Kinh nghiệm: Lịch Khám Thai Định Kỳ Mẹ Bầu Nên Ghi Nhớ

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi chunghv458, 6/5/2019.

  1. chunghv458

    chunghv458 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2017
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Đối với các mẹ bầu, việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi từ những ngày đầu thai kỳ đến lúc sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu mẹ bầu nào vẫn còn mơ hồ về lịch khám thai thì hãy cùng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

    1. Tầm quan trọng của khám thai định kỳ
    Trải qua hơn 9 tháng mang nặng đẻ đau, người mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà mẹ bầu chưa biết. Vì vậy, thông qua việc khám thai thường xuyên, bác sĩ sản khoa sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi từ đó giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.
    Trong mỗi lần khám thai, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và những điều cần tránh khi mang bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh, con thông minh.
    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với mẹ bầu không khám thai. Hơn nữa, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

    [​IMG]
    Khám thai định kỳ để mẹ yên tâm trong suốt quá trình mang bầu
    2. Các mốc khám thai mẹ bầu cần ghi nhớ

    Đối với các mẹ bầu, một trong những yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh chính là tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Sẽ có 8 mốc khám thai định kỳ quan trọng giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi và nắm bắt kịp thời những vấn đề trên cơ thể mình.

    + Lần khám thai đầu tiên (6 - 8 tuần)
    Thông thường, bạn nên đi khám thai lần đầu sau khi mất kinh khoảng 2 - 4 tuần, tức là thai kỳ đã được 6 - 8 tuần. Lần khám này, bác sĩ sẽ chỉ định và khám xem bạn có thực sự mang thai không. Lúc này, khi đi khám, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm sau:
    - Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá xem bạn có bị thừa cân hay béo phì. Nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
    - Đo huyết áp để biết xem bạn có bị huyết áp cao hay không
    - Thử nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (HCG) để biết chắc bạn đang mang thai, phôi thai đang phát triển bình thường
    - Siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung.
    - Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
    Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra:
    - Bệnh giang mai
    - HIV/AIDS
    - Yếu tố Rh
    - Nhóm máu
    - Viêm gan B
    - Tiểu đường
    Trong lần khám thai này, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ biết các thông tin liên quan đến thai kỳ như:
    - Thông tin về chu kỳ kinh nguyệt (đều hay bất thường)
    - Bạn đã từng bị sẩy thai, sinh non, tiền sản giật hoặc bị nhiễm trùng ở lần mang thai trước hay chưa
    - Bạn có đang dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó, nếu có thì hãy mang sổ khám bệnh, đơn thuốc và loại thuốc bạn đang uống theo để bác sĩ biết cụ thể
    Cuối cùng, sau khi khám thai lần đầu xong, bác sĩ sẽ hẹn bạn trở lại khám thai sau khoảng 4 tuần. Đôi khi lịch khám thai cho lần khám tiếp chỉ sau lần khám đầu tiên khoảng 1 -2 tuần, điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe của bạn hoặc tình trạng phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn nên chú ý đi khám đúng lịch như bác sĩ đã hẹn.

    + Lần khám thai thứ hai (11 - 14 tuần)
    Lần khám thai thứ hai là mốc cực kỳ quan trọng vì đây là khoảng thời gian duy nhất bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như down, dị dạng tim,... Siêu âm trong giai đoạn này, bạn sẽ được chỉ định siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện một số dị tật như thai vô sọ, khe hở thành bụng, …
    Ngoài ra, ở lần khám thai này, bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu,.. để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.

    + Lần khám thai thứ ba (16 tuần)
    Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành kiểm tra:
    - Cân nặng của bạn
    - Đo huyết áp
    - Kiểm tra nhịp đập của thai nhi
    - Xét nghiệm nước tiểu
    Cuối buổi khám, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung vi chất tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi

    + Lần khám thai thứ tư (22- 23 tuần)
    Mọi chỉ định thai nghén thường được thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bởi vì, đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng,... được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.
    Ngoài ra, đây cũng là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không dẫn đến sinh non.

