Thông tin: Làm thế nào để biết liệu con tôi có bị thiếu máu?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Hải Phạm, 28/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Các bác sĩ thường ngăn chặn khả năng bé thiếu máu ngay từ khi bé 9 tới 12 tháng, đó là thời điểm hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể em bé đã hết. Bác sĩ có thể kiểm tra hàm lượng hemoglobin bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể em bé không có đủ hồng cầu. Các dấu hiệu bé thiếu máu: da tái (đặc biệt là mặt và dái tai), bé dễ nổi cáu, kém ngon miệng, phát triển chậm và mệt mỏi.

    Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ thiếu máu đó là chế độ ăn. Sắt cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu giúp các tế bào máu có màu đỏ. Nếu không cung cấp đủ sắt, các tế bào máu nhỏ và tái, do đó, máu không đưa đủ oxy tới các cơ quan nội tạng và các cơ.

    Vậy làm thế nào để con bạn hấp thụ đủ khoáng chất sắt

    Cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ chứa hàm lượng sắt đã hấp thụ từ các nguôồnthực phẩm khác. Nếu bạn cho bé bú sữa công thức, bạn nên sử dụng loại sữa có bổ sung sắt.

    Trước khi con 1 tuổi, không nên cho con uống sữa tươi bởi sữa tươi có hàm lượng sắt thấp. hơn nữa, một số loại sữa gây dị ứng có thể kích thích hệ thống tiêu hoá khiến chảy máu nhẹ và mất sắt. Khi bé uống sữa tươi, bạn nên giớ hạn chế bé uống ít hơn 24 ounce mỗi ngày.

    Khi con bạn lớn hơn một chút, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ sắt trong mỗi bữa ăn (hầu hết các em bé 1 tuổi cần 7mg sắt/ngày - mỗi thìa súp ngũ cốc chứa 3mg). Ngoài ra các nguồn thực phẩm giàu sắt: bột bổ xung sắt, thịt đỏ.

    Cung cấp các thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt. Trong số đó có hoa quả tươi như dâu tây hoặc nước cam.

    Nếu con bạn không thể hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống, bác sĩ có thể cho con bạn uống bổ xung sắt. Đa số các trường hợp, tình trạng thiếu máu của bé được khắc phục sau khi thay đổi thực đơn hàng ngày của bé.

    Nguồn: parenting


    Biên dịch: Ngô Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này