Làng xin con

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 14/2/2007.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Làng xin con

    Ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình có một ngôi làng mà dân cư chỉ gồm phụ nữ và trẻ con. Khi gặp đàn ông "xin" con, có chị "ra giá" là con gái 3 tạ thóc, con trai 4 tạ hoặc hơn. Không phải họ lo chuyện hương khói mà vì sợ con gái lại khổ như mẹ.

    Ở làng An Hiệp (Quỳnh Phụ), con gái đến 20 tuổi mà chưa ai dòm ngó đã bắt đầu sốt ruột, và 25 tuổi chưa có chồng thì "ế" hẳn. Nhưng nhiều "gái ế" ở đây đã dám đối mặt với miệng tiếng người đời để giành lấy thiên chức làm mẹ. Những sinh linh bé bỏng lặng lẽ chào đời trong nếp nhà của những phụ nữ cô đơn ở thôn Nguyên Xá.

    Hơn 30 trong số 90 phụ nữ quá lứa ở An Hiệp đã "chủ động tấn công" để khỏi cảnh gối chăn đơn chiếc. Sau đêm "gặp gỡ" gấp gáp ấy, họ cắt đứt mọi quan hệ và chẳng ai hé lộ bất kỳ một thông tin nào về "người chồng một đêm". Các chị "ra giá" sinh con gái 3 tạ thóc, sinh con trai 4 tạ hoặc hơn. Không phải họ lo không có ai hương khói lúc về già; mà sợ ngộ nhỡ con gái mình sau này cũng lặp lại cuộc đời cô đơn, hẩm hiu như mẹ chúng.

    Chị Hường vốn là thành viên trong ban chấp hành hội phụ nữ. Ngoài 40 tuổi, chị xin rút khỏi ban để chủ động "trong công việc" của mình. Chị gặp anh Phong đặt vấn đề xin con. Người đàn ông này đã có gia đình nhưng sinh 5 con toàn là gái, nghe chị đề nghị đã gật đầu ngay lập tức, thậm chí còn đề nghị lấy chị làm vợ hai. Chị bật lại thẳng tưng: "Có cho tôi xin đứa con thì ừ, không tôi còn tìm chỗ khác!". Đến nay, thằng Cò con chị đã hơn chục tuổi.

    Cô giáo Vân, một phụ nữ sống "phòng không" 15 năm nay, tâm sự: "Không hiểu sao tôi chẳng thấy rung động trước đàn ông, nhưng ở một mình trong tập thể của trường, lắm đêm mưa phùn gió bấc từ nghĩa trang sau trường cứ hu hú qua khe cửa, hãi lắm". Đó cũng là nguyên nhân chị "xin" con.

    Những người mẹ ở thôn Nguyên Xá tuổi tác tuy khác nhau nhưng đều có chung sự thèm khát: Nghe tiếng ọ ẹ của trẻ thơ, ngửi mùi khai của nước đái dầm và cả nỗi lo âu khi con trẻ đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải... Trong nhà các chị chẳng có tài sản nào đáng giá, bàn ghế xiêu vẹo, chỉ có ngô khoai và một quây thóc nhỏ ở góc nhà; nhưng họ đã có những "mặt trời bé con" sưởi ấm tâm hồn. Đứa con khiến tâm tính bất ổn của những phụ nữ cô đơn này dịu xuống.

    Rất may là những đứa trẻ không cha này đều có tình trạng thể chất rất tốt, hiếm khi ốm đau. Đầu trần phơi nắng nghịch ngợm cả ngày, thoắt cái chúng lại lao xuống sông tắm. Chúng lớn lên nhanh nhẹn, hoạt bát, chăm làm và thương mẹ.

    Người dân nơi đây cũng dành cho lũ trẻ một tình cảm đặc biệt. Nhiều bà vợ thừa biết chồng mình đi làm "từ thiện", lúc đầu cũng "nhảy tanh tách như cào cào" nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, mà lại thương.

    Sau khi sinh con, nỗi cô đơn của các chị vơi đi nhưng cái nghèo lại đầy lên. Cuộc sống của họ chỉ trông vào cây lúa, thêm chút ngô khoai đất bãi. Bến Hiệp là nơi kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng chỉ người có sức khỏe mới có thể kham nổi. Một ngày đội đá cát cật lực cũng chỉ được khoảng gần 20 chục nghìn đồng.

    Chị em phụ nữ không chồng ở An Hiệp đều có chung một nỗi lo: Tài sản chắt bóp dành dụm cả cuộc đời không thể bảo đảm tương lai cho con; nếu chẳng may có mệnh hệ gì thì những mái đầu thơ dại kia sẽ có ai đùm bọc?

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


Chia sẻ trang này