thành những căn bệnh hay tình trạng nguy hiểm hơn: - Viêm môi: xuất hiện từ nguyên nhân chính là việc nứt môi không được chăm sóc kỹ, các virus sẽ gây nhiễm trùng nếu nặng hơn sẽ chuyển thành bệnh Crohn (bệnh viêm ruột). Ngoài ra, cũng có thể do các tác động khác như: niềng răng, đeo răng giả,… Biểu hiện qua những triệu chứng như: các vết loét vón cục và xuất hiện mằng trắng trên bề mặt các vết loát. Môi của bạn chuyển màu đỏ sậm. - Mất nước: đây là tình trạng xảy ra thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến việc môi bị khô và nứt, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe như: táo bón, giảm lượng nước tiểu, khô miệng,… còn nhửng triệu chứng khác nữa. Nếu trong trường hợp càng nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến tụt huyết áp, sốt và còn kích thích cho tim đập nhanh. Nếu bạn gặp những tình trạng trên thì mình khuyên bạn nên đi bác sĩ để chuẩn đoán tránh cho trường hợp chữa trị tại nhà, vì nếu không kiểm tra kịp thời có thể dẫn đến các loại bệnh nặng hơn. 3. Cách điều trị và phòng tránh nứt nẻ môi. _ Những phương pháp điều trị nứt nẻ môi. Thật sự việc điều trị nứt môi rất dễ dàng và có thể điều trị tại nhà, bạn có thể giúp chúng không trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu bạn chịu chăm sóc môi cẩn thận, có thể giúp môi cải thiện nhanh hơn và làm cho đôi môi có tính thẩm mỹ hơn. - Khi trên môi, bắt đầu bong tróc da lên bạn tránh lột da chết ra có thể dẫn đến chảy máu và đau. Sử dụng sản phẩm tẩy da chết nhẹ, thoa nhẹ lên môi để tẩy những lớp da trên môi. - Thường cấp ẩm cho môi để tránh cho môi không bị khô cũng như sau khi bạn sử dụng tẩy da trên môi. Thường nên sử dụng các sản phẩm cấp ẩm cho da như: sáp ong, dầu dừa,… các sản phẩm khác dành cho môi. Nên sử dụng thường xuyên khi môi đang có những tình trạng trên và đặc biệt sau khi hết bạn cũng nên sử dụng để môi có thể mềm mại hơn. _ Phòng tránh nứt nẻ môi. - Không liếm môi thường xuyên (nước bọt rất dễ bay hơi nên mỗi khi liếm môi xong môi sẽ có tình trạng khô hơn trước). - Khi sử dụng son dưỡng thì bạn nên tránh những soi dưỡng có hương liệu, đa phần những loại son này có thành phần hóa học có thể gây hại cho cơ thể bởi vì khi ăn không thể nào tránh được việc liếm môi. - Khi ra ngoài trong thời tiết lạnh, bạn nên đeo khẩu trang tránh môi tiếp xúc không khí lạnh có thể gây nứt môi, cũng như khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. - Luôn luôn uống đủ nước, tối thiểu hơn 1 lít nước trong ngày. Khổng để cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến môi bị mất nước nghiêm trọng. Nguồn bài viết: hoovada.com