Tranh luận: [thực Phẩm Dưỡng Sinh Thiện Tri Thức] Làm Sao Để Thoát Khỏi Những Cơn Đau Dạ Dày

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Đậu_Đỏ_, 4/12/2017.

  1. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ ơi, các mẹ chú ý cẩn thận nhé. Bệnh đau dạ dày không chỉ có mỗi người lớn mình bị đâu mà trẻ em nhà mình cũng có thể mắc phải đấy ạ. Mình tìm hiểu đc một số nguyên nhân gây nên đau dạ dày ở trẻ em đây ạ:

    Stress tâm lý có thể kích thích làm mở rộng vết loét. Hiện nay trẻ em đã phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc học hành hay một số em phải luôn cố gắng đạt được kỳ vọng cao của bố mẹ đã gây nên tình trạng stress, lo âu ở các em nhỏ.

    Sử dụng loại đồ ăn gây kích thích dạ dày tiết nhiều axit. Các em nhỏ đang sử dụng thức ăn nhanh khá nhiều trong khẩu phần ăn của mình với thành phần không đủ chất dinh dưỡng mà còn chứa các chất gây kích thích hình thành vết loét

    Hầu hết các vết loét hình thành là do nhiễm vi khuẩn Hp hoặc việc lạm dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Meloxicam…vi khuẩn Hp có trong thức ăn không sạch sẽ hay lây từ người sang người là nguyên nhân số 1 gây loét dạ dày. Một vài bác sỹ tin rằng nhiều trẻ em hiện nay đang bị loét dạ dày do sử dụng thuốc chứ không phải do các nguyên nhân khác, với mong muốn cho con nhanh khỏi các bệnh khác mà nhiều phụ huynh đã sử dụng khá nhiều thuốc giảm đau để điều trị cho con. Khi sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa và chảy máu tiêu hóa ở một số trẻ em.

    Có một số bệnh lý làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Ví dụ như ở trẻ em sơ sinh bị nhiễm khuẩn nặng do sức đề kháng yếu còn những trẻ khỏe mạnh thường rất ít khi bị loét dạ dày tá tràng hay khi bị bỏng nặng có thể bị loét dạ dày thứ nguyên nhân từ stress do bỏng gây ra.

    Các mẹ cố gắng giữ gìn cho con khỏe mạnh nhé!
     
    Đang tải...


  2. thuong-nguoi-phu-nu

    thuong-nguoi-phu-nu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2017
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    43
    Mình cũng cảm thấy sốc khi biết được hiện tại trẻ em tình hình nhiễm khuẩn Hp cũng đang ngày một cao. Khảo sát ở 14 nước đang phát triển thấy tỷ lệ nhiễm H.pylori ở tuổi 15 là 80%. Ở Bangladesh tỷ lệ H.pylori (+) là 61% ở trẻ 1-3 tháng, 33% ở trẻ 1 tuổi, > 80% ở trẻ > 5 tuổi. Ở Nicaragua, 63% ở trẻ > 2 tuổi có H.pylori (+). Nghiên cứu ở các nước phát triển như Đức chỉ có 6,2% trẻ ở lứa tuổi 5-8 tuổi có H.pylori (+), 27.6% trẻ em ở các nước châu Âu khác có H.pylori (+). Trong một nghiên cứu gồm 3.000 người không có triệu chứng thuộc 17 quần thể, tỷ lệ nhiễm chung ở những người từ 55-64 tuổi là 62%, ở những người độ tuổi 25-34 là 35%. Ở những nước đang phát triển hơn một nửa số trẻ em 10 tuổi bị nhiễm H.pylori . Những người có điều kiện kinh tế – xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm cao.

    Nhiễm khuẩn Hp tại Việt nam
    Ở các nước Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam), tỷ lệ nhiễm H.pylori trung bình khoảng 55-60%.

    Tại Việt Nam, năm 2001, Bs. Vương Tuyết Mai và cộng sự đã phát hiện tỷ lệ nhiễm H.pylori ở 528 người khỏe mạnh là 75,2%. Trẻ nhỏ nhiễm H.pylori thấp hơn người lớn, xuất hiện ở cả 1-2 tuổi. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở các địa phương cũng khác nhau.

    Tỷ lệ nhiễm khuẩn H.pylori và tái nhiễm H.pylori sau khi điều trị ngày càng gia tăng ở Việt Nam đã trở thành gánh nặng cho cả hệ thống y tế. Sự tương quan giữa tỷ lệ gia tăng nhiễm khuẩn H.pylori và gia tăng của Ung thư dạ dày, Viêm loét dạ dày tá tràng tại Việt Nam trong những năm gần đây đang làm rấy lên mối quan ngại về mức độ nguy hiểm của loại vi khuẩn trên. Trong khi, thế giới còn chưa đưa ra được vaccine phòng ngừa vi khuẩn H.pylori thì cách tốt nhất với người dân vẫn là ý thức tầm soát nhiễm khuẩn thông qua thăm khám định kỳ để phát hiện vi khuẩn H.pylori kịp thời, có cách tiệt trừ vi khuẩn H.pylori đúng đắn và có ý thức bảo vệ tránh để lây nhiễm từ người bệnh hoặc lây truyền sang người khác.

    PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên

    Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
     
    Đậu_Đỏ_ thích bài này.
  3. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Mặc dù loét dạ dày tá tràng hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng nếu trẻ nhỏ nhà bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đưa bé tới cơ sở uy tín để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời nhé:
    • Đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn.
    • Buồn nôn và nôn.
    • Đau ngực
    • Sút cân do dạ dày bị tổn thương không thực hiện tốt chức năng tiêu hóa khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng
    • Thường xuyên ợ nóng và nấc cục khi axit trong dạ dày làm xuất hiện vết loét và khiến vết loét mở rộng.
    • Chán ăn
    • Khó nuốt
    • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, có thể có màu đỏ tối hoặc đen đây là triệu chứng đã xuất huyết dạ dày
    Những triệu chứng và dấu hiệu này rất phổ biến ở trẻ em khi bị bệnh và có thể không phải bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng chúng cũng đều là dấu hiệu của những bệnh khác. Các bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ sẽ dựa trên thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm và tiền sử bệnh tật của trẻ để đánh giá và chẩn đoán bệnh.
     
  4. Lợn bay

    Lợn bay Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    7,763
    Đã được thích:
    1,145
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn thông tin đã chia sẻ
     
  5. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    ĐAU DẠ DÀY NÊN THƯỜNG XUYÊN ĂN CHÁO

    Những người bị bệnh đau dạ dày hoặc cảm thấy dạ dày bị khó chịu thì có thể ăn cháo. Nhiệt độ khi ninh cháo cần phải cao hơn 60oC, dưới nhiệt độ như vậy làm cho cháo sánh lại, cháo ninh nhừ nhờ lửa lớn vừa ăn vào là tan ngay, vào bụng vô cùng dễ tiêu hóa nên rất thích hợp với những người có bệnh về dạ dày. Trong cháo có chứa lượng nước rất lớn, còn có khả năng nhuận tràng, thuận lợi đẩy những chất có hại trong tràng vị ra ngoài cơ thể.
    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 20/12/2017
  6. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng xem qua có 1 số cách chăm sóc trẻ bị viêm loét dạ dày tại nhà

    - Chườm ấm
    Để làm giảm khó chịu cơn đau ở dạ dày cho trẻ, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm chườm bụng cho trẻ hoặc tắm nước ấm cho trẻ.

    - Xoa bóp cho bé
    Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.

    - Cho trẻ uống nước gừng và mật ong
    Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi và 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống làm 2 lần/ ngày.

    - Cho bé uống đủ nước
    Khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên duy trì cho trẻ uống nước bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ.

    - Ăn uống thế nào để tránh kích thích niêm mạc dạ dày
    Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày cho trẻ để giảm nhẹ gánh nặng tiêu hóa của dạ dày, không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no. Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Thức ăn giảm tiết acid dịch vị; Thức ăn trung hòa acid dịch vị; Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị; Ít xơ sợi; Đồ uống: nước chín; Nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn thức ăn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày để giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày.

    Hạn chế trẻ nhỏ sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày: các loại lạp xường, xúc xích; Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi, thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ; Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua…

    Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ
    Hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game để giúp phát triển trí não. Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao vừa sức để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Ăn nhiều rau quả loại không ảnh hưởng đến dạ dày, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.
     
    Sửa lần cuối: 21/12/2017
  7. thuong-nguoi-phu-nu

    thuong-nguoi-phu-nu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2017
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    43
    thảo dược thuốc nam người Dao chữa đau dạ dày này dùng rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang bầu
     
  8. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
  9. thuong-nguoi-phu-nu

    thuong-nguoi-phu-nu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2017
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    43
    nhà mình cũng có người dùng rồi, thuốc là những thảo dược thiên nhiên nên rất lành,đây là bài thuốc gia truyền nhiều đời của người Dao Quần Chẹt trên núi Ba Vì cựckỳ quý giá và hiệu quả đổi với tất cả những ai bị viêm đại tràng và đau dạ dày
     
  10. thuong-nguoi-phu-nu

    thuong-nguoi-phu-nu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2017
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    43
    1. THẢO DƯỢC QUÝ TẠO NÊN BÀI THUỐC GIA TRUYỀN
    • Lá khôi có chứa các thành phần chính là tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ cơ chế này, lá Khôi tía đặc Ċhiệu quả trong điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái, nhẹ bụng.

    [​IMG]


    • Hoàng liên có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp, tả hoả, tiêu sưng, làm sáng mắt. Người ta cũng đã nghiên cứu về các tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm gây bệnh, tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá, chống loét đường tiêu hoá, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm v.v...
    • Củ dòm có công dụng chữa kiết lỵ ra máu, đau bụng kinh niên và đau dạ dày.
    • Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày (do trung hòa được lượng axit), hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, điều trị loét miệng, loét lưỡi do viêm nhiễm hoặc do nhiệt.

    [​IMG]


    • Nghệ đen, nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị.
    Ngoài ra còn có sự kết hợp của trà dây cùng một số vị thảo dược gia truyền Dân tộc Dao.


    2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU DẠ DÀY

    Có rất nhiều nguyên nhân đau dạ dày mà bạn không thể lường trước được. Tỉ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa của người dân Việt Nam ngày càng tăng, trong đó bệnh đau dạ dày chiếm đa số. Bệnh lý này dễ mắc phải nhưng nhiều người rất chủ quan vì cho rằng chúng không nguy hiểm. Đau dạ dày chính là tiền đề của viêm loét, chảy máu và u xơ dạ dày nên tuyệt đối không xem nhẹ. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây đau dạ dày là gì để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.


    • Ăn uống không điều độ là nguyên nhân gây đau dạ dày
    Thời gian ăn uống thất thường: khiến dạ dày không thể hoạt động hiệu quả. Dạ dày là một chiếc đồng hồ sinh học, khi đến thời điểm nhất định, dạ dày sẽ có bóp và tiết dịch tiêu hóa tốt nhất, đó chính là thời điểm hoàn hảo để ăn uống. Bạn có thể kiểm soát lịch hoạt động này bằng cách ăn uống đúng giờ nhất định.


