Phân hữu cơ có khả năng điều hòa đất, được sử dụng để làm phân bón. Ngày nay, nhiều người sử dụng thùng ủ rác hữu cơ để tạo Composite mang dinh dưỡng về cho đất. Vậy thùng ủ rác hữu xơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé. Cách sử dụng thùng ủ rác hữu cơ để làm phân hữu cơ Ủ phân hữu cơ từ các rác thải thực vật là một trong các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rác thải. Vì thế, có nhiều gia đình lựa chọn phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho đất bằng việc sử dụng thùng ủ rác hữu cơ. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị Cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Thùng nhựa ủ rác hữu cơ Bao tay Que trộn Kéo sử dụng để cắt rác thải Dụng cụ múc Bước 2: Ủ phân ban đầu Bạn cần rải một lớp 5 - 10 cm đất hoặc mùn cưa cho lớp dưới cùng. Sau đó thực hiện cắt nhỏ rác thải và trộn chế phẩm vi sinh theo tỉ lệ 10gr CPVS ; 5kg rác Tiếp đến, bạn bắt đầu kiểm tra độ ẩm của hỗ hợp trộn. Mỗi hỗn hợp sẽ hơi ẩm, dính chặt và không bị rỉ nước. Sau cùng là cho hỗn hợp này và thùng nhựa ủ phân được chuẩn bị từ trước. Để giảm mùi hôi và hạn chế các ruồi nhặng bâu vào thì bạn cần cho thêm lớp mùn cưa hoặc đất trên cùng. Đều đặn từ 3 - 5 ngày, đảo trộn và tiến hành kiểm tra nhiệt độ rác ở trong thùng. Nhiệt độ chuẩn của rác sẽ khoảng 50 - 60 độ C. Bước 3: Thêm rác thải Trường hợp phát sinh rác, bạn có thể đổ trực tiếp vào mẻ đã ủ trước đó trong thùng ủ rác. Tuy vậy, lưu ý phần rác khi cho thêm cũng tiếp túc sử dụng mùn cưa, chế phẩm vi sinh và trộn đều như bước 2. Thêm nữa, bạn nên để một khảng trống khoảng 7cm để đối lưu không khí và mang đến hiệu quả cao trong khi ủ rác. Bước 4: Lấy thành phẩm Sau từ 20 - 30 ngày làm phan Compost bạn có thể lấy thành phẩm qua cửa dưới của thùng. Trường hợp có nước rỉ rác, bạn nên tận dụng để đổ lại thùng hoặc tưới cây. Cách làm thùng ủ rác hữu cơ đơn giản tại nhà Để tiết kiệm chi phí phân bón và mang lại lợi ích cho khu vường của bạn thì bạn có thể tự làm thùng ủ rác tại nhà theo các bước như Chọn thùng ủ rác Thiết kế hoặc chọn mua thùng nhựa có nắp đậy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thùng phuy nhựa hoặc thùng nhựa đặc để tái sử dụng. Thùng cần có nắp để đảm bảo được độ ẩm của đất và ngăn chặn tràn ra ngoài. Đục lỗ cho thùng Để không khí trong thùng lưu thông tốt nhất, bạn nên sử dụng khoan hoặc vật nhọn đục từ 8 - 10 lỗ ở đáy thùng. Đồng thời khoét 2 ô vuông ở 2 bên thân và cố định khóa chắc chắn để lấy thành phẩm Tạo lớp lót nền Để tạo lớp lót, bạn sử dụng giấy báo vụn hoặc lá khô đổ đầy từ 1/8 đến 1/4 thùng. Tiếp đến, rải đất và bụi bẩn lên cho đến 1/2 thùng Cho mảnh vụn thức ăn vào Hãy cho các loại thức ăn thừa, rau củ mà bạn muốn ủ. Lưu ý là chỉ các rác có nguồn gốc thực vật vì những thứ như xương, thịt rất có thể gây ra vi khuẩn có hại Sau cùng, bạn hãy sử dụng que khuấy hoặc xẻng để trộn phân để đảm bảo phân phủ đầy lên mảnh vụn thức ăn. Cuối cùng, xin một ít nước ấm lên trên đến khi đủ độ ẩm nhưng không để quá ướt. Trên đây là những giải đáp về Làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà có khó không? Hy vọng, bài viết có thể giúp bạn thực hiện thành công làm thùng ủ rác hữu cơ. Đây là một sản phẩm mang đến nhiều lợi ích trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí phân bón cho gia đình bạn.