Xin chào các bậc phụ huynh, tôi tên là Duy, dạy Toán và Lý cho các cháu cấp 2 và 3. Bài viết này sẽ đứng trên quan điểm của một người dạy học, trao đổi với các vị phụ huynh làm thế nào để tìm được thầy tốt cho con của bạn, mang lại hiệu quả tối đa cho cả người học, người dạy. Hy vọng sẽ nhận được nhiều trao đổi của các bác Thế nào là một thầy giáo giỏi? Một thầy dạy giỏi là một thầy biết cách làm cho con bạn giỏi lên, điều này hoàn toàn khác biệt với một thầy có bằng giỏi. Lâu nay các bác luôn đi tìm thầy có bằng giỏi cho con. Đó là sai lầm đầu tiên Tôi đã từng học trường chuyên cấp 2 - 3 ở Hà Nội nên tôi hiểu và tôi cũng quan sát một số học sinh của mình trước đó đã theo học các GS - TS ở HN. Kết quả là các cháu ngày càng tuột dốc Các ông học vị càng cao là những nhà nghiên cứu giỏi, có thành tích trong nghiên cứu chứ không phải trong giảng dạy. Thực tế mà nói các thầy càng mang chức GS - TS thì dạy lại càng tệ, vì càng thầy không đặt mình vào địa vị của những cháu mới ở trình độ vỡ lòng. Các thầy cứ nghĩ nói qua vài câu là các cháu sẽ hiểu Tôi thấy nhiều bác muốn con thi đỗ trường chuyên ABC thì cho con học theo thầy trường này. Đây là sai lầm 2 Bản thân các cháu học chuyên là những cháu có năng lực tự học vượt trội, do vậy các thầy dạy trường chuyên là những thầy dạy học rất nhàn. Giai đoạn tôi học chuyên cũng vậy. Đầu giờ học thầy giao bài, học sinh tự giải ra 80% số bài, cuối giờ các thầy chỉ nốt 20% còn lại rồi đi về. Các thầy dạy chuyên rất ít va phải những học trò bị chứng phân tâm, không thể tập trung nổi, những trò tư duy chưa rõ ràng, chưa rành mạch... Các bác cho con theo học một thời gian không thành công rồi quay ra tự nhủ chắc do tại con mình, mà không nghĩ tới chắc do chọn không đúng thầy Bài viết sau tôi sẽ phân tích một chút kinh nghiệm chọn thầy cho con của các bác. Hy vọng nhận được nhiều phản hồi của các bác trên diễn đàn, hoặc qua email của tôi: duy4work@gmail.com. Những sự trao đổi tích cực và qua lại sẽ giúp cả hai bên có thêm được những thông tin quý báu. Cảm ơn các bác
Mình đồng quan điểm với bạn Duy. Các thầy được gắn mác giỏi dạy cứ ào ào con nào hiểu được thì hiểu không hiểu được thì thôi. Nếu đúng là giáo viên có tâm thì phân lớp giỏi khá để dạy. Một số phụ huynh cho con đi học thêm 1 môn không phải 1 giáo viên mà 3 giáo viên. Một số giáo viên nhận học sinh phải kiểm tra đầu vào đạt rồi mới nhận. Nhiều khi mình nghĩ học sinh làm nên tên tuổi của giáo viên chứ không phải giáo viên làm nên kỳ tích của các con. 1 Số con là sách nào cũng học làm kính thưa các dạng bài học nhiều quá làm bài tập quá nhiều trở nên thuần thục. Mà thi trường chuyên hay kể cả thi quốc gia đề áp dụng công nghệ thi cử nên mới đậu. Nếu chỉ cắm đầu học không chưa chắc đã đậu được gì. Bây giờ học sinh đến là khổ
Hiện nay bố mẹ để đảm bảo cho con có một kết quả tốt thì đa số thực hiện phương pháp: học thêm càng nhiều càng tốt. Có khi môn Toán học thêm tận 2-3 thầy, theo cả những lớp luyện để thi chuyên Mặt tích cực thì thấy rõ: việc học nhiều thầy sẽ khiến 1 vấn đề được nhai đi nhai lại, các cháu sẽ nhớ lâu hơn Mặt hại thì lớn hơn gấp nhiều: các cháu học trong sự vô cảm. Gần như không cháu nào có thể thích thú một môn học mà dưới sức ép của bố mẹ phải theo quá nhiều lớp như vậy. Có thể ở cấp 2 các cháu chịu được áp lực từ bố mẹ, nhưng lên cấp 3 các cháu có lập trường riêng, sở thích riêng. Lúc này chúng nó sẽ phản kháng, sẽ bỏ dở, sẽ chống đối Vậy các bác phụ huynh nên làm gì? 1. Phải thật khách quan nghĩ xem con mình có hợp với trường chuyên không. Trường chuyên chỉ dành cho những cháu thực sự thích môn chuyên đó, và khi nó đã thích rồi thì nó sẽ tự học tới 80% kiến thức, thầy giáo sẽ hỗ trợ 20% kiến thức còn lại. Nếu con của các bác không có khả năng tự học đó thì không nên ép cháu học