Làm thế nào để trị giun cho trẻ 8 tháng?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi trandon1980, 1/6/2009.

  1. trandon1980

    trandon1980 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/6/2008
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Con tôi được 8 tháng, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, ăn cháo ở nhà nấu, thế mà nuôi hoài không thấy lớn:rolleyes:, bây giờ tôi mới biết bé bị nhiễm giun kim do trong phân bé có con giun này. Tôi không biết phải làm thế nào để trị cho bé vì tôi biết không có thuốc trị cho trẻ dưới 2 tuổi. Có bác nào biết xin chỉ giùm tôi, tôi cám ơn rất rất nhiều.:goodman:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trandon1980
    Đang tải...


  2. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    Mình cũng chỉ nghe nói trẻ từ 2 tuổi mới nên tẩy giun thôi
    có lẽ bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem sao.
     
  3. Nấmnem

    Nấmnem Hội Rồng 76

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    7,835
    Đã được thích:
    1,349
    Điểm thành tích:
    913
    Mình có biết bài thuốc này nhé, có thể dùng cho trẻ nhỏ vì ko cần uống mà.
    Bài 1: Dùng tỏi 100g giã nát thêm 1 lít nước chín ngâm trong 24 giờ rồi lọc bỏ bã, trước khi đi ngủ dùng dung dịch đó để rửa hậu môn, làm liên tục trong 7 ngày sẽ trị được giun kim và bệnh ngứa hậu môn

    Bài này thì phải uống này:
    Bài 2: Tân lang (hạt cau già), nam qua tử (hạt bí ngô) lượng bằng nhau, tán thành bột trộn đều, trẻ dưới 6 tuổi uống khoảng 3 - 6g, từ 7 - 12 tuổi uống 8 - 12g vào buổi sáng lúc đói với nước sôi hòa thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống liên tục 2 - 3 ngày.

    Mẹ nó thử nghiên cứu xem nhé!
     
  4. giadinhban

    giadinhban Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2011
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Này các bạn, các bạn nên tham khảo tài liệu chính thống sau: Quyết định số 3312/QĐ –BYT ngày 07/08/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn” Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em trang 335-343 phần : Nghiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em có ghi rõ chuẩn đoán và thuốc điều trị cho trẻ em dưới 12 tháng
    Về các thuốc tẩy giun thì có rất nhiều loại: Mebendazol 500 mg, albendazol 200,400, Pyrantel, Triclabendazol,Niclosamid, vvv nhưng các mẹ lưu ý
    1/ Không dùng các hoạt chất chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi như Mebendazol 500 mg , phần lớn là dạng bào chế cho người lớn, trẻ nhỏ chưa nhai được, hoặc không biết nhai , mùi vị khó nhai rất dễ bị nôn trớ
    2/ Đối với thuốc chữa bệnh khuyến cáo không được dùng dạng bào chế của người lớn cho trẻ em trừ khi bắt buộc và phải có chỉ định của bác sỹ
    3/ Dạng bào chế thích hợp nhất là dạng bào chế chuyên cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi : syro uống , nhỏ giọt hoặc gói bột
    - Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và dưới 6 tuổi nên dùng albendazol 200 ở dạng bào chế chuyên cho trẻ em như: dạng gói Akitykity-new ( albendazol 200 mg/gói - bột pha hỗn dịch uống ): Tới 2 tuổi : Uống 01 gói ( liều duy nhất) Từ 2 Tuổi: Uống 02 gói (liều duy nhất) , không đòi hỏi những phương thức đặc biệt như nhịn đói hay dùng thuốc xổ khi dùng thuốc
    - Hoặc dạng siro như : Helmintox ( Pyrantel 125/2,5 ml) uống theo hướng dẫn sử dụng
    4/ Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh- các biện pháp phòng ngừa giun sán
    1.Rửa tay cho trẻ em trước khi ăn và sau khi đi tiêu
    2.Cho trẻ ăn chín , uống nước chín đun sôi để nguội
    3.Cho trẻ đi tiêu đúng hố xí hợp vệ sinh
    4.Vệ sinh thân thể cho trẻ , thường xuyên giặt mùng mền chiếu gối
    5.Rửa đồ chơi cho trẻ thường xuyên ở nhà , nhất là ở các nhà trẻ , trường học, khu vui chơi công cộng
    6.Xổ giun định kỳ 6 tháng 01 lần ( 4 tháng 01 lần ở những vùng tỷ lệ nhiễm cao, mất vệ sinh),
    7.Không cho trẻ em đi chân đất nhất và ở những vùng có trồng hoa màu, trồng cây ăn trái đặc biệt ở những địa phương có thói quen bón phân tươi cho cây trồng .
    8. Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình hoặc cả vườn trẻ ( Nhất là giun kim ) để tránh tái nhiễm
     

Chia sẻ trang này