Thông tin: Làm Thế Nào Để Tăng Nguồn Cung Sữa Cho Mẹ ?

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi nhatvietshop, 31/3/2016.

  1. nhatvietshop

    nhatvietshop Thành viên mới

    Tham gia:
    7/12/2015
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Trước khi tiến hành việc tăng cung sữa cho mẹ, bạn phải đảm bảo rằng đây đúng là những gì bạn cần làm. Một số bà mẹ tự cho rằng họ không có đủ sữa cho bé hoặc dòng sữa quá yếu hay kém chất lượng. Bé quấy khóc trong lúc bú mẹ làm nhiều người mẹ tưởng rằng do mẹ ít sữa. Các dấu hiệu như khóc, khó chịu, quấy mẹ thường có thể do bé bị kích thích hoặc quá mệt mỏi hơn là bị đói do thiếu sữa bởi mẹ ít sữa.

    Ngay cả khi đúng là mẹ ít sữa thật thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Sau vài ngày ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường.

    Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường đòi bú rất nhiều lần trong ngày (8-12 lần trong vòng 24 tiếng). Cho con bú thường xuyên như vậy làm mẹ bị mệt mỏi và giờ nghỉ ngơi bị gián đoán. Điều này có thể khiến mẹ nghi ngờ về lượng cung sữa của mình.

    Hãy quan sát xem bé yêu có những biểu hiện được liệt kê dưới đây không:

