Kinh nghiệm: Làm Thế Nào Khi “tâm Phúc” Của Bạn Muốn Ra Đi?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Thaophuong411, 25/5/2020.

  1. Thaophuong411

    Thaophuong411 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/5/2020
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Vào một ngày đẹp trời, cậu nhân viên giỏi hay “tâm phúc” của bạn inbox hoặc gửi mail thông báo muốn nghỉ việc. Bạn sẽ làm gì? Giữ chân hay để họ ra đi?

    Bạn là người quản lý của một nhóm bao gồm những người luôn đạt được hiệu suất cao trong công việc. Mọi thành viên đã cộng tác ăn ý với nhau, tạo nên những cột mốc ấn tượng trong công ty. Bỗng một ngày nhân sự cốt cán của nhóm xin nghỉ, bạn sẽ giữ chân hay để họ ra đi?


    Trước khi đi tìm câu trả lời, cùng đọc qua câu chuyện…

    Chuyện được kể rằng, trước khi hãng hàng không Southwest Airline ra đời, tại một quán ăn trong lúc chờ đợi chuyến bay, Herb Keleher, Nguyên Chủ tịch, Người sáng lập ra Southwest Airline đã cùng với người đồng sự của mình chỉ có đúng một tờ giấy ăn trên bàn.

    Ông đã vẽ ra 3 vòng tròn: Vòng tròn thứ nhất, Ông tự hỏi “Nhân viên của tôi mong đợi điều gì?”, Vòng tròn thứ hai, Ông tự hỏi “Cổ đông của tôi mong đợi điều gì?”, Vòng tròn thứ ba, Ông tự hỏi “Khách hàng của tôi mong đợi điều gì?”.

    Sau khi thảo luận xong, ông viết những gạch đầu dòng lên từng vòng tròn đó và cuối cùng ở nơi gặp nhau của 3 vòng tròn đã hiện lên dòng chữ “Happiness” tức là “Hạnh phúc”. Từ đó toàn bộ chiến lược và triết lý kinh doanh của Herb Keleher tức là của Southwest Airline chính là “Khi nhân viên hạnh phúc họ sẽ làm cho khách hàng hạnh phúc, khi khách hàng hạnh phúc họ sẽ làm cho cổ đông hạnh phúc”.

    Và sau đó, tất cả những gì còn lại chỉ là thể chế và thực hiện triết lý đó mà thôi. Cũng có lẽ với triết lý đó, mẩu khăn ăn ngày ấy đã trở nên nổi tiếng và Southwest Airline đã trở thành biểu tượng của công ty thành công cả về lợi nhuận lẫn dịch vụ khách hàng và có nhiều nhân viên giỏi không chỉ ở nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới.

    [​IMG]


    Vậy những người nhân viên giỏi, họ thực sự cần gì?

    Họ cần khi đi làm là được nhận đồng lương thỏa đáng với năng lực và tài năng. Họ mong đợi họ có đủ thu nhập mà không phải lo lắng đến “cơm áo gạo tiền” để từ đó cống hiến hết lòng cho công ty.

    Ngoài lương, họ cần lãnh đạo công ty quan tâm đến họ như từng con người chứ không phải như “một đám người”. Họ mong lãnh đạo quan tâm sâu sát, hiểu rõ họ, lắng nghe họ, vỗ về họ và yêu thương họ.

    Là một người giỏi và có năng lực, nhân viên giỏi thường thuộc những người “nổi loạn”. Họ mong đợi quản lý của mình sử dụng đúng tài năng và đam mê, tôn trọng ý kiến chứ không phải cuộc họp nào cũng thấy sếp nói từ đầu đến cuối rồi thấy họ có “ý kiến khác”, thế là hôm sau họ được “thuyên chuyển” và nhận được sự “lạnh nhạt”. Bên cạnh đó họ còn luôn đặt ra câu hỏi “Từ vị trí này, ngày mai tôi sẽ đi đến đâu”, là nhà lãnh đạo bạn còn phải tạo điều kiện cho họ phát triển.

    Là một người giỏi và có năng lực, họ mong đợi phần công việc của họ đóng góp một điều gì đó vào sứ mệnh của công ty, thay vì công việc lặp đi lặp lại và vô nghĩa.