    [​IMG]


    Khi ăn không tập trung: một là nhai nuốt quá nhanh; hai là xem ti vi, máy tính lúc ăn đều khiến dạ dày bị ảnh hưởng. Các bạn đều biết chúng ta khó mà hoàn thành thành tốt một vấn đề khi mà phải thực hiện nhiều công việc một lúc.

    Ăn quá nhiều những món có bị cay, chua khiến lớp bảo vệ dạ dày dễ bị viêm nhiễm, bào mòn.


    • Học tập, làm việc quá sức là nhân tố khiến bệnh đau dạ dày bộc phát
    Khối lượng công việc quá lớn, bài tập về nhà quá nhiều khiến bạn phải gồng mình, căng đầu để hoàn thành. Nếu tình hình này cứ kéo dài sức khỏe của bạn sẽ bị vắt kiệt, hệ miễn dịch suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đau dạ dày.


    [​IMG]


    • Sử dụng các liều kháng sinh là nguyên nhân đau dạ dày
    Nhiều căn bệnh không thể thiếu thuốc, bên cạnh lợi ích là khải thiện bệnh tình nhiều loại thuốc Tây y cũng đem lại không ít rắc rối. Dùng thuốc nhiều ngày có thể làm lắng đọng cặn thuốc, cặn càng nhiều thì càng làm tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc dạ dày. Các thuốc gây hại cho bao tử thường thấy là thuốc chữa bệnh khớp, thuốc giảm đau, thuốc tiêu viêm,…


    [​IMG]


    • Vi khuẩn HP (helicobac terpylori) là nguyên nhân đau dạ dày
    Vi khuẩn Hp được xem là thủ phạm chính gây ra bệnh đau dạ dày trên toàn thế giới. Sau khi thâm nhập vào được dạ dày, khuẩn này nhanh chóng gây ức chế mọi hoạt động của dạ dày. Chúng khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn ngay cả khi không ăn uống gì, lượng acid này dư thừa này nhanh chóng làm làm thủng dịch dầy và bào mòn lớp niêm mạc.


    • Chất kích thích là nguyên nhân gây đau dạ dày
    Tất cả những loại chất kích thích bao gồm có rượu, thuốc lá, bia là vô cùng nguy hiểm cho gan, phổi và dạ dày. Dù được cảnh báo rất nhiều những vẫn có nhiều người không bỏ được thói quen có hại này. Những chất độc này nhanh chóng hủy hoại những cơ thể khỏe mạnh, còn những người có sẵn bệnh trong người thì càng nghiêm trọng vô cùng. Chúng không chỉ phá hủy cấu trúc, chức năng của dạ dày mà còn đẩy bệnh đến gần hơn biến chứng ung thư nguy hiểm.


    3. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH DẠ DÀY

    Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày thì việc điều trị bệnh cũng đơn giản. Tuy nhiên khi thấy những dấu hiệu dưới dây đồng nghĩa với bệnh đau dạ dày đang ghé thăm bạn:


    • Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược: Khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.

    [​IMG]


    • Nôn, buồn nôn: Nếu bạn bị buồn nôn thường xuyên (không kể đến buồn nôn do thai nghén) thì hãy đi khám ngay để có kết quả chính xác hơn vì buồn nôn là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày của đại đa số bệnh nhân.
    • Có cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở phía bụng trên (hay còn gọi là đau thượng vị): một số người có biểu hiện rõ như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn vào có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

    [​IMG]


    • Ợ hoặc chướng bụng: đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua là biểu hiện đau dạ dày của rất nhiều người khi mới mắc phải. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Ợ chua cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

    [​IMG]


    • Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn: Ở phần lớn các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của bệnh đau dạ dày là tương đối nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn. Nhưng nếu càng để lâu thì bệnh sẽ càng nặng và mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao. Vì vậy hãy chú ý đến những biểu hiện lạ của cơ thể, tránh để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám và dùng thuốc.

    4. BIẾN CHỨNG KHÓ LƯỜNG CỦA BỆNH ĐAU DẠ DÀY


    [​IMG]


    • Loét dạ dày
    Viêm dạ dày ở một số vị trí dễ tổn thương nhưng khó lành như hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ… kết hợp với các tác nhân gây hại dạ dày thường dễ chuyển thành loét dạ dày mạn tính nếu không được chữa trị kịp thời. Trong khi đó, bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thường chủ quan do bệnh không biểu hiện dữ dội , bỏng rát như viêm dạ dày cấp, khiến bệnh dễ âm thầm chuyển biến nặng hơn.

    • Chảy máu dạ dày
    Viêm dạ dày mạn tính lúc này đã biến chứng nguy hiểm hơn, biểu hiện là những cơn đau dạ dày quặn kèm triệu chứng nôn ra máu, đại tiện lẫn máu hoặc phân đen mịn như hắc ín. Trường hợp không cấp cứu và được chăm sóc kịp thời có thể khiến người bệnh mệt lả, đuối sức, thậm chí nguy có nguy cơ dẫn đến tử vong.


    [​IMG]
    Thủng dạ dày - Biến chứng nguy hiểm của viêm dạ dày mạn tính
    • Thủng dạ dày
    Viêm dạ dày mạn tính âm thầm làm mòn dần lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho lớp bảo vệ dạ dày này trở nên mỏng manh và có thể bất ngờ gây thủng dạ dày. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất xảy đến khi bệnh nhân không cẩn trọng trong việc kiêng cữ, giữ gìn cho dạ dày như: tiếp tục chiều khẩu vị ăn những đồ ăn chua, cay, nóng, uống bia rượu, gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày lúc này đã bị bào mòn đứng trước nguy cơ bị thủng rất cao.

