Thông tin: Lãnh đạo cho trẻ em – Dung hòa & không gượng ép

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 30/4/2009.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Hướng dẫn cho con trẻ các quy tắc lãnh đạo từ thời còn thơ bé trong một thế giới đầy rẫy những áp lực chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng – nhưng chúng ta có thể làm được điều đó.

    Các bậc cha mẹ thường tâm sự rằng: “Chúng tôi lo lắng khi thấy những đứa con của mình hào hứng đi theo đám đông hơn là tự đứng lên và giữ vị trí chỉ huy. Điều này gây ra một số rắc rối trầm trọng trong trường học cũng như trong cộng đồng. Ông có thể đưa ra một số gợi ý làm cách nào để chúng tôi có thể nuôi dạy chúng thành những nhà lãnh đạo tương lai?”

    Phát triển các kỹ năng lãnh đạo từ sớm có thể tạo ra cả một sự khác biệt giữa một đứa trẻ chỉ chạy theo những tư tưởng mông muội của đám đông một cách không suy nghĩ với một tư tưởng của người mở đường, người chỉ tuân theo những quy tắc đạo đức của họ và có sự nhận thức rõ ràng.

    Cả hai loại trẻ thơ này sẽ có những con đường khác nhau một cách rõ ràng trong cuộc sống; nhóm đầu tiên thì để mất dần đi những khía cạnh nét đặc sắc của chúng trong khi nhóm thứ hai phát triển sự nhận thức bản thân và cơ hội trong cuộc sống.

    Đúng như sự lo lắng của các bậc cha mẹ, những đứa trẻ chỉ theo chân người khác thường có xu hướng nhanh chóng co lại sợ hãi khi gặp áp lực hay một đe dọa mạo hiểm, và thường thiếu đi các kỹ năng ra quyết định và kỹ năng tự khẳng định bản thân cốt yếu. kỹ năng lãnh đạo ở lứa tuổi trẻ có thể đến một cách tự nhiên ở một vài em. Một vài em dường như sinh ra để làm lãnh đạo do bản tính chính trực và sự tự tin ở các em. Những em khác cần sự dẫn dụ đúng mực và cảnh báo từ các bậc cha mẹ.

    Sau đây là một số lời khuyên để nuôi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cho trẻ:

    Biết dung hòa nhưng đừng gò ép

    Nhiều trẻ em đang phải giữ thăng bằng trên sợi dây mong manh, một bên là sự hướng dẫn của cha mẹ, một bên là các ảnh hưởng từ nhóm trẻ em đồng lứa.

    Nếu như để sợi dây nghiêng quá mức theo một hướng nào đó đều có thể tạo ra sự xa lánh với bạn bè hay là sự cấm đoán của cha mẹ. Thử thách với con trẻ là làm cách nào chúng có thể hòa nhập với môi trường văn hóa xung quanh mà không khiến các quy tắc của chúng hòa tan do tác động của áp lực trong môi trường đó.

    Cha mẹ cần thiết phải thảo luận về áp lực trong quá trình ra quyết định của cá nhân như thế nào. Ở đây nhấn mạnh vào tầm quan trọng khi thiết lập ranh giới giữa việc hòa nhập và cưỡng bách. Bạn hãy vẽ một vòng tròn rộng trên một tờ giấy tượng trưng cho ranh giới này. Bên trong hình tròn là các hành vi hòa nhập chấp nhận được, và bên ngoài là cách hành vi mà chúng ta không mong muốn ở trẻ.

    Khi dạy trẻ kỹ năng lãnh đạo, hãy giả định những tình huống khiến trẻ nghĩ đến những giới hạn đạo đức và làm cách nào để chúng định hướng được tình huống mà chúng đang phải đối mặt với tương lai, khi tương lai đó có thể khiến chúng đi quá giới hạn.

    Ở đây tôi muốn nhấn mạnh sự lãnh đạo cho trẻ được phát triển xuyên suốt một quá trình thấu đáo. Nếu trẻ thụ động và đơn giản chỉ đi theo đám đông thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi đủ loại tác động từ bên ngoài. Trẻ cần đủ quyết đoán để nói lên suy nghĩ của chúng khi cần thiết để bảo vệ lý tưởng của mình.

    Trẻ thường có xu hướng “nghiêng về thái độ trung lập” khi có mặt những trẻ đồng lứa. Hành vi này tạo nên một vai trò quan sát thụ động để tránh phải đối mặt với rủi ro và tranh cãi.

