Làm thế nào để dậy con mọi thứ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi support, 15/6/2011.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Theo Mike Zimmerman; hiệu chỉnh bởi by Laura Roberson, childrenhealthmag.com

    Cha mẹ đóng rất nhiều vai trò: là nhà bảo trợ, người bảo vệ, người nuôi dưỡng, người nâng đỡ, người quản gia... và trên tất cả cha mẹ chính là những nhà giáo của con em mình. Nếu chúng ta không thể truyền thụ những nguyên tắc nền tảng trong cuộc sống giống như những kỹ năng sống cho con em mình, chúng ta sẽ phá vỡ và đi ngược lại những quy chuẩn của xã hội loài người. Và đó là tội ác nghiêm trọng.

    Bí mật của sự giảng dạy là gì? Kề vai sát cánh đối mặt với những vấn đề của con trẻ thay vì bỏ qua nó. Nếu chúng ta tiếp tục giảng giải và chỉ bảo, chúng ta sẽ tìm cách tháo gỡ được. Đối mặt để tìm ra giải pháp chứ không phải đối mặt để nghênh chiến.

    Đây là 22 kỹ năng sống khởi đầu. Chúng tôi đã hỏi ý kiến các chuyên gia về sự phát triển của trẻ nhỏ khắp cả nước cho chiến lược này để phá bỏ sự thờ ơ và lúng túng ngăn cản sự nỗ lực của bạn. Theo cách này bạn sẽ có thêm các mối quan hệ tốt đẹp hơn với con mình và điều này có nghĩa con bạn đang tiếp cận tốt hơn với sự khôn ngoan hữu ích cho cuộc sống sau này.

    Tuổi 2-5

    http://*********/upload/2-2011/images/2011-04-20/1303314525-be-hoc-toan2.jpg
    Bỏ ti giả
    Trước khi bạn nghĩ làm thế nào để giật núm ti giả khỏi miệng con, bạn nên tự hỏi xem con đã sẵn sàng làm việc này hay chưa. Tiến sĩ Joshua Sparrow, tại trường Harvard tác giả cuốn Touchpoints nhận định :"Nếu con bạn không có cách nào nữa để kiểm soát được cảm xúc của mình, tình thế sẽ đi ngược lại. Do vậy đừng để tay con bạn không có gì. Chúng ta cần những cử chỉ âu yếm suốt cả cuộc đời. Con trẻ sẽ bỏ ti giả trừ khi bạn tìm cho con một thứ khác để thay thế. Mọi đứa trẻ sẽ tự tìm cách khám phá thế giới xung quanh chúng và công việc của bạn là hãy theo sát con mình.

    Hãy âu yếm con sau cơn giận.
    Đưa cho con chiếc kẹo và bạn cất đi những chiếc chìa khóa. Thay vì nổi giận, hãy bình tĩnh và nhận định rằng “Khi một đứa trẻ nổi đóa ở nơi công cộng, bạn rất giận dữ, con kêu khóc như dầu đổ vào lửa”. Và nếu bạn giả vờ như không có gì xảy ra, sự việc sẽ rất tệ. Tuy nhiên nếu bạn bình tĩnh bạn sẽ giống như Tiger Woods. Sau sự suy đoán nhầm lẫn, anh ta đã chậm lại: tốc độ trận đấu, tỷ lệ chạy bước, nhịp thở. Điều đáng ngạc nhiên là “Những dấu hiệu bình tĩnh đó khiến bạn không vội vàng và sự nóng giận sẽ không đem lại kết quả”. Với con hãy luôn âu yếm !