    Mặt khác, viêm dạ dày mạn tính dù nghiêm trọng nhưng do biểu hiện không biểu hiện rõ rệt, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Cho đến khi bệnh chuyển nặng, cơn đau bùng lên dữ dội, bệnh nhân mới tá hỏa mình đã bị thủng dạ dày.

    • Ung thư dạ dày
    Ung thư dạ dày là biến chứng đáng sợ nhất của bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày mạn tính. Bệnh gây triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu và sút cân nhanh. Tuy nhiên, các biểu hiện này cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác, do đó thường gây chủ quan cho người bệnh, chỉ khi cơn đau đã vượt quá sức chịu đựng mới chịu gặp bác sỹ. Lúc này đã thành ung thư dạ dày nặng, khiến cho việc chữa trị càng trở nên khó khăn hơn.

    [​IMG]







    [​IMG]





    [​IMG]

    Mỗi lần uống 2 thìa cafe bột, uống khi bụng trống và cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn để đạt hiệu quả 100% thuốc chữa lành các vết loét dạ dày, đại tràng.
    5. LIỆU TRÌNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ SẢN PHẨM



    Công dụng: Đặc trị các bệnh về dạ dày như: viêm loét dạ dày, đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, viêm đại tràng mãn tính…


    Cách dùng:

    Cách 1: Pha 02 thìa cà phê thảo dược với 100ml nước ấm, khuấy đều rồi uống.

    Cách 2: Trộn 02 thìa cà phê thảo dược với 02 thìa mật ong rồi ăn.

    Lưu ý: Ngày uống 03 lần, uống trước bữa ăn từ 10-15 phút. Dùng liên tục trong vòng 60 ngày. Kiêng thức ăn cay, nóng, rượu bia trong thời gian dùng thảo dược.


    6. DUY TRÌ LIỆU TRÌNH


    Thảo dược đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng dân tộc Dao được sử dụng trong bệnh lý dạ dày thông thường và trong phác đồ tiệt trừ Hp nhằm mục đích giảm acid dạ dày, hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt Hp và giúp dạ dày mau hồi phục viêm, loét. Trong bệnh lý dạ dày thông thường có thể sử dụng 1 lần/ngày là đủ. Nhưng riêng trong điều trị tiệt trừ Hp thì PPI cần sử dụng 2 lần/ngày mới đảm bảo hiệu quả tiệt trừ HP tối đa.


    Sản xuất tại: HTX Thuốc nam gia truyền Dân tộc Dao

    Phân phối bởi: Công Ty Cổ Phần Quốc Tế ISOCUS qua kênh thông tin điện tử: kenhmuahang.com


    Sản phẩm được xác nhận Tiêu chuẩn cơ sở bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chẩn chất lượng
     
  11. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Theo Y học cổ truyền bệnh viêm loét dạ dày được mô tả với bệnh danh là “Vị quản thống”. Viêm loét dạ dày có biểu hiện lâm sàng là đau vùng thượng vị với các các chứng rối loạn tiêu hóa. Trong giai đoạn đầu, chứng Vị quản thống thường biểu hiện ở thể Khí trệ, Hỏa uất hay Huyết ứ, nhưng về sau khí huyết sẽ suy kém bệnh sẽ diễn tiến tới Tỳ Vị hư hàn.

    Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân chính gây nên bệnh là do yếu tố về tinh thần bị suy nhược như: lo lắng, suy nghĩ, tức giận quá độ và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị làm tỳ vận hành kém đi mất chức năng thu nạp dẫn đến khí trệ, huyết ứ làm đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn. Tức giận nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến can, làm can khí trì trệ ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị. Can khí mà uất lâu ngày sẽ hóa hỏa, hỏa sẽ thiêu đốt tân dịch làm tổn thương đến vị âm làm chính khí suy tổn.
    Ngoài ra, yếu tố ngoại cảm cũng gây nên viêm loét dạ dày khi hàn khí xâm nhập gây đau vào vị. Hoặc do ăn uống không điều như ăn quá no hoặc để quá đói, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, chua, mặn làm khí cơ trì trệ dẫn đến đau ảnh hưởng chức năng tỳ vị.
    Y học cổ truyền chia Vị quản thống gồm hai dạng chính:
    Thể can khí phạm gồm 3 thể nhỏ: hỏa uất, khí trệ, huyết ứ
    – Thể tỳ vị hư hàn

    [​IMG]

    1. Viêm loét dạ dày tá tràng thể Hỏa uất
    - Triệu chứng: Đau nhiều vùng thượng vị, có cảm giác nóng rát, miệng khô đắng, lưỡi rêu vàng đỏ, ợ chua, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, mạch huyền sác (khi bắt mạch thấy mạch căng)
    - Nguyên nhân:
    • Bệnh nhân hay cáu giận, tính tình dễ thay đổi làm tổn thương can, can trệhóa hỏa phạm vị, vị khí bất hoà, khí trì trệ không thông gây bệnh (miệng khô đắng, mạch huyền sác).
    • Ăn uống ko điều độ, no đói thất thường, ăn nhiều đồ ăn béo, ngọt sinh thấp, thấp lâu ngày hóa hỏa sinh bệnh. Khí trệ hoá hoả làm đau vùng thượng vị, nóng rát. Nhiệt trưng đốt hao tổn tân dịch làm tiểu tiện đỏ, táo bón, chất lưỡi đỏ vàng. Nếu khí không trệ lại mà dâng lên gây ợ chua.

