Thông tin: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thuong.kl, 1/4/2013.

  1. thuong.kl

    thuong.kl Em ĐẸP không cần son phấn

    Tham gia:
    14/12/2012
    Bài viết:
    1,621
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    123
    Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà đến từ từ.

    Vậy hãy xem lịch trình lão hóa của các bộ phận trong cơ thể như thế nào nhé.

    Tim: Lão hóa từ tuổi 40

    Ở tuổi 40, mạch máu dần mất đi sự đàn hồi, động mạch cũng có thể trở nên cứng hoặc bị tắc, nguyên nhân gây ra sự thay đổi này là do chất béo tích tụ ở động mạch vành. Điều này làm cho hiệu quả truyền máu của tim tới toàn bộ cơ thể cũng bắt đầu giảm xuống. Do đó, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều chất béo bão hòa.

    Phổi: Lão hóa từ tuổi 20

    Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40, một số yếu tố như lồng ngực biến dạng, các khớp bị cứng, nhu mô phổi giảm đàn hồi... kết hợp với sự xơ cứng ở cơ bắp và xương sườn buồng phổi có thể khiến cho nhiều người bị khó thở.

    Hoạt động của phổi gặp khó khăn, đồng nghĩa với việc không khí sau khi hít thở sẽ lưu lại trong phổi nhiều hơn dẫn tới khó thở.

    Da: Lão hóa từ khoảng tuổi 25

    Cùng với sự giảm tốc của quá trình tạo collagen, da bắt đầu lão hóa tự nhiên từ tuổi 25. Các tế bào da chết sẽ không biến mất một cách nhanh chóng, trong khi lượng tế bào da mới có thể giảm đi chút ít. Kết quả là da sẽ xuất hiện nếp nhăn và trở nên mỏng hơn, ngay cả khi dấu hiệu lão hóa da ban đầu có thể đến tận tuổi 35 mới xuất hiện

    Ngực: Lão hóa từ tuổi 35

    Phụ nữ đến tuổi 35, các mô vú và chất béo trong ngực bắt đầu mất dần, kích cỡ và sự căng đầy cũng giảm xuống. Từ tuổi 40, ngực phụ nữ bắt đầu chảy sệ, quầng vú (khu vực xung quanh đầu vú) bị thu hẹp mạnh.

    Cơ quan sinh sản: Lão hóa từ tuổi 35

    Cơ quan sinh sản của các chị em bắt đầu suy giảm sau tuổi 35. Nội mạc tử cung có thể trở nên mỏng hơn, khiến việc thụ tinh gặp khó khăn hoặc tạo thành môi trường kháng tinh trùng. Khả năng sinh sản của đàn ông cũng bắt đầu suy giảm ở độ tuổi này. Sau tuổi 40, chất lượng tinh trùng giảm xuống, nên khả năng có con của nam giới cũng có dấu hiệu suy giảm.

    Cơ bắp: Lão hóa từ tuổi 30

    Sau tuổi 30, tốc độ lão hóa của cơ bắp còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển. Ở độ tuổi này, hầu hết chúng ta có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn và đốt cháy lượng calo ít hơn nên cơ bắp dần bị mất đi. Qua tuổi 40, tốc độ lão hóa cơ bắp của con người càng tăng nhanh hơn. Thường xuyên luyên tập có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa cơ bắp.

    Xương: Lão hóa từ tuổi 35

    Sau tuổi 35, xương bắt đầu mòn và rơi vào quá trình lão hóa tự nhiên do các tế bào xây dựng xương hoạt động kém hơn. Xương của phụ nữ mãn kinh mòn nhanh hơn và có thể gây ra bệnh loãng xương. Kích thước và sự suy giảm mật độ xương có thể làm giảm chiều cao của bạn.

    Răng: Lão hóa từ tuổi 40

    Khi chúng ta già đi, lượng nước bọt tiết ra cũng ít đi. Nước bọt có thể rửa sạch vi khuẩn, nếu nước bọt ít đi, răng và nướu của chúng ta dễ bị hôi. Sau khi các mô nha chu mất dần, nướu răng sẽ bị thu hẹp, đây là triệu chứng thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi.

    Thính lực: Lão hóa từ khoảng tuổi 55

    Hơn một nửa số người trên 60 tuổi có thể bị giảm thính lực do lão hóa. Triệu chứng này gọi là điếc lão hóa, là do sự thiếu “các tế bào lông” gây ra. Tế bào lông cảm quan trong tai có thể tiếp nhận sự rung động của âm thanh và truyền âm thanh tới não bộ.