    Giải thích từ ngữ của con trẻ
    Các nhà nghiên cứu khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng nhiều từ vựng với trẻ nhưng điều này không có nghĩa là bạn lặp đi lặp lai từ đó mà dùng các từ cùng nghĩa thay thế nhau. Trong các trò chơi cùng con như đóng kịch, hãy đóng nhiều vai và chỉ dẫn cho con nhập vai. Đừng ngại khi sử dụng các từ không quen- con trẻ hiểu ngôn ngữ rất nhanh từ những văn bản, Đây cũng là công việc lớn lao giành cho các ông bố: Trong mỗi gia đình, người cha có ảnh hưởng với lũ trẻ lớn hơn mẹ về mặt phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi từ 2-3.

    Giới thiệu bản thân và bắt tay
    Bắt đầu bằng cách làm cho trẻ muốn được giới thiệu bản thân mình. Làm thế nào? Hãy nói với chúng rằng người lớn sẽ đánh giá chúng rất nhiều khi chúng biết cách giới thiệu về mình. Sheryl Eberly, tác giả cuốn 365 Manners Kids Should Know nói “để dạy chúng cách chào hỏi mọi người cha mẹ nên áp dụng quy tắc 3S’s và 3R’s” 3S là: Mỉm cười, đứng và nói đủ lớn để mọi người nghe rõ. 3R là nhớ tên mình, lặp lại và tiến tới bắt tay “Giúp con làm quen với việc dùng tên trong hội thoại và chào từ biệtj vì đó là dấu hiệu của sự tự tin sẽ theo con lớn khôn từng ngày.

    Khi đi lạc hãy yêu cầu được giúp đỡ
    Khi trẻ lên 3, trẻ đã biết đầy đủ tên của mình và tên cha mẹ. Dorothy Drago, M.P.H., tác giả cuốn The essential child safety guide cho biết. Vấn đề là cha mẹ cần dạy cho con có thể nói được câu “Con bị lạc” và giải thích cho con biết ai là người giúp con tìm được cha mẹ: Đó chính là công an và những người phụ nữ có con nhỏ đi kèm. Đôi khi ở nhà cũng nên chơi trò “tìm trẻ lạc” với con, nói đi nói lại câu”con bị lạc” và nhắc tên con như bài học thực hành “Bây giờ nhé, con ở trong nhà kho, con không tìm thấy mẹ. Con nên làm gì?” Bạn càng thực hành nhiều với con thì con bạn sẽ càng ít lo sợ khi tình huống thực tế xảy ra.

    Dạy con tính ngăn nắp gọn gàng

    Đừng nghĩ rằng con bạn còn quá nhỏ để học được điều này. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất" Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng kiểm soát mọi thứ xung quanh có lien hệ mật thiết đến tính cách ngăn nắp của bạn sau này” Ngoài ra, nếu không có những thói quen, mọi thứ sẽ rối tung. Trước tiên, hãy nuôi dưỡng những kỹ năng có tổ chức cho con bằng cách đưa con con vật gì đó trước khi con đến lớp và sau khi con đi học về sẽ hỏi lại con vật đó. Liệu con bạn có thói quen để gọn thú bông trước khi đi ngủ không? Cha mẹ có thể hỏi con “Con có vui khi sáng nào cũng phải lục tung đồ để tìm sách vở hay không” và rồi khi không tìm thấy con lại cáu gắt và xị mặt? Như vậy đúng hay sai? Bằng những bài học như vậy dần dần con bạn sẽ hiểu rằng cần học tính ngăn nắp và có tổ chức.

    Thứ hai, hãy tập cho con thói quen dọn dẹp lại đồ chơi "Nào, mẹ con mình cùng xem xem ai là người nhặt được nhiều đồ chơi và để vào đúng chỗ nhé'" Con trẻ vẫn tin rằng đồ chơi cũng cần đi ngủ và sự khuyến khích như một cuộc thi luôn là động lực để con làm.