    2. Viêm loét dạ dày tá tràng thể Khí trệ
    - Triệu chứng: ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, đau thượng vị từng cơn, đau lan ra sau lưng và hai bên mạng sườn, ấn đau, bụng đầy chướng, mạch huyền.
    - Nguyên nhân: khi tinh thần không thư thái làm Can khí trệ kết phạm Vị gây đau. Bên hông sườn là ranh giới của Can nên khi Can khí trệ gây đau vùng mạng sườn. Đau lan ra sau lưng do khí di chuyển. Bụng đầy chướng, ợ hơi do khí cơ trì trệ ở trung tiêu ko thông giáng gây ra.

    3. Viêm loét dạ dày tá tràng thể Huyết ứ
    - Triệu chứng: đau một chỗ, bấm thấy đau, nôn ra máu, phân đen, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng đỏ có điểm ứ huyết, mạch huyền sác hữu lực, sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt.
    - Nguyên nhân: Đau lâu ngày không khỏi khí huyết ứ trệ, gốc bệnh càng sâu. Do huyết ứ nên đau cố định một chỗ. Đau lâu ngày tổn thương mạch nên nôn ra máu, phân đen. Huyết ứ lâu ngày khiến lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.

    4. Tỳ vị hư hàn
    - Triệu chứng: Đau thượng vị lâu ngày, nôn nhiều hoặc nôn ra nước trong, đầy bụng, phân nát thỉnh thoảng táo, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư tế, người mệt, thích xoa bóp, chườm nóng, sợ lạnh tay chân lạnh
    - Nguyên nhân: Do Tỳ Vị hư hàn, dương khí không thông cộng thêm ăn uống nhiều gây tích tụgây đau bụng, đầy bụng, nôn ra nước trong. Tỳ vị dương hư, dương hư lại sinh ngoại hàn nên tay chân lạnh sợ lạnh, phân nát. Hư hàn khiến người mệt mỏi, mạch hư tế, lưỡi nhạt.
     
  12. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Đau vùng thượng vị là đua vùng dạ dày, nói chung chứng có 9 loại do các chứng đàm, uất, thực tích lại mà thương tổn, sáng bị thương, chiều bị tổn, ngày tháng dồn tích lại, làm ngăn trở máu lưu thông, mà sinh ra đau, cho nên khi chữa phải phân biệt các nguyên nhân mà tạo ra bệnh không thể chữa đồng loạt được. Khi ăn uống không đều mà bệnh tái phát lại thì khó chữa. Nếu đau ở vùng thượng vị đau lan ra cả hai bên sườn, lên vùng ngực, đau đến cả xương lưng là thực nhiệt, nếu đau ở bụng dưới liền bên và trên dưới rốn đều nhau, chân tay lạnh là do hư hàn, đau bụng màm mặt trắng môi đỏ, sau cơn đau ăn được, lúc đau lúc không là do trùng gây ra. Danh y Tuệ Tĩnh đã có những bài thuốc chữa đau thượng vị dựa vào các biểu hiện bệnh khác nhau

    1. Đau dữ dội ở vùng ngực, đau lan ra cả lưng phát lạnh, ói mửa, các thứ thuốc không chữa được
    Lấy lông ngỗng ngoáy trong họng cho gây nôn ra một ít đờm là khỏi ngay

    2. Vùng thượng vị quặn đau và trị đau thắt ruột
    Lấy một nhúm muối để ở đầu lưỡi dao, đốt đỏ len tôi vào trong nước, nhân khi đang nóng thì uống ngay, đờm được thoát ra là khỏi

    3. Đau vùng thượng vị đến đến cắn răng mà như sắp chết
    Hành già 3-5 củ bỏ vỏ, rễ giã nát, lấy muỗng đút cho xuống tận họng rồi cho 4 lạng dầu mè đổ tống xuống, một lúc sau trong bụng có tích, có trùng cũng đều hóa nước vàng mà ra, sẽ ko phát nữa.

    4. Trị 9 loại đau vùng thượng vị
    Cành hòe bỏ cành non dùng lấy một nắm rồi dùng 3 bát nước sắc còn 1 bát uống vào khi đói sẽ đỡ ngay

    5. Đau vùng thượng vị 5-10 năm không hết
    Trà ngon nấu nước hòa giấm uống dần

    6. Đau trong ngực tức như đầy, họng tắc rần rần như ngứa, trong họng khô ráo
    Vỏ quýt 2 lạng, gừng sống 1 lạng, chỉ thực đã xắt lát 3 quả. Đem 3 bát sắc còn 1 nửa chia làm 3 lần uống sẽ lành ngay.

    [​IMG]

    Hình minh họa: Vỏ quýt, chỉ thực, gừng sống bài thuốc trị chứng đau thượng vị

    7. Vùng thượng vị bỗng nhiên đau dữ dội
    - Hột quả vải đem đốt tồn tính rồi tán bột mỗi lần uống khoảng 3-4 g với rượu nhạt, hoặc giấm để uống
    - Đậu xanh 21 hột, hồ tiêu 14 hột đem tán bột uống cùng nước.

