Làm Thế Nào Khi Trẻ Thách Thức

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

By thuhien on 13/9/2016 lúc 12:27 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Làm thế nào khi trẻ thách thức là vấn đề mà hầu hết các bậc cha mẹ gặp khó khăn. Hành vi thách thức ở trẻ tiểu học là hành vi phổ biến, đặc biệt với trẻ ở giai đoạn tập đi (1-3 tuổi) hoặc giai đoạn trưởng thành. Đây là hành vi thông thường trong quá trình phát triển của trẻ, và bạn có thể điều chỉnh hành vi này tương tự như hành vi cãi lại hay không vâng lời cha mẹ, thầy cô.

    [​IMG]

    Với trẻ ở lứa tuổi tiểu học, hành vi thách thức có thể là cãi nhau với bạn hoặc không làm những việc mà bạn yêu cầu (hoặc có làm nhưng rất rất chậm) hơn là nổi giận đùng đùng (trẻ dưới 3 tuổi thường thể hiện theo cách này).

    Con bạn có thể cố gắng để kiểm soát một tình huống nào đó hoặc khẳng định khả năng độc lập của mình. Trẻ có thể thử nghiệm các giới hạn của mình và uy quyền của bạn. Trẻ có thể bày tỏ rằng trẻ không thích việc bạn yêu cầu bé làm ví dụ như nhặt đồ chơi hay làm việc nhà.

    Khi nào thì bạn cần quan tâm tới hành vi chống đối

    Trong một số trường hợp, trẻ tỏ ra chống đối cố tình lề mề là bởi vì trẻ đang tập trung vào một hoạt động khác. Bạn cần hiểu được nguyên nhân ẩn phía sau mỗi hành vi của trẻ để nhận ra vấn đề khi trẻ có vẻ như đang thách thức bạn.

    Mặt khác, hành vi chống đối tồn tại trong một thời gian dài và ảnh hưởng tới học tập của trẻ, mối quan hệ của trẻ với người khác, thì đó có thể là hội chứng rối loạn hành vi.

    Với trẻ gặp chứng rối loạn hành vi, hành vi thách thức bao gồm nổi giận hoặc giận dữ không phù hợp với lứa tuổi. Trẻ cũng có thể gặp phải các vấn đề khác như chán nản, lo lắng, hay tăng động thái quá (ADHD). Nếu bạn nghi ngờ con bị rối loạn hành vi, bạn có thể đưa con tới gặp bác sĩ hoặc tìm hiểu thêm các nguồn thông tin khác.

    Làm thế nào khi trẻ thách thức

    1. Tìm hiểu nguồn gốc của hành vi. Bạn có thể xem xét các nguyên nhân khiến trẻ chống đối.

    Liệu đó có phải là hành vi thường xuyên của trẻ? Hay trẻ không thích hoặc không muốn làm một việc cụ thể nào đó? Trẻ tỏ ran gang ngạnh khi mọi thứ có vẻ như quá bận rộn hay vội vã?

    Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn có các nguyên tắc cũng như các công việc nhà rõ ràng, phù hợp với trẻ hay không. Ví dụ, trẻ 5-6 tuổi sẽ bị quá tải nếu bạn bảo trẻ giữ cho phòng của mình luôn sạch sẽ, thay vì vậy, bạn chia thành các nhiệm vụ nhỏ hơn như dọn đồ chơi trên sàn và giúp bạn cất những đồ chơi đó). Khi bạn tìm được nguyên nhân, bạn có thể từng bước để điều chỉnh các hình huống đó để trẻ ít chống đối lại bạn.

    2. Chuẩn bị để trẻ cư xử tốt. Để tránh các tình huống mà trẻ đối đầu hay có hành vi xấu, bạn nên tạo cho trẻ những hành vi tốt. Ví dụ, nếu bạn biết rằng con thường cau có nếu như phải ăn quá nhiều, thì bạn cố gắng không sắp xếp cho trẻ làm quá nhiều thứ sau giờ học hoặc cuối tuần. Nếu trẻ ghét các tình huống thay đổi đột ngột, thì bạn cố gắng nên cho trẻ thêm một chút thời gian trước khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.