    Không có nhân viên kém mà chỉ có lãnh đạo kém

    Người nhân viên không tự nhiên vào làm trong doanh nghiệp. Hoặc là sếp đã tuyển dụng sai người, hoặc là sếp đã sắp xếp sai vị trí, hoặc là sếp không biết động lực của nhân viên là gì, hoặc là sếp không biết làm cho nhân viên phát triển. Tất cả những việc trên là trách nhiệm của sếp. Khi người nhân viên được lựa chọn đúng tài năng, được sắp xếp đúng người đúng việc, được động viên đúng cách, được có cơ hội phát triển, ai cũng có thể làm tốt công việc của mình.

    Là một nhà quản lý, đối với vấn đề nhân sự chỉ có 4 công việc chính: tuyển dụng, sắp xếp, tạo động lực và giúp nhân viên phát triển. Nếu là bạn, bạn chọn cái nào là hàng đầu và bạn sử dụng thời gian của mình vào 4 công việc này thế nào? Trả lời và thực hiện theo câu trả lời của bạn sẽ giúp bạn phân biệt được bạn là nhà quản lý giỏi – trung bình hay yếu kém.


    Khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc, lãnh đạo nên làm gì?

    Khi một nhân viên giỏi rời đi, đội nhóm vẫn có thể làm việc hiệu quả, thậm chí là còn tốt hơn lúc trước! Miễn là bạn khéo léo trong việc xử lý và ra quyết định. Vai trò của người quản lý chưa bao giờ bớt quan trọng – bao gồm cả việc hỗ trợ, phát triển và điều hướng con đường sự nghiệp của mỗi thành viên.

    Dưới đây là những điều mà lãnh đạo nên làm khi “tâm phúc” có ý định ra đi:


    #1. Đầu tiên, nên có các cuộc trò chuyện thành thật với nhau

    Hãy ngồi lại và chia sẻ thành thật với nhân viên về lý do nghỉ việc. Nếu nhân viên cần một mức lương cao hơn hoặc thay đổi chức danh công việc, hãy cố gắng đáp ứng điều đó, nhân viên chắc hẳn sẽ ở lại.

    Nếu động lực nghỉ việc nằm ngoài tầm kiểm soát như kế hoạch làm riêng, thay đổi môi trường sống, làm việc thì giải pháp tài chính sẽ không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, tốt nhất là đáp ứng cho nguyện vọng nghỉ việc.

    [​IMG]


    #2. Biến sự ra đi thành cơ hội cho công ty và đội nhóm


    · Cơ hội cho Công ty: vì có thể đây là lúc đánh giá lại về chính sách nhân sự, về vai trò của vị trí đó trong ma trận chức năng của Công ty, và có thể lại là điểm khởi đầu để phát triển hoặc sử dụng những tài năng mới.

    · Cơ hội cho những người ở lại: Khi có một nhân sự giỏi ra đi, lãnh đạo có thể tận dụng cơ hội này để cải cách, xây dựng lại trật tự nhóm, tạo thêm đất “diễn” cho người ở lại thể hiện bản thân hơn và đóng góp nhiều quan điểm mới mẻ.

    ·

    #3. Củng cố tinh thần cho đội nhóm


    Khi một nhân viên giỏi ra đi, chắc chắn những thành viên khác sẽ đặt sự hoài nghi về lãnh đạo, chế độ hoặc sự sống còn của công ty, và rồi có những suy nghĩ tiêu cực. Để trấn an họ, bạn cần khẳng định rằng đây là không phải sự sụp đổ hay diệt vong nào cả. Đồng thời trả lời những thắc mắc về lý do nghỉ việc, các bạn giữ chân nhân viên đó…

    Việc nhân viên giỏi nghỉ việc là nỗi đau đầu của rất nhiều doanh nghiệp nhưng thực tế rất khó tránh, vì thế khi bạn đã chắc người ta sẽ ra đi thì đừng đặt mục tiêu là giữ mà hãy đặt một mục tiêu khả thi hơn là làm sao để vị trí đấy ít bị biến động nhất và ít ảnh hưởng đến những người xung quanh nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm được phương án hợp lý trước quyết định nghỉ việc của “tâm phúc”.



    Tìm hiểu về các khóa học của Học Viện CEO Việt Nam tại đây:

    https://ceovietnam.edu.vn/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thaophuong411
    Đang tải...


Chia sẻ trang này