    Lau chùi sau khi đi vệ sinh
    Bước thứ nhất: Con bạn đã 3 tuổi, hãy dừng ngay việc lau chùi cho con sau khi con đi vệ sinh. “Con có thấy phiền không nếu ai đó chùi đít cho con hàng ngày?” Con bạn đã lớn hơn, nhận thức được nhiều hơn và quan trọng là tập cho con tính tự lập.
    Bước thứ 2: Hãy hướng dẫn cho con “Con gấp giấy thế này nhé, rồi cầm giấy thế này này. Con làm cho mẹ xem đi, con sẽ làm được”.
    Bước cuối: Cho con thực hành dù vài lần đầu sẽ rất vất vả và không như bạn vẫn kỳ vọng nhưng hãy cho con cơ hội. Dần dần con bạn sẽ học được sự khéo léo và sẽ làm được thôi.

    Rửa tay thường xuyên

    Hãy tạo việc làm này thành thói quen đến khi con bạn tự giác biết rửa những ngón tay bẩn. “Bạn không cần phải ép con mà hãy coi việc làm này là một cách vui vẻ với con như chơi một trò chơi vậy”.

    1. ..Cách chọn xà bông. Hãy chọn cho con những cục xà bông nhiều màu sắc và có mùi chúng thích.

    2. ..Trong khi rửa tay hãy hát một bài hát ở lứa tuổi của con hoặc bài hát vui nhộn. Đảm bảo con bạn sẽ rất thích thú.

    3. ...Hãy thực hiện việc này hàng ngày: Rửa tay trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Đừng phá vỡ thói quen nhỏ này nhé vì khi trẻ đã quen, rất khó có thể bỏ.

    Buộc dây giầy
    Buộc dây giầy không chỉ đơn giản là việc làm cho nó chặt để giữ chân con mà còn là cách tập cho con thao tác ngón tay và trí óc một cách linh hoạt và sáng tạo. Sparrow nhận định. Hãy tập thao tác này cho trẻ khi con có thể lắp ráp các hình khối, dùng bút chì hoặc các mảnh ghép Legos. Sau đó hãy xem xem con bạn đã thực hiện việc đó như thế nào. Vài trẻ nghĩ và học từ hãy hướng dẫn chúng kiểu như “Con kéo dây lên, vắt chéo lại và rút còn một nửa giống như hình con bướm”. Vài trẻ khác lại học theo hiểu nhìn, quan sát cha mẹ hãy làm mẫu cho con, làm đi làm lại để con có thể bắt chước. Một lần chưa thành công và có thể đến lần thứ 10 vẫn chưa thành công đừng có cáu giận. Hãy cố gắng vì ngón tay của con chưa thể linh hoạt và làm theo chỉ định của não bộ như ngón tay của bạn được.

    Tuổi từ 6-9

    [​IMG]
    Sử lý tình huống cấp bách
    Chắc bạn đã nói cho con yêu của mình về dịch vụ 911 về những nơi đặt bình cứu hỏa và kế hoạch thoát hiểm khỏi đám cháy nữa đúng không? Đó là công việc hết sức dễ dàng. Runkel cho rằng việc chính không phải khiến con bạn sợ đám cháy mà là dạy cho con bạn sự khôn lanh và bình tĩnh “Trong đám đông, con hãy tìm người con có thể tin cậy, bình tĩnh và khôn ngoan là điều tối quan trọng, hãy theo sự chỉ dẫn của những người lính cứu hỏa, tránh sợ hãi, hoảng loạn, la hét” Cũng theo ông, thời gian tốt nhất để nói với con về cứu hỏa là thời gian ăn cơm, hãy hỏi con bằng giọng nghiêm túc nhưng không cau có để tạo cho con cảm giác con đã lớn hơn và thể hiện mong ước của cha mẹ rằng con sẽ tìm được cách giải quyết thong minh nhất.