    8.Đau vùng thượng vị, trị cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ, đàn ông
    Lá tràm 1 nắm lớn, giã lấy nước 1 bát, gừng sống vắt lấy nước nửa chén, hòa lẫn chia 3 lần uống là lành ngay

    9. Tỳ vị lạnh đau, bụng có hơi độc
    - Bột ngải cứu chế với nước sôi uống khoảng 6g là lành
    - Lá ngải cứu tươi 1 nắm, giã nát, hòa với 1 chén nước lọc bỏ bã để uống
    - Gừng khô, riềng đều bằng lượng nhau, rửa qua bằng nước sôi, tạo thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên
    - Tỏi ngâm giấm 2-3 năm, khi dùng ăn 3 củ sẽ hiệu nghiệm
    Những bài thuốc có tính chất tham khảo khi người bệnh áp dụng nên có hướng dẫn cụ thể của Y sĩ. Chúc quý vị thân tâm an lạc! Nguồn: Tuệ Tĩnh toàn tập
     
    _BồCôngAnh_ thích bài này.
  13. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Một số dấu hiệu của bệnh trào ngược thực quản dạ dày mọi người thấy mình có dấu hiệu nào đó hãy chú ý theo dõi điều trị nhé.
    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là biểu hiện sưng viêm đường dẫn thức ăn nối từ thực quản vào dạ dày. Tức là cơ vòng ở cuối thực quản bị giãn ra không xiết lại sau khi thức ăn xuống dưới dạ dày khiến axit trào ngược lên trêm, ăn mòn làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản.

    [​IMG]
    Dấu hiệu thường thấy khi mắc trào ngược dạ dày thực quản:
    - Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: là triệu chứng thường thấy của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các hiện tượng ợ xuất hiện do dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Cảm giác bỏng rát có thể xuất hiện ở vùng thượng vị sau đó có thể lan ra vùng xương ức. Triệu chứng đặc biệt xuất hiện sau khi ăn hoặc đi nằm.

    - Khó nuốt: khi ăn xong phần thức ăn không thường xuống tới dạ dày mà mắc nghẹn ở phần ức, gây khó chịu. Có tới 1/3 bệnh nhân mắc bệnh trào ngược có triệu chứng khó nuốt. Nếu hiện tượng xuất hiện trong một thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.

    Trào ngược dạ dày thực quản còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu ho kéo dài, đau rát họng, viêm họng, đau ngực, các bệnh về tim phổi… nhưng những dấu hiệu này rất có thể nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh lý khác
     
  14. _BồCôngAnh_

    _BồCôngAnh_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Hiện nay, bệnh đau dạ dày là căn bệnh phổ biến về tiêu hóa mà nhiều người mắc phải. Trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc hay dễ dàng thực hiện mà đem lại hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể tham khảo

    1. Cây dạ cẩm

    Cây dạ cẩm là một cây thuốc nam trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả, có tính vị, tính bình, có vị ngọt hơi đắng. Dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu các cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Dạ cẩm điều trị bệnh dạ dày bằng cách trung hòa axit có trong dạ dày, se lành vết loét, ngăn chặn ợ chua có thể giảm đáng kể tình trạng đau dạ dày ở bệnh nhân.
    Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày: Lấy khoảng 10-25g ngọn của dạ cẩm khô đem sắc thành thuốc uống. Có thể dùng trước bữa ăn hay lúc đau dạ dày. Không dùng quá 3 lần/ngày.
    [​IMG]

    2. Cây lược vàng
    Lược vàng là cây thuốc nam có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh đau dạ dày, bởi thành phần của nó có chứa rất nhiều khoáng chất có ích, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, cầm máu, chữa lành vết thương đặc biệt là có lợi cho sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa. Dùng cây lược vàng có thể làm giảm nhanh những triệu chứng: đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua…
    Khả năng khử trùng và kháng viêm của loại cây thuốc nam này còn giúp làm dịu những tổn thương dạ dày như các vết xước, loét tại niêm mạc dạ dày. Lá cây lược vàng tươi đem rửa sạch nấu cùng nước uống như trà. Dùng mỗi 12 giờ/lần để làm dịu dạ dày

    3. Cam thảo
    Cam thảo có tác dụng thanh lọc cơ thể, có tính hàn và giải nhiệt tốt, còn có thể giúp ngăn chặn những vết loét bên trong dạ dày.
    Phương pháp giúp bảo vệ dạ dày: trước các bữa ăn từ 20 phút đến nửa tiếng, hãy uống trà cam thảo để hình thành 1 lớp bảo vệ niêm mạc giúp chữa lành những vết loét bảo vệ dạ dày khỏi thương tổn.

    4. Hạt bưởi
    Bưởi có vị chua và tính hàn của nó nên có công dụng chữa trị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là chứng đầy bụng, khó tiêu. Sử dụng bưởi cũng là một phương pháp điều trị bệnh dạ dày.
    Cách thực hiện: lấy 100 gram hạt bưởi không bóc vỏ cứng đem rửa sạch cho vào một cốc thủy tinh lớn rồi sau đó cho tiếp 200 ml nước sôi vào và để trong vòng 2 tiếng. Lúc này, những chất có tác dụng chữa trị bệnh trong hạt bưởi sẽ được hòa với nước tạo ra một dung dịch đặc quánh. Sau đó lấy phần nước và bỏ đi phần hạt, uống phần nước này một lần duy nhất trong ngày sau bữa trưa khoảng 2 tiếng.

    5. Đậu rồng
    Quả đậu rồng là cây thuốc quý giúp chữa đau dạ dày. Có thể dùng đậu rồng chữa dạ dày theo 2 cách sau:
    Bài 1: Lấy hạt của quả đậu rồng già, đem rang cùng với muối cho vàng thơm. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi dạ dày còn rỗng lấy 10 hạt đậu để nhai thật kỹ trước khi nuốt. Với người lớn tuổi đem xay nhuyễn và nhai. Làm liên tục trong 3 tuần.
    Bài 2: Lấy hạt đậu rồng đem rang vàng sau đó xay nhuyễn thành bột cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Khi dùng lấy 1 thìa bột đậu rồng trộn với 1/2 thìa mật ong rồi ăn. Làm 2 lần trong ngày khi đang còn đói. Đây là bài thuốc kết hợp làm tăng hiệu quả chữa bệnh dạ dày

    6. Trà hoa cúc
    Trà hoa cúc có vị đắng, tính bình tác dụng tốt cho cả sức khỏe và tinh thần. Dùng 2 cốc trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thoải mái, làm dịu cơn đau. Sử dụng trà hoa cúc cũng vô cùng đơn giản, một tách trà hoa cúc vào mỗi buổi sáng được xem như một phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh dạ dày.
     
