Lé vì bị khám mắt ẩu và đeo kính sai độ

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi seichan, 28/1/2008.

  1. seichan

    seichan Banned

    Tham gia:
    18/12/2007
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    18
    Sau gần 1 năm cho con đeo kính cận thị, chị Khánh phát hiện bé nhìn lệch. Các bác sĩ Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết, mắt bé có hiện tượng tròng đen hướng vào trong do kính sai độ.

    Chị Khánh kể, chị đã đo khám và chọn kính cho con tại một hiệu bán kính nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Tại đây, nhân viên bán hàng đo mắt cho con chị bằng máy điện tử và chọn 2 tròng kính loại 3 độ. Trong khi đó, kết quả tại bệnh viện cho thấy, mắt trái của bé cận 2,7 độ, mắt phải chỉ bị loạn thị.

    "Sai lầm trên khiến mắt bé phải căng ra để điều tiết làm tròng đen dần đi lệch vị trí", bác sĩ Trần Hoài Long, chuyên khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP HCM, khẳng định.

    Cũng theo các sĩ Long, không chỉ trẻ em, nhiều người lớn cũng bị nhược thị (giảm thị lực) do mang kính mà không đo khám kỹ.

    Thấy mắt mình nhìn xa không rõ, anh Nguyên, ở quận 3 tìm đến ba hiệu kính có quảng cáo đo mắt miễn phí, để đo và chọn kính. Điều ngạc nhiên là sau khi đo mắt bằng máy, cả ba nơi đều cho rằng anh không bị cận. Hoang mang, anh vào Bệnh viện Mắt khám và được các bác sĩ khẳng định, anh bị cận gần 2 độ.

    Ở những hiệu kính anh Nguyên đã đến và trung tâm kính thuốc trên đường Tùng Thiện Vương, quận 8, hiệu kính trên đường Hàn Hải Nguyên, quận 11, Điện Biên Phủ, quận 3... người đo, khám mắt thường là nhân viên bán hàng. Lập luận của các nhân viên này là "Đã có máy đo mắt điện tử thì lo gì"...

    Bác sĩ Long phân tích, nguyên nhân khiến các hiệu kính không phát hiện độ cận của anh Nguyên là do chỉ căn cứ vào kết quả trên máy, không khám thêm.

    "Máy đo khúc xạ tự động dễ sử dụng, nhưng độ chính xác thì không phải máy nào cũng đúng, tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người đo, khám phải học ít nhất 6 tháng về tật khúc xạ và có 6 tháng thực hành", bác sĩ Long nói.

    Tại TP HCM, kinh doanh kính đeo mắt rẻ và sầm uất nhất là khu vực đường Trương Định, quận 3. Người sử dụng có thể mua được chiếc kính mẫu mã như ý, giá chưa đến 100.000 đồng. Không có máy đo mắt, người bán chỉ có vài chục tròng đủ loại cho khách thử, chọn. Giá một cặp tròng kính bằng chất liệu mica tại đây chỉ khoảng 30.000 đồng.

    Anh Trình, người chuyên phân phối gọng và tròng kính tại TP HCM cho biết, hầu hết kính trị tật khúc xạ ở những nơi bán nhỏ, lẻ chỉ ghi độ và chất liệu chứ không có vỏ hộp và bao bì để chứng minh xuất xứ. "Muốn mua kính tốt, người mua nhất thiết phải vào cửa hiệu lớn, tìm chọn loại kính có nhãn hiệu và xuất xứ rõ ràng để tránh tiền mất tật mang", anh Trình nói.

    Ông Nguyễn Đức An, nguyên Chánh thanh tra Sở y tế TP HCM, cho biết, trong những đợt thanh, kiểm tra đột xuất, cứ 10 hiệu bán kính thuốc có đến 9 cơ sở không có bác sĩ đo, khám mắt, hoặc có kỹ thuật viên nhưng chưa từng được đào tạo. Thanh tra Sở đã nhắc nhở và yêu cầu những nơi bán kính hoàn thành thủ tục theo quy định trước 31/12/2007, nhưng đến nay các cơ sở này vẫn chưa hoàn tất.

    Theo ông Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế TP HCM, kính thuốc là một trong những dịch vụ liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân. Những người có khuyết tật về mắt tốt nhất nên tìm người có chuyên môn để khám, nhờ tư vấn mua kính.

    "Người dân nên đến cơ sở có uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và kê toa kính, mới tránh được rủi ro", bác sĩ Nghiệm khuyến cáo.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi seichan
    Đang tải...


Chia sẻ trang này