Thông tin: Lời Khuyên Về Chế Độ Ăn Uống Cho Bé Dưới 1 Tuổi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Sức sống xanh, 12/5/2016.

  1. Sức sống xanh

    Sức sống xanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2016
    Bài viết:
    1,000
    Đã được thích:
    160
    Điểm thành tích:
    103
    Trong 1 năm đầu đời, trẻ phát triển nhanh, do đó chúng cần được bổ sung một lượng lớn năng lượng và dinh dưỡng. Sự tăng trưởng của trẻ không phải dần dần mà đôi khi có sự bùng phát, và nghĩa là khẩu vị và cơn đói của trẻ là không thể đoán trước được. Lượng thức ăn và sự ngon miệng của trẻ khác nhau từng ngày. Điều này là hết sức bình thường và sẽ không gây ra bất cứ vấn đề nào cho trẻ nếu con bạn phát triển tốt.
    [​IMG]

    Cai sữa

    Khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm các đồ ăn đơn giản khác nhau, đây có thể xem là thời gian “cai” sữa. Đây là thời điểm trẻ được chuyển từ việc chỉ ăn sữa sang việc ăn các thức ăn dặm. Khoảng từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ sẵn sàng để ăn các thức ăn thông thường trong gia đình.

    Tập ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi

    Sữa mẹ và sữa bột là thức ăn quan trọng nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhưng thức ăn dặm phải được đưa vào đúng thời điểm. Vào khoảng 6 tháng tuổi, trữ lượng sắt của trẻ thấp, do đó trẻ cần được cung cấp các loại thức ăn khác ngoài sữa để tránh các vấn đề suy dinh dưỡng về sau này như thiếu sắt. Hãy bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào các nhu cầu phát triển của trẻ.

    Ăn dặm quá sớm có thể gây nên vấn đề

    Trẻ khi đói phải được cho bú sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức khác cho đến khi chúng sẵn sàng ăn dặm. Một số bậc phụ huynh muốn thử cho con ăn dặm dưới 4 tháng tuổi vig nghĩ rằng điều này có thể giúp trẻ tăng trưởng nhanh hơn, ngủ ngon hơn hoặc cứng cáp hơn.

    Cho ăn dặm quá sớm ít khi đạt được điều này và lại dẫn đến các vấn đề khác cho trẻ, bao gồm:
    • Tăng nguy cơ dị ứng thức ăn
    • Tăng trưởng chậm, nếu các thức ăn này thay thế hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
    • Phân không tốt hoặc tiêu chảy, nếu như trẻ không tiêu hóa được các thức ăn này.
    Không ăn dặm quá muộn

    Ăn dặm cũng không được để quá muộn vì điều này có thể gây ra một số vấn đề dinh dưỡng ở trẻ bao gồm:
    • Tăng trưởng chậm do thiếu hụt năng lượng
    • Thiếu máu và thiếu sắt
    • Thiếu hụt kỹ năng ăn uống, đặc biệt nếu không bắt đầu được ăn dặm trước khoảng 7 đến 9 tháng tuổi.

    Các dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm.

    Dấu hiệu trẻ sẵn sàng thử các thức ăn mới bao gồm:
    • Quan sát và nhoài người ra trước khi thấy thức ăn
    • Cho tay vào miệng
    • Há miệng khi được cho thức ăn
    • Di chuyển lưỡi lên và xuống một cách tích cực
    • Đưa tay ra với thức ăn hoặc thìa.

    Các kỹ năng ăn khi trẻ lớn hơn

    Từ 9 đến 12 tháng trẻ sẽ phát triển các kỹ năng ăn uống khác bao gồm:
    • Thể hiện sự vui thích tự xúc ăn
    • Có khả năng nhai thức ăn có cục
    • Tự dùng được cốc ăn
    • Tự ăn với một vài sự giúp đỡ.

    Sự sẵn sàng về thể chất cho việc ăn dặm.

    Các cơ quan và cơ thể của con bạn tăng trưởng và phát triển chủ yếu và nhanh trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. Điều này chỉ ra rằng cơ thể chúng đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Quá trình lớn lên này bao gồm:
    • Hệ tiêu hóa: Các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn phát triển
    • Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch ở ruột chống lại các chất hóa học đã phát triển đầy đủ.
    • Miệng và lưỡi: Trẻ có thể dùng lưỡi đưa thức ăn về sau miệng và nuốt một cách an toàn.
    • Đầu và cổ: Trẻ có thể tự nâng đầu; việc này sẽ giúp trẻ ngồi thẳng và nuốt được.
    • Thận: Thận của trẻ giờ có thể kiểm soát được số lượng chất lỏng tăng lên do các thức ăn dặm tạo nên.