    Chấp nhận và hành động theo lời chỉ trích phê bình
    Trẻ nhỏ phải đối mặt với những lời chỉ trích từ rất nhiều phía: bạn bè, thầy cô giáo, họ hàng và chính cha mẹ chúng, “Hãy để con cảm nhận được cảm giác đó” “Đừng nói với con- con không cần lo lắng về điều đó”. Bài học ở đây chính là những lời chỉ trích đó có sức mạnh nếu chúng ta biết cách nhận biết và khắc phục nó. Cần cho con biết rằng những lời chỉ trích sẽ làm con bị tổn thương và hãy hỏi con: điều đó có đúng không? Nếu đúng, con rút ra bài học gì? Tuy nhiên cũng cần cho con thời gian để xử lý việc này. Nếu cha mẹ nói “Nếu con hành động theo cách đó con sẽ không ngoan nữa” có thể không phải là cách đúng để khuyến khích trẻ nhưng chúng sẽ suy nghĩ về lời nói đó.

    Chơi bóng
    Chắc chắn rằng việc trèo lên đỉnh Everest cực kỳ khó khăn nhưng nếu bạn thực sự muốn chinh phục thử thách, hãy cố gắng dạy con của bạn đánh một quả bóng tròn bằng một cái gậy tròn. Cái khó trong việc này là làm thế nào để chuyển một tay đập bónh nghiệp dư thành một tay đấu chuyên nghiệp? Bạn và con bạn cần có thời gian, cần luyện tập và luyện tập.

    Đánh bóng bằng mắt
    "Lời khuyên tốt nhất bạn có thể giành cho con đó là hãy nhìn vào quả bóng'" Julio Franco, Cựu vô địch môn bóng ném tại giải Major League nhận định " nói thì có vẻ đơn giản nhưng đó là bài học đầu tiên nếu muốn chơi môn này;Hãy nhắc đi nhắc lại cho con nhớ là cần nhìn vào bóng, đập trúng bóng và cố gắng nhìn cái gậy khi đã đập được quả bóng.

    Dạy con với trí tưởng tượng

    "Các trang thiết bị tốt nhất đều có hình ảnh minh họa, Nếu bạn muốn con mình mường tượng ra cách giữ chân song song, hãy chỉ cho con tưởng tượng ra cách đứng trên đường ray tàu hỏa. Khi bạn muốn dạy con cách đi bóng hãy nói thử tưởng tượng con bước chân xuống hồ nước, hãy cho chân trước xuống trước và thay vì nói rút chân về hãy tấn công ".

    Bình tĩnh
    "Hãy nói với trẻ không cần ôm cái gậy bóng quá chặt "Mọi đứa trẻ đều muốn ôm nó thật chặt nhưng đó không phải là cách hay để đánh bóng và cái chính là con phải biết kiểm soát được mức độ đánh bóng. Lũ trẻ thường đánh móc từ dưới lên với nỗ lực là đánh trúng đích và đây thực sự là thói quen xấu. Hãy bình tĩnh nhận định lại tình thế và ra quyết định đúng đắn đó mới là cách khôn ngoan.

    Giải quyết những mâu thuẫn với anh em trong nhà và bạn bè

    Khi một trong những đứa trẻ của bạn đang vắt vẻo bên cửa sổ với đứa trẻ khác, đừng có nói từ nào cả. Bạn sẽ không chỉ nghe một tai và bạn cũng sẽ không hành động như một người hòa giải “Ngay khi bạn bị lôi kéo vào vụ việc, chúng sẽ không tìm cách giải quyết sự việc đó, chúng chỉ tìm cách lôi kéo bạn về phe chúng mà thôi” Nếu chúng vẫn làm phiền, mè nheo, hãy cho chúng biết rằng nếu bạn tham gia vào, sẽ là vấn đề cho cả hai phía. Hãy kiên định vai trò trung lập và lũ trẻ sẽ biết rằng sự nài nỉ của chúng sẽ là vô nghĩa. Quan trọng hơn, chúng sẽ học được cách dàn xếp nhanh chóng. Tất nhiên bạn là người quan sát và phải là người trọng tài “cầm cân nẩy mực” để con bạn có hướng đi đúng đắn.