    + Lần khám thai thứ năm (26 tuần)
    Ở tuần thứ 26, bạn sẽ được bác sĩ siêu âm để phát hiện ra những bất thường của cả mẹ và bé. Thời điểm này, các mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 (mỗi lần cách nhau 5 năm).

    [​IMG]
    Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ thông báo chiều dài, cân nặng và các chỉ số phát triển của bé
    + Lần khám thai thứ sáu (31- 32 tuần)
    Tại thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất,... Cũng trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tiêm phòng uốn ván cuống rốn sơ sinh (2 mũi cách nhau 1 tháng) để phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
    Từ tuần thứ 30 trở đi, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
    - Đếm cử động thai: Bình thường là từ 4 lần/giờ
    - Tái khám ngay khi thấy các triệu chứng như: đau bụng, ra huyết, ra nước âm đạo, thai máy ít,....

    + Lần khám thai thứ bảy (36 tuần)
    Ở thời điểm này, siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn,... đồng thời thai nhi cũng được đo tim thai và chuyển động thai. Ngoài ra, bác sĩ sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.
    Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sinh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ… Chính vì vậy, ngoài bác sĩ sản, bạn sẽ được bác sĩ gây mê khám.

    + Lần khám thai thứ tám (40 tuần)
    Nếu trong giai đoạn này, bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi.

    [​IMG]
    Trong lần khám thai cuối cùng, bác sĩ sẽ dự đoán phương pháp sinh của mẹ bầu
    Trên đây là những thông tin mà tôi muốn gửi đến các mẹ về chế độ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng rằng với những chia sẻ này mẹ bầu sẽ nắm rõ để sẵn sàng đón một thiên thần bé nhỏ xinh đẹp và khỏe mạnh chào đời.

    Nếu bạn mong muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh và thông minh, phát triển toàn diện về mọi mặt thì hãy đăng ký tham gia khóa học Thai giáo – Phát triển trí tuệ và cảm xúc cho con trong bụng mẹ của giảng viên Phạm Thanh Thúy trên Unica nhé. Khóa học là tổng hợp những bí quyết nuôi dạy con đúng cách từ trong bụng mẹ được tổng hợp từ các chuyên gia nước ngoài giúp cho các ông bố bà mẹ có cái nhìn tổng quan nhất để có được phương phát nuôi dạy con hiệu quả.
    Khi đến với khóa học, bạn sẽ học được cách:

    + Kích hoạt các chức năng của não bộ trẻ ngay từ trong bụng mẹ thông qua các giác quan để trẻ nhanh hoàn thiện các năng lực và thông minh hơn
    + Có một em bé thông minh, khỏe mạnh khi chào đời (bé tự lập, ít khóc đêm, vui tươi, sinh hoạt đúng giờ…)
    + Định hình tích cách. Phẩm chất tốt đẹp cho trẻ trong tiềm thức
    + Thư giãn và giảm thiểu các rủi ro cho thai nhi khi mẹ stress
    + Tăng sự gắn kết tình cảm gia đình
    Có lẽ với các bậc là cha làm mẹ thì con cái luôn là điều quan trọng nhất. Đầu tư chút học phí dạy con nên người và thành tài sẽ không là gì so với học phí 20 năm trường lớp cho con đến trường. Hãy cùng Unica xây dựng một tương lai tươi sáng cho lớp trẻ mai sau các bạn nhé.

    Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

    Xem Thêm:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chunghv458
    Đang tải...


  2. Đèn Phúc Lộc

    Đèn Phúc Lộc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2017
    Bài viết:
    2,105
    Đã được thích:
    255
    Điểm thành tích:
    173
    ghi nhớ
     
  3. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    quan tâm
     
  4. chuyenhb

    chuyenhb Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/10/2015
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Đối với các mẹ bầu, một trong những yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh chính là tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Sẽ có 8 mốc khám thai định kỳ quan trọng giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi và nắm bắt kịp thời những vấn đề trên cơ thể mình.
     

Chia sẻ trang này