    Dấu hiệu khi trẻ no

    Các dấu hiệu khi trẻ no hoặc không thích ăn có thể bao gồm: việc ngậm chặt miệng và quay đầu đi chỗ khác khi được cho ăn. Chúng có thể khóc khi thức ăn đưa tới hoặc có thể đẩy thìa ra. Nếu việc này xảy ra khi lần đầu tiên bạn cho con ăn thì hãy bình tĩnh và thử lại vào vài ngày tới. Mặc dù hầu hết trẻ đều nhè thức ăn ra một cách tự nhiên khi lần đầu tiên được ăn dặm nhưng sau đó nhanh chóng trẻ lại tập nuốt khi bạn tiếp tục cho con ăn.

    Học cách nhận biết khi con bạn đói hoặc no rất quan trọng để có được bữa ăn vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc.

    Một số lời khuyên cho việc tập ăn dặm cho con

    Thức ăn không được để trong chai, bình mà phải được dùng bằng thìa nhỏ. Các gợi ý cho việc tập ăn dặm cho con bao gồm:
    • Bình tĩnh và thoải mái khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn
    • Đảm bảo chắc chắn trẻ ngồi ngay ngắn thoải mái và không quá đói
    • Ở cùng con khi con ăn. Cho con ngồi chung với gia đình trong bữa ăn để con học và quan sát.
    • Kiên nhẫn. Ban đầu con bạn có thể bắt đầu chỉ với 1 thìa đầy, nhưng có thể tăng dần thời gian và thực hành lên.
    • Hãy chuẩn bị tinh thần là bữa ăn sẽ rất bừa bộn
    • Ở cùng trẻ khi trẻ ăn để tránh tai nạn khi ăn như nghẹn, hóc.
    • Nếu trẻ từ chối ăn trong lần đầu, hãy thử lại vào ngày hôm sau
    • Chờ vài ngày sau trước khi giới thiệu đồ ăn mới cho trẻ.

    Gợi ý thức ăn đầu tiên

    Các loại thức ăn đầu tiên có thể chuẩn bị dễ dàng và rẻ ngay tại nhà mà không có muối, các loại gia vị và chất làm ngọt. Ban đầu thức ăn nên được nghiền và dễ nuốt, nhưng sau đó vài tháng có thể chuyển sang thức ăn nghiền ít nhuyễn hơn. Các gợi ý chung bao gồm:
    • Bắt đầu với một loại thức ăn đơn giản chứ không là hỗn hợp thức ăn
    • Bắt đầu với bột gạo vì bột gạo cung cấp chất sắt và là thức ăn tốt nhất để bắt đầu
    • Tiếp theo cho trẻ ăn thêm rau và quả
    • Tập cho trẻ ăn các loại thịt và gà bắt đầu từ 7 đến 8 tháng tuổi. Tất cả trẻ từ 8 đến 9 tháng tuổi phải được bổ sung thịt hoặc xen lẫn với các loại khác rau đậu khác như đậu xanh hoặc đậu Hà Lan
    • Sữa chính cho trẻ dưới 12 tháng phải là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên với trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi có thể bạn có thể cho ăn các loại thức ăn có sữa bò trong đó như bánh trứng, sữa chua.
    • Nếu gia đình có tiền sử với bệnh dị ứng thì không được cho trẻ ăn các loại lạc, hạt, các loại có vỏ như tôm, cua, sò… trong 2 năm đầu. Thảo luận với bác sĩ gia đình hoặc các chuyên gia sức khỏe y tế về các thức ăn kiêng cho trẻ.
    • Tránh các thức ăn cứng nhỏ như các loại hạt và các loại rau quả cứng, chưa nấu vì trẻ có thể bị hóc hoặc nghẹn.
    • Các loại nước ép hoa quả chưa thích hợp với trẻ.

    Làm thô dần thức ăn cho trẻ

    Trong khi đồ ăn dặm đầu tiên của trẻ thường phải được nghiền và thật nhuyễn, nhưng càng lớn trẻ sẽ nhanh cần các loại thức ăn về độ nhuyễn cũng như các loại thức ăn khác nhau. Một số các gợi ý:
    • Cho trẻ từ khoảng 7 tháng tuổi các thức ăn cầm được bằng tay như vài miếng rau nấu kỹ, vài mẩu vỏ bánh để khuyến khích trẻ nhai và tự ăn.
    • Cho trẻ chiếc thìa nhỏ để khuyến khích trẻ tự xúc ăn, thậm chí ngay khi bạn đang cho trẻ ăn.
    • Khuyến khích và dạy trẻ uống nước bằng cốc từ 7 – 8 tháng tuổi
    • Chuyển từ thức ăn nghiền nhuyễn sang thành ít nhuyễn hơn và sau đó là thức ăn băm nhỏ.
    Khi hết 12 tháng tuổi, con bạn phải được sẵn sàng ăn các loại thức ăn thông thường trong gia đình.


    Tập cho trẻ bắt đầu với sữa bò.