các lớp thi chuyên, sẽ có tác dụng ngược 2. Cho dù không thi chuyên nhưng học lớp luyện vào chuyên có tốt không? Một số bác nghĩ rằng học ở lớp đó con mình sẽ không được cái này thì được cái khác, kiến thức vào được chút nào hay chút đó. Điều này là sai lầm. Lớp luyện chuyên sẽ học các bài chuyên về đánh đố nhau. Bác thử tưởng tượng con mình học trong lớp mà nó không hề hiểu từ A-Z, thì điều đó có lợi hay hại? Rất nhiều cháu học trong tình trạng đó và rất dễ bị trầm cảm 3. Trẻ con thì khó có thể thích ngay 1 môn học nào đó. Học về cơ bản là phải luyện tập, còn bản năng các cháu lại ưa những trò chơi. Các bác nên tìm cho cháu 1 thầy giáo có thể biến môn học thành 1 trò chơi, 1 câu chuyện. Từ sự ảnh hưởng của thầy mà các cháu sẽ dần dần yêu thích môn học hơn Vài dòng chia sẻ với các bác
Theo em, quan trọng nhất vẫn là làm sao tìm được thầy có cách dạy phù hợp với trẻ, bởi mỗi trẻ sinh ra đều có những năng khiếu, sở trường và thiên hướng riêng nên nhiều khi kể cả những thầy có tiếng dạy giỏi cũng chưa chắc đã dạy được em nào cũng như em nào tiếp thu được hết, ngoài ra thì nếu các thầy có khả năng tạo nên động lực và sự yêu thích cho một môn học nào đó của trẻ thì đó cũng là một giáo viên giỏi, không cứ nhất thiết phải giao và giảng cho các em nhiều bài khó mới có thể làm được điều này
Mình cũng kết bạn với zalo của thầy Trung (0973754012- chân lý toán học) được khá lâu rồi. Tuy nhiên, con mình không học thầy, mà mình chỉ đặt sách KHÔNG CẦN HỌC THÊM MÀ VẪN HỌC GIỎI TOÁN 7 của thầy Trung tự biên soạn. Cháu tự mò mẫm học theo sách và điểm số được rất cao. Nhưng đứa cháu mình lớp 9 thì có học thầy Trung, vừa rồi thi học kỳ 1 Toán 9 quận Cầu Giấy được 9 điểm. Cháu kể lại rằng, "mới phát đề thi cả lớp bị hoang mang vì câu vận dụng bài toán thực tiễn (chưa năm nào có cả), nhưng con chẳng sợ vì được thầy Trung dặn trước ngày thi là phải bỏ hết tạp niệm trong lòng, gạt bỏ hết sự sợ hãi và các dạng bài, và khi tâm vô tạp niệm thì mình sẽ không bị khống chế bởi dạng bài lạ. Thế là con tự tin, sử dụng nhiếp tâm "như lý tác ý" mà thầy Trung dạy giải bài toán vận dụng ngon lành". Mục đích chính của thầy Trung là dạy theo phương pháp "xả tâm" chứ không phải "ức chế tâm" như các thầy cô khác. Ban đầu là học thành thạo các bài mẫu của thầy Trung bằng phương pháp "thiền toán", tiếp theo thầy sẽ dạy cho "như lý tác ý"(nhiếp tâm để giải các bài dạng lạ). Và mình thấy là các dạng bài của thầy Trung rất ít (cô đọng) chứ không đi lan man (làm hết phiếu này phiếu nọ mà không biết mình đã học được những dạng nào, không biết mình yếu ở đâu, không biết nhiếp tâm thế nào để giải một bài tập mới lạ chưa gặp bao giờ)
Phải công nhận lạ lộ trình dạy toán của thầy Trung hay thật. Bản thân mình cũng dạy con mình, nhất là con mình cháu yếu hình. Có nhiều câu c) hình mình nghĩ mãi không ra, khi dùng đến phương pháp nhiếp tâm “như lý tác ý” mà thầy Trung hướng dẫn và thế là mình đã giải được bài toán hình ấy luôn. Vì mình là người có chuyên môn về toán nên mình hiểu rất rõ về toán, kinh nghiệm mình chia sẻ là do chính mình đúc rút từ những gì thầy Trung dạy rồi dạy lại cho con (chứ không phải nghe con nói lại rồi kể lại cho các mẹ nghe). Theo kinh nghiệm, mình thấy ra trước hết các cháu phải thuộc hết các định lý hình trọng tâm từ lớp 6 đến phần mình học (thầy Trung có giới hạn cho các cháu), thuộc đến mức gập sách lại và thuật lại trong khoảng 5-10ph (chứ không phải hỏi định lý nào thì mới trả lời phần ấy- thế thì không ổn); đó chính là điều kiện cần để có thể nghĩ được bài chứng minh hình học. Từ đó, đến đoạn nào bí bách không nghĩ ra thì ta lại xài pháp “như lý tác ý” mà thầy Trung đã dạy thì chắc chắn sẽ nghĩ ra thôi. Mình thấy tất cả những điều này bài viết trên zalo của thầy Trung (0973754012) đều nêu rất rõ các mẹ ạ