    Theo : afamily.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuong.kl
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    thuhangpham, minchunhoannha thích.
  2. nhung.duc

    nhung.duc Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/3/2013
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    sao phổi lão hóa nhanh thế nhỉ.vậy những người mà hút thuốc thì phổi nhanh hỏng lắm nhỉ.
     
  3. thuong.kl

    thuong.kl Em ĐẸP không cần son phấn

    Tham gia:
    14/12/2012
    Bài viết:
    1,621
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    Những người hút thuốc thì phổi rỗ như cái tổ ong luôn ấy chứ. Cứ cho đi chụp chiếu lên là biết ngay... Chẳng qua ko mấy người làm thế, vì sợ phải nhìn cái phổi của chính mình ấy mà...:-k
     
    hoannha thích bài này.
  4. hadht

    hadht Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/11/2011
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    mình giờ 28 tuổi mà đọc mục này thấy mình đang bị lão hóa dần thấy sợ quá,chẳng mấy mà tỏi:( .thời gian trôi nhanh quá mới hồi nào mình còn đang chơi với mấy nhỏ bạn lớp 1
     
  5. thuong.kl

    thuong.kl Em ĐẸP không cần son phấn

    Tham gia:
    14/12/2012
    Bài viết:
    1,621
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    Cho nên là lo dần cho sức khỏe của mình từ giờ bạn ạ, chứ đợi đến già mới lo là chưa kịp lo đã tỏi thật mất.hihi
     
  6. hoannha

    hoannha Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    31/1/2012
    Bài viết:
    5,259
    Đã được thích:
    1,506
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    Thía này phải về lôi lão chồng đi chụp phổi cho lão nhìn thấy mới đc
     
  7. tieumamthau

    tieumamthau Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/9/2012
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    đọc bài này, thấy thời gian trôi nhanh thật, lão hóa hết rồi, có mẹ nào đang dùng collagen không? mình đang dùng collagen chiết xuất từ hải sản của New Zealand, thấy được lắm
     
  8. thuong.kl

    thuong.kl Em ĐẸP không cần son phấn

    Tham gia:
    14/12/2012
    Bài viết:
    1,621
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    nhìn chung là nên có thói quen kiểm tra sk định kỳ. nhiều người cứ bảo là ko đi khám vì đi khám lại ra đủ thứ bệnh. nhưng thử hỏi đến lúc bệnh nặng vật vã ra rồi thì có dám không chạy chữa không. Cho nên thà rằng lúc vấn đề còn ít, mình đi khám để biết mà điều trị dần còn hơn là lúc nặng lắm rồi, đổ của nả vào bao nhiêu cũng chẳng ăn thua các mẹ nhỉ :)
     
  9. linhcat

    linhcat Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/8/2012
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    mẹ nó post thêm cách phòng ngừa nữa đi ạ!
     
  10. thuong.kl

    thuong.kl Em ĐẸP không cần son phấn

    Tham gia:
    14/12/2012
    Bài viết:
    1,621
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khỏe khoa học, đặc biệt chú ý chế độ thải độc trong thời buổi ô nhiễm khắp nơi như bây giờ. ngoài ra còn phải nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ và có ché độ luyện tập thích hợp nữa :)
     
    minchun thích bài này.
  11. minchun

    minchun Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/4/2013
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    57
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    mẹ nó ơi, mình có một tài liệu nói về 1 p2 giữ da tươi tự nhiên, chống lão hóa, mình lượm lặt đc ở trên mạng
    vì tò mò nên cũng có thử đôi lần, nhưng liệu pháp khá "đặc biệt" nên ko bít tìm hiểu thêm tài liệu để tra cứu
    thấy mẹ nó am hiểu y học nên mún nhờ mẹ nó tư vấn, mình inbox cho mẹ nó tài liệu, mẹ nó xem giúp nha
     
  12. thuong.kl

    thuong.kl Em ĐẸP không cần son phấn

    Tham gia:
    14/12/2012
    Bài viết:
    1,621
    Đã được thích:
    386
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: “Lịch trình” lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

    hihi, mẹ nó cứ nói quá. Mình không phải bác sĩ nên không dám nhận là am hiểu y học, chỉ là mình cũng có tìm hiểu những phương pháp để tự chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình thôi. Mẹ nó cứ gửi để mình tham khảo thêm :)
     

Chia sẻ trang này