  15. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    XUẤT HUYẾT DẠ DÀY LÀ GÌ?

    Xuất huyết dạ dày
    là hệ quả của viêm loét dạ dày cấp, mãn tính hay một số căn bệnh khác gây nên. Xuất huyết dạ dày xảy ra khi các vết loét dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không được điều trị kịp thời hoặc thường xuyên sử dụng thực phẩm có hại cho dạ dày.

    Khi bị xuất huyết dạ dày đầu tiên bệnh nhân bị đau dữ dội vùng thượng vị, rồi lan khắp bụng, bụng trở nên cứng, toát mồ hôi, bệnh nhân tái xanh, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

    [​IMG]
    • Nôn ra máu là triệu chứng điển hình:
    Người bệnh thấy nôn nao khó chịu, lợm giọng, buồn nôn trước khi nôn. Khi nôn máu có thể còn tươi khi máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục hay thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày trong một thời gian mới nôn ra ngoài. Chất nôn có màu nâu, hồng: máu chảy ra ít đọng lại lâu trong dạ dày nên bị dịch vị và thức ăn hòa loãng.
    • Đôi khi không nôn mà đi đại tiện phân đen:
    Máu xuất huyết được tiêu hóa khiến phân có màu đen và có mùi. Nếu chảy nhiều máu, phân sẽ thường loãng, đen, lổn nhổn và có nước màu đỏ xen lẫn. Nếu chảy máu ít hơn, phân vẫn thành khuôn có màu đen như nhựa đường.

    Tình trạng người bệnh sẽ diễn biến khác nhau tùy thuộc vào lượng máu mất và thời gian xuất huyết
    – Nếu nhẹ, máu chảy ra ít, khoảng vài chục đến vài trăm ml máu. Lúc này người bệnh sẽ thấy hơi mệt mỏi, không có thay đổi rõ rệt về mạch, huyết áp.

    – Nếu lượng máu ra nhiều trong một thời gian ngắn dẫn đến tình trạng mất máu cấp tính. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi, lạnh chân tay, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, tụt huyết áp, thở nhanh, hoặc có thể sốt nhẹ, đái ít, có khi vô niệu. Có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    – Chảy máu ít nhưng kéo dài: không gây nên tình trạng mất máu cấp tính nhưng dẫn đến tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, suy tim do thiếu máu…
     
  16. thuong-nguoi-phu-nu

    thuong-nguoi-phu-nu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2017
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    43
    Bị dạ dày mà vẫn lo nghĩ tâm viên ý mã...chưa biết buông bỏ để Tâm lắng xuống thì có thuốc Thánh cũng ko khỏi. Vì khi người bệnh bị dạ dày chỉ cần hơi lo lắng, buồn bực là dịch vị axit tiết ra ngoài nhiều thuốc nào uống cũng ko ngấm vào để chữa viêm được. Nếu người bệnh học THiền kết hợp uống thuốc (nên dùng thuốc THẢO MỘC TỰ NHIÊN) sẽ khỏi nhanh và triệt để,lại không để lại những phản ứng phụ 2 mặt của thuốc
     
    Đậu_Đỏ_ thích bài này.
  17. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    MỘT SỐ CÁCH CHỮA CƠN ĐAU THƯỢNG VỊ TỪ DANH Y TUỆ TĨNH mọi người cùng tham khảo nhé

    Đau vùng thượng vị là đau vùng dạ dày, nói chung có 9 loại do các chứng đàm, uất, thực tích lại mà thương tổn, sáng bị thương, chiều bị tổn, ngày tháng dồn tích lại, làm ngăn trở máu lưu thông, mà sinh ra đau, cho nên khi chữa phải phân biệt các nguyên nhân mà tạo ra bệnh không thể chữa đồng loạt được. Khi ăn uống không đều mà bệnh tái phát lại thì khó chữa. Nếu đau ở vùng thượng vị đau lan ra cả hai bên sườn, lên vùng ngực, đau đến cả xương lưng là thực nhiệt, nếu đau ở bụng dưới liền bên và trên dưới rốn đều nhau, chân tay lạnh là do hư hàn, đau bụng màm mặt trắng môi đỏ, sau cơn đau ăn được, lúc đau lúc không là do trùng gây ra. Danh y Tuệ Tĩnh đã có những bài thuốc chữa đau thượng vị dựa vào các biểu hiện bệnh khác nhau

    1. Đau dữ dội ở vùng ngực, đau lan ra cả lưng phát lạnh, ói mửa, các thứ thuốc không chữa được
    Lấy lông ngỗng ngoáy trong họng cho gây nôn ra một ít đờm là khỏi ngay

    2. Vùng thượng vị quặn đau và trị đau thắt ruột
    Lấy một nhúm muối để ở đầu lưỡi dao, đốt đỏ len tôi vào trong nước, nhân khi đang nóng thì uống ngay, đờm được thoát ra là khỏi

    3. Đau vùng thượng vị đến đến cắn răng mà như sắp chết
    Hành già 3-5 củ bỏ vỏ, rễ giã nát, lấy muỗng đút cho xuống tận họng rồi cho 4 lạng dầu mè đổ tống xuống, một lúc sau trong bụng có tích, có trùng cũng đều hóa nước vàng mà ra, sẽ ko phát nữa.