    Các gợi ý bao gồm:
    • Sữa bò không giàu chất sắt và sẽ không bao giờ có thể thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tiếp tục sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi.
    • Sữa bò chứa các mức protein, muối khoáng và kali cao hơn ở sữa mẹ và sữa công thức. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho thận.
    • Có thể bổ sung lượng nhỏ sữa bò vào món trứng sữa hoặc sữa chua hoặc ngũ cốc.
    • Sữa phải được coi là thức uống chính cho đến khi trẻ được 1 tuổi hoặc trẻ ăn được các loại thức ăn khác nhau mỗi ngày, bao gồm thịt hoặc các loại thịt xen lẫn.
    Dị ứng và ăn chay.

    Có vài điểm cần xem xét khi con bạn được cho ăn các thức ăn khác nhau, đặc biệt khi con bạn có các dấu hiệu của dị ứng hoặc khi gia đình ăn chay.
    • Dị ứng: Nếu gia đình có tiền sử dị ứng rõ ràng hãy cẩn thận và chú ý khi cho trẻ ăn dặm đầu tiên. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.
    • Ăn chay: Con bạn phải cần các chất dinh dưỡng bổ sung nếu chỉ được nuôi bằng các loại rau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.
    Các loại thức ăn không thích hợp

    Một vài loại thức ăn không thích hợp cho các trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Những thứ này bao gồm:
    • Mật ong: có nguy cơ nhiễm khuẩn tiềm ẩn từ mật ong.
    • Trà: Trà có chứa chất ta-nanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin
    • Các loại hạt: phải tránh không dùng vì trẻ sẽ có nguy cơ bị hóc. Nếu tiền sử gia đình không có bệnh dị ứng, thì có thể sử dụng bột hạt đã nhào để cho trẻ trên 12 tháng.
    • Nước trái cây: không chứa các chất béo và có thể làm giảm lượng sữa đã hấp thụ.
    • Sữa giảm béo: Không thích hợp cho trẻ dưới 2 tuổi.

    Một số điểm cần nhớ:
    • Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khoảng từ 6 tháng tuổi.
    • Đồ ăn dặm phải được nghiền nhừ và thật mềm, sau đó chuyển dần lên thô và cứng.
    • Trẻ ban đầu có thể chỉ ăn 1 thìa đầy, nhưng sau đó sẽ tăng được thêm do luyện tập.
    Tài liệu này được tư vấn và cung cấp bởi: Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Úc– Khoa dinh dưỡng.

    Nguồn: International Childcare College (Úc).
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Sức sống xanh
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. tanny.beo

    tanny.beo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Oánh dấu để dành
     
  3. beduong

    beduong Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/1/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    CHi tiết quá. cảm ơn bạn nhé!
     
  4. Sức sống xanh

    Sức sống xanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2016
    Bài viết:
    1,000
    Đã được thích:
    160
    Điểm thành tích:
    103
    Nước quả nào tốt cho tuổi ăn dặm?
    [​IMG]
    Nguyên tắc
    - Cho trẻ uống bằng thìa, không cho bé uống nước quả bằng bú bình.
    - Chỉ uống sau bữa ăn, không uống trước khi đi ngủ.
    - Pha loãng nước rau quả bằng cách thêm 10-1 phần nước sôi để nguội.
    - Lượng nước rau quả tối đa là 120ml/4 lần ngày.
    - Không nên cho trẻ uống các loại nước rau quả quá ngọt.

    Một số loại nước quả thông dụng: Dưới đây là một số loại nước rau quả tốt cho sức khỏe của bé

    - Nước dừa: nước dừa có thể coi là thức uống hoàn hảo, rất giàu các khoáng chất như kali, natri, canxi,
    magie, sắt, đồng, phốt pho, vitamin nhóm B và vitamin C.
    Khi mới bắt đầu, chỉ cho uống 2 - 3 thìa cà phê và tăng lượng lên dần dần.
    Nước dừa cho trẻ phải là nước dừa non, tươi, tránh cho trẻ uống nước từ các quả dừa có màu nâu.

    - Nước cà rốt: cà rốt rất giàu vitamin A, phốt pho, ma giê, canxi, kali, natri và sắt.
    Xắt nhỏ cà rốt và xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Pha 1 phần nước cốt cà rốt với 10 phần nước, cũng có thể cho thêm một nửa phần nước táo ép để tăng hương vị.

    - Nước nho: nho rất giàu flavonoid, các chất chống ôxy hóa và vitamin.
    Xay 1 nhúm nhỏ nho lấy nước cốt. Pha một phần nước cốt với 10 phần nước đun sôi để nguội. Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.

    - Nước táo màu hồng đào: rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie, phốt pho.
    Đổ 1 chén nước vào 1 chén táo cắt lát rồi đun sôi trong khoảng 2 phút rồi đem xay nhuyễn lọc bỏ bã. Rồi thêm 1 nửa phần nước cà rốt để có được ly nước táo mang màu sắc và hương vị mới.