    Để bài tập về nhà trở nên bổ ích

    [​IMG]
    Bài tập về nhà giúp con biết áp dụng các phương pháp phù hợp khi làm bài và có thể nghĩ ra các hướng giải quyết hay hơn. Chỉ có một số trẻ em là thực sự thích làm bài tập và chúng đã học được rất nhiều từ những bài tập ấy. Làm bài tập về nhà không chỉ giúp con nắm vững kiến thức trên lớp mà còn giúp con dần hình thành khả năng tự học một mình hiệu quả, biết cách sắp xếp thời gian, lượng bài, nộp bài đúng hẹn. Các con sẽ biết nên ưu tiên làm việc gì trước và biết cân đối giữa chơi và học.

    Là các bậc làm cha làm mẹ, bạn có thể giúp con luyện tập và hình thành những kĩ năng đó thông việc cùng con học bài về nhà. Đó là dịp tốt nhất để bạn có thể quan sát con học như thế nào. Mặc dù trẻ có những hành động, phản ứng ở trường không giống như ở nhà, nhưng bạn vẫn có thể biết được con học như thế nào khi quan sát con giải quyết các bài về nhà:

    Nên chú ý xem:
    - Con có thể tập trung trong bao lâu khi làm bài?
    - Con có dễ bị mất tập trung không?
    - Con thích thú hay lảng tránh những bài khó
    - Con có lên kế hoạch lượng bài và thời gian hay luôn bỏ bê cho đến phút chót mới làm?
    - Con có thực sự hiểu những khái niệm, công thức nền tảng cho bài về nhà?
    - Con dành bao lâu thời gian để làm bài về nhà?
    - Nếu con đang gặp một bài khó, và chưa tìm ra ngay câu trả lời thì con sẽ cố gắng để không bị nản chí như thế nào?

    Đặt ra những mong muốn
    Bạn cần phải đưa ra những mong muốn rõ ràng khi con làm bài về nhà. Nếu bạn thấy những bài tập đó rất hữu ích, thì bạn nên nói rõ điều đó với con. Tốt hơn hết là bạn nên giúp con chuẩn bị các dồ dùng học tập cần thiết, tạo một không gian học tập, rồi sau đó cho con một lượng thời gian hợp lý để con làm bài tập. Điều quan trọng nhất là bạn luôn bên cạnh con để sẵn sáng giúp con khi con cần.

    Khi đưa ra mong muốn, tốt nhất là nên nói cho con về những nỗ lực mà bạn mong muốn khi con làm bài, chứ không nên nói nhiều về kết quả con phải đạt được. Một đứa trẻ sau khi đã có gắng hết sức và đạt điểm C, nhưng nó có thể vẫn có thể được nhận những lời khen ngợi. Chúng ta không thể trách con khi con không nắm được hết các kiến thức mà ngoài tầm năng lực của con. Tương tự, khi một đứa trẻ có thể làm xong bài trong chớp nhoáng một cách vô cùng dễ dàng thì chúng ta cũng không cần khen quá mức. Hãy để cho con làm những bài mang tính thử thách một chút so với khả năng của con. Có rất nhiều giáo viên đã có những bài tập ngoài chương trình rất bổ ích với những phần thưởng để khuyến khích học sinh khá, giỏi. Nếu con có khả năng làm được những bài tập đó thì cũng đáng để con tự hào.

    Phương pháp kèm con học

    Rất nhiều phụ huynh có phương pháp kèm con học rất độc đoán, chủ yếu vì chính bản thân họ khi nhỏ cũng bị kèm cặp như vậy. Các ông bố bà mẹ thường quát lên: “Con phải làm bài tập đấy, bây giờ đi làm ngay đi!” Nếu mà con vẫn chưa làm, tất nhiên họ sẽ nổi cáu và nghĩ ra các hình phạt đối với con như “cấm xem tivi 1 tháng”. Và thế là việc làm bài tập về nhà trở thành một trận đánh vật đối với bọn trẻ, và chúng làm bài tập chỉ là chống đối.