    4.Trị 9 loại đau vùng thượng vị
    Cành hòe bỏ cành non dùng lấy một nắm rồi dùng 3 bát nước sắc còn 1 bát uống vào khi đói sẽ đỡ ngay

    5. Đau vùng thượng vị 5-10 năm không hết
    Trà ngon nấu nước hòa giấm uống dần

    6. Đau trong ngực tức như đầy, họng tắc rần rần như ngứa, trong họng khô ráo
    Vỏ quýt 2 lạng, gừng sống 1 lạng, chỉ thực đã xắt lát 3 quả. Đem 3 bát sắc còn 1 nửa chia làm 3 lần uống sẽ lành ngay.

    [​IMG]

    Hình minh họa: Vỏ quýt, chỉ thực, gừng sống bài thuốc trị chứng đau thượng vị

    7. Vùng thượng vị bỗng nhiên đau dữ dội
    • Hột quả vải đem đốt tồn tính rồi tán bột mỗi lần uống khoảng 3-4 g với rượu nhạt, hoặc giấm để uống
    • Đậu xanh 21 hột, hồ tiêu 14 hột đem tán bột uống cùng nước

      8. Đau vùng thượng vị, trị cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ, đàn ông
      Lá tràm 1 nắm lớn, giã lấy nước 1 bát, gừng sống vắt lấy nước nửa chén, hòa lẫn chia 3 lần uống là lành ngay

      9.Tỳ vị lạnh đau, bụng có hơi độc
    • Bột ngải cứu chế với nước sôi uống khoảng 6g là lành
    • Lá ngải cứu tươi 1 nắm, giã nát, hòa với 1 chén nước lọc bỏ bã để uống
    • Gừng khô, riềng đều bằng lượng nhau, rửa qua bằng nước sôi, tạo thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên
    • Tỏi ngâm giấm 2-3 năm, khi dùng ăn 3 củ sẽ hiệu nghiệm

      Những bài thuốc có tính chất tham khảo khi người bệnh áp dụng nên có hướng dẫn cụ thể của Y sĩ. Chúc quý vị thân tâm an lạc!
     
    thuhangpham thích bài này.
  18. thuong-nguoi-phu-nu

    thuong-nguoi-phu-nu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2017
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    119
    Điểm thành tích:
    43


    bạn nào bị căng thẳng quá hãy học ngồi thiền do thiền sư Nhất Hạnh hướng dẫn. Qua việc để y đến hơi thể thì bạn sẽ giảm nhanh cơn đau dạ dày, đây là kinh nghiệm của mình hồi đó bị dạ dày
     
    Đậu_Đỏ_ thích bài này.
  19. Đậu_Đỏ_

    Đậu_Đỏ_ Thành viên mới

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Biện pháp phòng tránh bệnh dạ dày ạ
    Bệnh dạ dày là bệnh lý về dạ dày bao gồm các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… bệnh gây nên các cơn đau hành hạ người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.

    Hiện nay bệnh dạ dày đang trở nên phổ biến do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt thiếu điều độ, thiếu khoa học. Bệnh dạ dày có thể dễ dàng phòng tránh nếu chúng ta duy trì những thói quen sau:

    1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
    • Chế độ ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều, hãy ăn khẩu phần vừa phải, ăn đúng giờ theo nhịp sinh học của cơ thể, tuyệt đối không được bỏ bữa để cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.
    • Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, hành tỏi…đồ chua: chanh, cam, dưa muối... Hạn chế các đồ kích thích rượu bia, cafe, thuốc lá vì sẽ tạo ra nhiều axit. Không nên ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ đau dạ dày
    • Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày (Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày hàng đầu)
    • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày, không nên vừa ăn vừa làm việc, tránh tạo áp lực cho dạ dày, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
    • Không nên vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ thôi nhé
    • Không nên ăn trước khi đi tránh tạo áp lực cho dạ dày bảo vệ dạ dày.
    • Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả. Do não đang điều khiển tập trung toàn bộ năng lượng cho việc tiêu hóa không nên phân tán sang các hoạt động khác.

      2. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc giảm đau
      Sử dụng một số thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau trong thời gian dài như Aspirin, Ibuprofen… sẽ gây hại cho dạ dày. Do những thuốc này có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí khi có vết loét xuất hiện trong thời gian dài mà không có bất kì triệu chứng nào nên rất nguy hiểm. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các cơn đau như đau đầu, đau cơ, đau lưng hay thậm chí là đau bụng kinh bạn nên hạn chế dùng thuốc giảm đau nên tìm những biện pháp khác giúp giảm cơn đau.

      3. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì để phòng bệnh đau dạ dày
      Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, ợ nóng, chướng bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa… và nhiều bệnh khác. Vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lý để đảm bảo sức khỏe

      4.Tránh stress, căng thẳng giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày tốt hơn
    • Căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày lâu dần gây nên đau dạ dày. Cần có thói quen sinh hoạt phug hợp sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ hỗ trợ giảm bệnh đau dạ dày.


     
  20. webchuabenhtri

    webchuabenhtri phòng khám thái hà

    Tham gia:
    30/8/2017
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    theo mình thấy để thoát khỏi cơn đau dạ giày thì có rất nhiều cách khác nhau nhưng mình thường thấy mọi người thường áp dụng cách sau để thoát khỏi cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng: uống nước gạo rang, kiêng ăn cay, ăn những đồ ăn nhẹ.
     
    Đậu_Đỏ_ thích bài này.

Chia sẻ trang này