Tương tự như cách trẻ ăn bằng mắt, thì trẻ cũng phản ứng tốt hơn với việc nhìn bằng mắt khi làm việc nhà. Đưa cho trẻ danh sách những nhiệm vụ cần hoàn thành, và trẻ sẽ làm nửa vời hoặc bỏ qua công việc. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra một bảng công việc màu sắc có những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi và những phần thưởng kèm theo, và bạn sẽ thêm cơ hội để trẻ hoàn thành những công việc đó đúng thời hạn.
Lợi ích của bảng phân công nhiệm vụ
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Con tôi cần là một phần trong gia đình này. Bởi vậy, con cần đóng góp vào việc duy trì gia đình thông qua việc nhà mà không có bất kỳ một sự khích lệ nào.” Mặc dù điều đó là sự thật, nhưng đó là cách nhìn theo logic của người lớn chứ không phải theo suy nghĩ của trẻ.
Trẻ muốn những mong đợi nhất quán. Giống như bảng chỉnh sửa hành vi, bảng công việc cho trẻ thấy nhiệm vụ mỗi ngày và hàng tuần của trẻ. Bảng công việc cũng cho trẻ cảm thấy có tình thần trách nhiệm và cho phép trẻ theo sát tiến trình của mình. Và với những phần thưởng kèm theo (dù là bằng tiền hay một phần thưởng nào đó khi làm tốt công việc), thì điều đó luôn luôn khích lệ trẻ hành động.
Lựa chọn việc nhà
Bước đầu tiên để tạo ra một bảng công việc là lựa chọn nhiệm vụ cho mỗi trẻ và xác định công việc nào cần làm hàng ngày hoặc hàng tuần. Khi bạn mong đợi, trẻ 3 tuổi không cần có tinh thần trách nhiệm để đổ rác hàng tuần, trong khi đứa trẻ 12 tuổi cần được mong đợi làm nhiều việc hơn chỉ là việc dọn đồ chơi mỗi tối.
Tuy nhiên, với mọi lứa tuổi, bạn cần nhớ rằng phân công một công việc mới có nghĩa là một cơ hội học hỏi mới. Dạy con bạn cách làm việc chính xác trước khi mong đợi trẻ tự làm việc đó mỗi tuần.
Mặc dù những gợi ý dưới đây chỉ là hướng dẫn (bởi vì trẻ mức độ trưởng thành và hiểu biết của trẻ khác nhau), nhưng đó là những công việc mà trẻ có khả năng hoàn thành ở từng lứa tuổi.
- Trẻ 2 – 3 tuổi: Dọn đồ chơi và sách truyện,giúp bạn dọn giường, giúp bạn cho thú cưng ăn, phủi bụi trên tất, mang đồ giặt tới phòng giặt.
- Trẻ 4 – 5 tuổi: Sắp đặt bàn ăn, phủi bụi, sắp xếp đồ khi đi tạp hóa về.
- Trẻ 6 – 8 tuổi: Chăm sóc thú cưng, đổ rác, mang quần áo đi giặt, hút bụi và quét nhà.
- Trẻ từ 9 – 12 tuổi: Giúp bạn rửa xe, lau chùi nhà tắm, quét lá, rửa bát đĩa.
- Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Chuẩn bị bữa tối, lau chùi tủ lạnh, đi giặt đồ.
Bạn đừng quên rằng khi con bạn trưởng thành, trẻ cũng có nghĩa vụ với hoạt động ở trường và xã hội, những hoạt động đó cũng quan trọng để cân bằng cuộc sống với việc nhà. Nếu con bạn chuẩn bị thi cử hay tham gia một buổi diễn tập mất nhiều thời gian, thì bạn có thể bỏ bớt một hoặc hai việc trong bảng phân công nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ dạy trẻ rằng mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau trong thời điểm nào đó.
Tạo ra một bản phân công nhiệm vụ có thể nhìn thấy được
Đây là nơi bạn thể hiện tính sáng tạo. Bạn có muốn tạo ra một bảng dán sticker đầy màu sắc dành cho việc nhà mỗi ngày, và đánh dấu những công việc đã hoàn thành bằng một sticker không?
Hoặc, bạn có thích sử dụng hệ thống khen thưởng, mà trẻ có thể kiếm được những tấm thẻ để dành và đổi lấy những đặc quyền khác khi tích đủ thẻ, như thời gian xem tivi chẳng hạn không?
Có quá nhiều cách để tạo ra một bảng phân công nhiệm vụ hiệu quả. Bạn bố trí bảng phân công nhiệm vụ như thế nào không vấn đề gì, nhưng bảng đó cần được cá nhân hóa, màu sắc và con bạn dễ nhìn thấy. Đặt bảng nhiệm vụ này trong bếp hoặc ở trên tường trong phòng ngủ của con để trẻ có thể nhìn thấy.
Thưởng cho con bạn nếu muốn.
Mặc dù bạn mong đợi con bạn hoàn thành nhiệm vụ, nhưng bạn có thể khích lệ trẻ để thúc đẩy trẻ hoàn thành tốt công việc hoặc làm thêm việc gì đó. Thay vì cho trẻ tiền công mỗi tuần, bạn có thể gắn phí thực hiện mỗi công việc tưng ứng với độ khó của công việc đó. Ví dụ, dọn thùng rác giá 1 đồng trong khi dọn tủ lạnh (mất nhiều thời gian hơn) thì có thể đáng giá 2 đồng.
Bạn cũng có thể tạo ra một truyền thống khi hoàn thành công việc của trẻ. Ví dụ, nếu con bạn hoàn thành tất cả những việc cần làm vào chiều Thứ Bảy, thì cả nhà sẽ gọi pizza ăn và đi xem phim. Nếu trẻ có những công việc cuối tuần cần làm vào tối chủ nhật, trẻ sẽ có một món tráng miệng vào bữa trưa thứ 2. Khích lệ và phần thưởng không cần phải có giá trị về tiền bạc.
Tất nhiên, bạn đừng quên rằng bạn cần làm gương tốt cho con nếu bạn mong đợi trẻ thường xuyên hoàn thành việc nhà. Nếu không đủ nhiệm vụ để phân công, con bạn sẽ cần nhìn thấy rằng bạn góp phần tích cực trong việc làm sạch và duy trì nhà cửa. Nếu bạn hoàn thành tất cả công việc đúng thời gian bằng sự cố gắng để gia đình có thời gian vui chơi, thì điều đó sẽ là động lực cho tất cả mọi người.
Nguồn: Verywell.
Các bài liên quan
Tầm quan trọng của việc nhà đối với trẻ
Tại sao nên giao việc nhà cho trẻ?
Một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi (1)
Một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi (2)
Dạy trẻ biết dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong
Làm thế nào để tạo ra một bảng phân công nhiệm vụ hiệu quả
Làm Thế Nào Để Có Bảng Công Phân Công Công Việc Hiệu Quả
Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 7/11/2016.