    Khi các sự kiện được bộc lộ quanh trẻ, những quan điểm chín chắn và những hành động có chừng mực sẽ bị kìm nén vì trẻ sợ sự phản đối của người khác. Ở đây tôi nhấn mạnh đến sự lưỡng lự phải phát biểu và đứng lên do ảnh hưởng lo sợ từ sự chế giễu của những trẻ khác.

    Giả sử rằng hầu hết những trẻ đồng lứa chọn “con đường dễ dàng và không bị ai để ý” và chúng sẽ rất ngưỡng mộ một lập trường lãnh đạo. “Bạn có thể rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng những người khác cũng có chung suy nghĩ và các khát vọng như của bạn nhưng bị họ bị kìm nén lại bởi sự sợ hãi và lo lắng của chính bản thân họ,” đó chính là cách mà bạn truyền đi thông điệp của mình.

    Sự bày tỏ mang tính khẳng định và tự tin là thành tố quan trọng khi tiến hành hướng dẫn kỹ năng lãnh đạo cho trẻ.

    Một thành tố cần thiết khác để dạy trẻ các kỹ năng lãnh đạo là khuyến khích chúng nói ra những biểu lộ của mình. Nhưng thật không may, đôi khi chúng tôi vẫn thấy rằng các bậc cha mẹ tin rằng nên trông coi trẻ, chứ không phải lắng nghe trẻ. Hãy coi những điều tôi nói là vô nghĩa, trừ khi bạn muốn làm khô héo thành công trong cuộc đời đứa trẻ.

    Khi một trẻ vị thành niên có vấn đề trong cách ứng xử với người khác, chỉ đưa trẻ vào khuôn phép là chưa đủ. Bạn có thể gợi ý cho cô bé cách nói khi thể hiện sự bất đồng quan điểm của mình, chẳng hạn như: “Con nên nói theo cách sau: “Cha, con tôn trọng vị trí của cha nhưng con không đồng ý với quyết định của cha và muốn cha lắng nghe những điều con muốn nói.”

    Trên đây là một ví dụ đơn giản làm cách nào để biến thái độ gây sự của trẻ thành một phong cách lãnh đạo và tự khẳng định bản thân cho trẻ.

    Trẻ nhỏ cần nhận thức và biết theo đuổi những cơ hội lãnh đạo. Người lớn có thể cung cấp nhiều nơi để trẻ có thể thực hành lãnh đạo. Hãy luôn để ý đến những tình huống nơi mà kiến thức và các kỹ năng của bạn có thể đặc biệt quý giá.

    Hãy nói chuyện với con trẻ rằng sự giúp đỡ và kinh nghiệm của người khác có thể giúp trẻ xây dựng tính cách và trở thành một người hoàn thiện hơn.

    Điều quan trọng nhất, khi dạy trẻ kỹ năng lãnh đạo – hãy dẫn dụ bằng các ví dụ cụ thể. Chia sẻ các câu chuyện thường ngày về những quá trình ra quyết định của bản thân bạn. Nói với trẻ về những sai lầm trong qúa khứ của bạn để chúng có thể học tập mà không lặp lại sai lầm tương tự và gánh chịu hậu quả tương tự.

    Hỗ trợ trẻ bằng cách cung cấp các đối tác và cơ hội để tham gia, để chúng có thể học tập về kỹ năng lãnh đạo trong thực tế.

    Cha mẹ là những người dậy về kỹ năng lãnh đạo cho trẻ, nên nhìn nhận công việc này như một nhiệm vụ quan trọng cũng như là sự kì vọng cơ bản của bất kì bậc cha mẹ nào. Tầm quan trọng của việc phát triển trẻ thành các cá nhân tự khẳng định mình, hiệu quả, và biết suy nghĩ thấu đáo không nên bị coi nhẹ.

    Món quà tốt nhất mà bạn có thể dành cho con của mình chính là một nền tảng vững chắc – hoàn thiện với một phương hướng rõ ràng và kỉ luật cần thiết để trẻ có thể đạt được giấc mơ của mình.

    Steven Richfield
    Theo leadership tools
    Ngọc Trâm biên dịch

    *** Về tác giả: Tiến sỹ Steven Richfield là nhà tâm lý cho trẻ em tại Plymouth Meeting, PA. Ông đã xây dựng một chương trình phát triển kỹ năng tự kiểm soát và các kỹ năng xã hội có tên là Những lá bài dẫn dụ của cha mẹ.
    Nguồn: http://lanhdao.net/vn/tuvan/123965/index.aspx
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


Chia sẻ trang này