    3. Cư xử với trẻ theo cách bạn muốn trẻ cư xử với bạn. Cũng như người lớn, cách cư xử của trẻ có thể thay đổi trong ngày. Có lúc trẻ cảm thấy không vui, hoặc bực mình hoặc đôi khi muốn dành thời gian cho riêng mình. Bạn hãy rõ ràng với trẻ về những việc trẻ cần làm với thái độ yêu thương và tôn trọng, trẻ cũng sẽ làm tương tự như vậy với bạn.

    4. Tận dụng lợi thế về ngôn ngữ của trẻ. So với khi trẻ còn nhỏ, bạn sẽ nhận thấy với trẻ ở lứa tuổi tiểu học có lợi thế hơn khi giải quyết vấn đề về hành vi chống đối của trẻ: Đó là trẻ có thể nói rõ ràng. Bạn có thể cùng nhau thảo luận với con những vấn đề mà trẻ muốn, và sau đó cố gắng tìm ra một giải pháp hiệu quả cho cả mẹ lẫn con.

    5. Tạo ra các nguyên tắc cơ bản. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn biết chính xác những gì trẻ cần làm và không được phép làm. Ví dụ, nếu theo bạn hành xử không tôn trọng người khác là điều không thể chấp nhận trong gia đình bạn thì bạn cần rõ ràng với con rằng sẽ có những hậu quả kèm theo nếu trẻ có những hành vi như vậy.

    6. Thỏa hiệp khi có thể. Con bạn có khăng khăng đòi mặc một chiếc váy mùa hè trong ngày đông lạnh giá không? Thay vì coi đó là một trận chiến giữa mẹ và con, bạn có thể thỏa hiệp với con bằng cách đề nghị trẻ mặc thêm một chiếc quần bó hoặc quần legging. Nói chung, nhượng bộ những thứ nho nhỏ như vậy để bạn có thể kiên quyết hơn với những vấn đề lớn hơn.

    7. Các chủ đề thảo luận. Đôi khi, trẻ có thể có hành vi chống đối bới vì trẻ muốn nói nhiều hơn về việc khi nào hoặc cách nào để làm việc gì đó. Một cách để giúp con bạn cảm thấy có thể kiểm soát mọi thứ nhiều hơn là cho trẻ có cơ hội lựa chọn. Ví dụ, khi bạn thiết lập các thông số (kiểu như “Con cần dọn dẹp những đồ chơi này” hoặc “Con phải làm bài tập về nhà” ), thì bạn cần chỉ rõ khi nào trẻ cần làm những việc này (cần dọn đồ chơi trước khi đi ngủ, hoặc bài tập về nhà cần làm xong trước khi ăn bữa phụ,…)

    Một số vấn đề về hành vi phổ biến của trẻ tiểu học
    Làm thế nào khi trẻ thách thức
    Làm thế nào khi trẻ hay cãi lại
    Làm thế nào khi trẻ không chú ý lắng nghe
    Làm thế nào khi trẻ nói dối
    Làm thế nào khi trẻ ghen tị và đánh anh chị em
    Làm thế nào khi con hay mách
    Làm thế nào khi trẻ lề mề
    Làm thế nào khi trẻ mè nheo
    Làm thế nào khi con không chịu đi ngủ
    Làm thế nào khi con nhút nhát

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

    1. sonngoc1987
      sonngoc1987
      Con em đang học lớp 3 ,dạo này thường xuyên không nghe lời và thách thức lại người lớn .Cảm ơn bạn nhiều về bài viết .Rất hữu ích
    2. bachhopnho
      bachhopnho
      Bé nhà mình hơn 3 tuồi mà hơi bướng, bé hay quăng đồ đạc với hay thể hiện hành vi chống đối khi bé ko thích (có lúc ngồi im nhưng hay đập đồ) kiểu như tăng động. Những lúc thế mình hay nhắc nhở bé. Mình phải làm thế nào?
    3. duchup
      duchup
      Cám ơn bạn đã chia sẻ, bé nhà mình nhiều khi cũng bướng, nói kiểu gì cũng không chịu
    4. thuhien
      thuhien
      https://www.lamchame.com/forum/threads/8-cach-ky-luat-de-khong-phai-danh-con.2019707/#post-36798075
      Mẹ nó nghiên cứu xem có áp dụng được cách nào trong số này không?
    5. thanhhhoa2605
      thanhhhoa2605
      kinh nghiệm hay
    6. toanphongthuyBDS
      toanphongthuyBDS
      thuhien thích bài này.
    7. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      kinh nghiệm hay

Chia sẻ trang này