    Tuy nhiên, bạn có thể khiến cho tình hình không tồi như vậy. Có một cách tích cực hơn là hãy học cùng con và hướng dẫn con khi cần thiết. Giống như một huấn luyện viên, bạn luôn muốn các vận động viên của mình thể hiện năng lực tốt nhất, nhưng vào cuối thì đó cũng là một đòi hỏi khá nặng nề. Thay vì đặt ra những quy định cho con về việc làm bài tập, bạn có thể tâm sự, giải thích với con rằng: Việc con học tốt ở trường là rất quan trọng, và bài tập về nhà cũng là một phần việc quan trọng cho việc học ở trường. Đó là sự thật, và bạn luôn mong con nỗ lực hết sức vào những bài tập đó. Bạn cũng sẽ giúp con theo cách tốt nhất ( kể cả việc đôi khi bạn nhắc con làm bài khi con mải chơi và quên mất), nhưng con vẫn là người suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

    Một trong những điều rất khó tránh là con có thể sẽ thất bại nhiều lần và với cương vị là người kèm cặp, bạn cần chấp nhận điều đó. Điều này nghe có vẻ trái với trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Nhưng các con cần học tập từ cả những thất bại lẫn thành công, và quan trọng là con đã vượt qua những thất bại đó như thế nào. Khi con mắc lỗi, thay vì mắng con, bạn nên giúp con nhận ra cái sai và nên làm gì để lần sau tốt hơn. Hãy cố gắng giúp con tập trung vào những mục tiêu tích cực. Những điều bạn đang dạy con là cần làm việc chăm chỉ và sống lạc quan là mục tiêu, là bài học lâu dài chứ không phải là một bài kiểm tra xem con có đạt mong muốn của bạn hay không.

    Một vài lời khuyên:

    - Sau khi con từ trường về, nên cho con chơi và thư giãn một lúc trước khi cùng con làm bài tập về nhà.
    - Bạn có thể khiến con học tốt hơn bằng cách tạo ra một không gian học tập với bàn học sạch sẽ, ánh sáng chuẩn và tránh xa những thứ tiêu khiển, như tivi.
    - Nếu con có bài tập lớn, bạn có thể chỉ bảo con chia nhỏ từng phần giải quyết vào mỗi tối, và như vậy, con sẽ không cảm thấy bị quá tải, chán nản và bỏ mặc đống bài đó đến phút chót.

    Bài dịch từ nguồn: Raising Children Network
    Người dịch: nick Chuongaz
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. Shop_Bay

    Shop_Bay Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/3/2011
    Bài viết:
    1,586
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Làm thế nào để dậy con mọi thứ

    Cái này lạ, nhưng hay quá:

    "Chấp nhận và hành động theo lời chỉ trích phê bình
    Trẻ nhỏ phải đối mặt với những lời chỉ trích từ rất nhiều phía: bạn bè, thầy cô giáo, họ hàng và chính cha mẹ chúng, “Hãy để con cảm nhận được cảm giác đó” “Đừng nói với con- con không cần lo lắng về điều đó”. Bài học ở đây chính là những lời chỉ trích đó có sức mạnh nếu chúng ta biết cách nhận biết và khắc phục nó. Cần cho con biết rằng những lời chỉ trích sẽ làm con bị tổn thương và hãy hỏi con: điều đó có đúng không? Nếu đúng, con rút ra bài học gì? Tuy nhiên cũng cần cho con thời gian để xử lý việc này. Nếu cha mẹ nói “Nếu con hành động theo cách đó con sẽ không ngoan nữa” có thể không phải là cách đúng để khuyến khích trẻ nhưng chúng sẽ suy nghĩ về lời nói đó."
     
  3. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,250
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Làm thế nào để dậy con mọi thứ

    Dạy con khó lắm nên mình fải uốn nắn từ nhỏ sau nay con sẽ thành ng tốt
     

Chia sẻ trang này