Ốm nghén khi mang thai là gì?
Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ, tùy vào cơ thể từng người mà ốm nghén nặng hay nhẹ, kéo dài hay không kéo dài trong thời gian mang thai. Biểu hiện của ốm nghén ở từng người cũng có thể khác nhau có thể là đầy bụng khó chịu, buồn nôn hoặc nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nhạy cảm với mùi hơn...
![]()
Nguyên nhân gây ốm nghén
Tới giờ nguyên nhân gây ốm nghén vẫn chưa được xác định chính xác, ốm nghén có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai. Những phụ nữ mang thai đôi, ba cũng thường nghén nặng hơn vì nồng độ hooc môn tiết ra cao hơn những phụ nữ chỉ mang thai đơn thông thường. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân gây ra ốm nghén như mẹ bầu quá lo lắng căng thẳng về tình trạng mang thai, vì mong muốn thai nhi được khỏe mạnh, thông minh và tăng nhiều cân mẹ cố gắng tầm bổ kể cả những món không thích ăn, việc ăn quá nhiều và ăn những món mà tinh thần không thấy thoải mái dễ dẫn tới việc nôn mửa. Nếu tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng như: không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong thời gian dài, nôn ra máu... mẹ bầu cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
Khắc phục ốm nghén
Với những mẹ bầu tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng nên tới các cơ sở y tế và tham khảo ý kiến của các bác sĩ về phương hướng điều trị. Để giảm bớt ốm nghén mẹ bầu cần lưu ý:
- Nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không nên ăn quá no hoặc để quá đói. Nếu không ăn được nhiều cố gắng chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Nên thay đổi cách chế biến, không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ hoặc có mùi khó chịu.
- Không nên sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê...
Ngoài ra để giảm bớt sự buồn nôn mẹ bầu có thể sử dụng gừng tươi hoặc gừng khô để ngậm, hoặc có thể sử dụng ô mai gừng để giảm cảm giác buồn nôn. Mẹ bầu cũng có thể tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái, giảm cảm giác ốm nghén trong thai kỳ.
Mặc dù ốm nghén không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, cơ thể mẹ sẽ mệt mỏi, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng như vậy có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ bầu nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, đừng quên bổ sung các vitamin và khoáng chất để mẹ và con cùng khỏe mạnh.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Những Dưỡng Chất Cần Thiết Giúp Tăng Khả Năng Thụ Thai
Xét Nghiệm Triple Test
Xét Nghiệm Chọc Dò Nước Ối Khi Mang Thai
Acid Folic Với Phụ Nữ Mang Thai