    • Tăng cân đều đặn? Mức tăng bình quân cho bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là 150-200gr/tuần, từ 3-6 tháng là 100-150gr/tuần, và từ 6-12 tháng là 70-90gr/tuần.
    • Màu da của bé như thế nào? Các bắp tay bắp chân của bé ra sao? Bạn có cảm nhận sự thay đổi tốt hơn khi trẻ tăng cân?
    • Những bộ quần áo của bé có bị chật dần? Bé có các ngấn trên cánh tay/chân không hay nhìn gầy gò như “da bọc xương”?
    • Cân nặng của trẻ quay về thời điểm mới sinh hay hơn 2 tuần tuổi?
    • Theo dõi phần trăm tăng trưởng của bé về cân nặng, chu vi đầu và chiều dài đầu?
    • Tâm trạng bé vui vẻ hay khó chịu? Bé có hay ngủ và rất khó thức hay không?
    • Bé có ti mẹ tích cực? Bé có háu đói mỗi lần cho bú, thức dậy và đòi bú thường xuyên?
    • Bạn có phải thay tã cho bé ít nhất 6 cái mỗi ngày? Phân bé có màu vàng và mềm? Mặc dù bé không đi ngoài thường xuyên nhưng miễn là phân bé mềm có nghĩa là lượng sữa bé uống là đủ.
    Nguyên nhân bé đòi ăn thường xuyên:
    • Bé cần được dỗ dành và cảm thấy an tâm. Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngậm và mút, chứ không đơn thuần là tại bé đói.
    • Nhu cầu đòi bú thường xuyên giúp kích thích nguồn sữa cho mẹ.
    • Vì bé còn quá nhỏ nên kích thường dạ dày và cơ thể cũng nhỏ. Do đó bé cần ăn thường xuyên.
    • Khi bé trong giai đoạn phát triển bứt phá, bé cần nhiều năng lượng hơn. Đòi bú nhiều hơn là cách để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
    • Cho con bú thành công hay không phụ thuộc vào nguyên tắc cung và cầu. Bé càng cần nhiều sữa thì càng đòi bú. Cơ thể mẹ lại càng sản xuất nhiều sữa hơn và vòng tuần hoàn lại tiếp diễn.
    • Thỉnh thoảng khi bé ốm bé cũng đòi ti mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé rất tuyệt vời, chứa các kháng thể tự nhiên giúp chống lại căn bệnh. Cho bé bú thường xuyên sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và kháng lại vi khuẩn gây bệnh.[​IMG]
    Cách để tăng nguồn cung sữa cho mẹ:
    • Phải đảm bảo bé được đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách. Mặt bé phải hướng vào ngực mẹ và cằm bé chạm vào bầu vú.
    • Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé rất quan trọng. Cởi quần áo bé, chỉ cho bé mặc mỗi quần tã. Ôm bé sát người bạn sẽ giúp kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa.
    • Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé ngậm ti mỗi lần bé muốn. Đừng đếm số lần cho ăn mà hãy cho bé bú cả hai ti để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
    • Luôn ở cạnh bé. Việc mẹ đi làm trở lại sớm hoặc mẹ và bé bị hạn chế ít gần nhau, hoặc bé ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.
    • Cho bé bú mỗi một tiếng một lần.
    • Đổi bên cho bé bú. Mỗi lần bé bắt đầu khóc quấy thì bạn đổi bên. Có thể thực hiện vài lần đổi như vậy.
    • Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Đôi lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.
    • Trong khi cho bé bú, massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới.
    • Cho bé bú hết ít nhất một bên ngực mỗi lần. Nếu bên kia còn căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ.
    • Không nên cho bé ngậm ti giả. Nếu bé muốn hãy cho bé ngậm ti mẹ.
    • Mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước chứa caffeine như trà và cà phê.
    • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ ban ngày. Chỉ ngủ một tiếng thôi cũng giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.
    • Giữ cho tâm trạng thanh thản và thoải mái. Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động nếu mức độ căng thẳng của mẹ tăng cao. Và khả năng tiết sữa sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ không cảm thấy lo lắng.
    • Dành nhiều thời gian để chơi với con. Khi việc cho con bú chỉ là một việc nhẹ nhàng thì nó phần nào có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.
    • Luôn ở cạnh những người ủng hộ bạn trong việc cho con bú. Điều này có tác dụng hỗ trợ tinh thần rất tốt.
    • Chấp nhận mọi đề nghị giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Những hành động giúp đỡ trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.
    • Luôn tự tin và lạc quan. Cho con bú là một việc làm tự nhiên. Cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.
    • Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài. Khi bé đói sẽ bú cạn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.
    • Nhờ bác sĩ kê đơn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầumới sinh.
    Nguyên nhân nguồn cung sữa cho mẹ thấp:
    • Mẹ từng có tiền sử phẫu thuật ngực như nâng ngực hay giảm nhỏ ngực. Mặc dù bác sĩ phẫu thuật có thể đã cố gắng để duy trì mô vú tạo sữa càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Việc cắt đứt các dây thần kinh và ống dẫn từ vú tới núm vú có thể gây ra vấn đề.
    • Bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn như bệnh viêm vú hoặc nấm đầu núm vú.
    • Khi bé không biết cách ngậm ti và nuốt, hoặc kết nối giữa bé và ngực mẹ chưa đúng. Trong trường hợp này bạn nên nhờ y tá hoặc bác sĩ kiểm tra xem đã đúng tư thế chưa.
    • Do một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai.
    • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ, chẳng hạn như hành kinh, thụ thai hay sử dụng nội tiết tố nhân tạo.
    • Cho bé bú ít và chưa đủ để kích thích tạo sữa.
    • Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.
    • Có thai.
    • Sử dụng các loại thuốc ức chế tạo sữa. Một số thảo dược cũng có ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của mẹ.
    • Mẹ bị đau đầu ti khi cho bé bú dẫn tới dần dần mất khả năng tạo sữa.
    • Cho bé ăn dặm sớm làm bé không còn muốn bú mẹ nữa.
    Nếu bạn còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ ngay tới các bác sĩ chuyên khoa hoặc các trung tâm y tế cộng đồng để có thể có sự tư vấn kịp thời và thích hợp.

    Nguồn : huggies.com.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nhatvietshop
    Đang tải...


  2. Hà Giản

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    2/3/2015
    Bài viết:
    5,207
    Đã được thích:
    753
    Điểm thành tích:
    823
    như chị gái mình chả mắc cái nào ở phần nguyên nhân, mà thử cũng đủ cách rồi, sữa vẫn gần như k có. cơ địa mỗi người khác nhau
     

Chia sẻ trang này