    - Nước dưa hấu: rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi.
    Xay hoặc dầm nửa cốc dưa hấu cắt lát, lọc bỏ bã. Cho bé uống luôn nước cốt nhưng nhớ là chỉ uống lượng nhỏ.

    * Lưu ý: Nếu bé nhà bạn có vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống trước 1 tuổi.

    - Sữa hoa quả: là sự hòa quyện của sữa và các loại quả. Sữa rất giàu canxi còn hoa quả thì giàu vitamin A và C, phốt pho, axit folic, sắt, flavonoid, các chất chống ôxy hóa và chất xơ.
    1/2 cốc 1 loại quả (chuối, táo, xoài, và dâu tây) xắt lát đem ép, xay hoặc nghiền rồi trộn với 1 cốc sữa. Về lượng, bạn có thể tăng thêm hoa quả, giảm bớt sữa hoặc ngược lại, tùy theo khẩu vị của bé. Đừng cho thêm đường vì các loại quả đã có ngọt sẵn rồi.
    - Sữa chua hoa quả: công thức giống sữa hoa quả nhưng thay sữa bột pha bằng sữa chua hay phô mai tươi mềm.

    - Sinh tố chuối: rất giàu phốt pho, canxi, folate, magie.
    1 quả chuối xắt lát, 1/4 tách phô mai mềm/sữa chua, 1/4 tách nước cam đem trộn đều trong máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay hỗn hợp mịn như kem này.

    - Sinh tố xoài: rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie.
    1/2 cốc xoài xắt lát, 1/4 cốc phô mai tươi/sữa chua trộn đều bằng máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay.

    - Sinh tố dâu tây: rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie.
    Xay sinh tố 1/2 cốc dâu tây rửa sạch và 1/4 cốc phô mai tươi/sữa chua rồi cho bé ăn ngay.

    * Lưu ý:phô mai tươi không được quá chua. Nếu không muốn dùng phô mai tươi, bạn có thể tạo độ sánh cho sinh tố bằng cách cho các loại quả như xoài, chuối.

    Lưu ý khi chọn và cho bé uống nước hoa quả

    - Luôn chọn rau quả tươi mới và nên mua rau quả theo mùa, không mua rau quả đông lạnh hay trái vụ. Sơ chế (rửa, gọt, bóc) sạch sẽ vì nước rau quả không thể đun sôi lâu.

    - Chỉ cho trẻ thử 1 loại thức ăn mới/rau quả mới ở 1 thời điểm. Khi trẻ đã quen mới kết hợp 2-3 loại rau quả. Theo dõi phản ứng của trẻ mỗi khi nếm một loại quả mới. Nếu trẻ bị dị ứng thì cần tránh tuyệt đối trong những lần sau.

    - Nước rau quả luôn là lựa chọn lý tưởng nhưng phần nhiều trẻ thích nước quả hơn nước rau. Vậy nên cần biết kết hợp như cà rốt - táo, cà chua - cà rốt để hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, có thể cho thêm chút rau mùi, bạc hà để làm tăng hương vị cho nước uống.

    - Chế biến nước quả tại nhà bằng các nguyên liệu tươi ngon thay vì các loại nước quả đóng gói (vốn rất nhiều đường).

    - Không cho thêm đường, muối, mật ong vào nước quả vì có thể gây rối loại tiêu hóa. Hãy để trẻ làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm.

    - Không bao giờ cho trẻ uống nước quả hay sinh tố để lâu quá 20 phút vì sẽ làm thay đổi hương vị và dễ nhiễm khuẩn. Ngay khi thao tác xong, trẻ cần phải được uống ngay.

    Theo Bầu.vn
     
  5. Bảo Khí Nhi

    Bảo Khí Nhi Giảm ho đờm, khó thở. chặn đứng viêm đường hô hấp!

    Tham gia:
    11/5/2016
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    28
    oánh dấu cái. lúc nào xem lại.
     
  6. Sức sống xanh

    Sức sống xanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2016
    Bài viết:
    1,000
    Đã được thích:
    160
    Điểm thành tích:
    103
    Một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lí, đầy đủ các chất thiết yếu cung cấp cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người, trong đó trẻ em là nhóm nên được đặc biệt quan tâm. Vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi như thế nào mới là hợp lí, cân đối? chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi thường ngày của bạn đã tốt chưa? hãy cùng đọc chế độ dinh dưỡng dưới đây nhé.

    Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi
    Trong thời gian từ lúc sinh ra cho tới khi bé tròn 1 năm tuổi thì các bà mẹ nên chia ra làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi và giai đoạn thứ hai là trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng. Mỗi giai đoạn có một chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ khác nhau nên các mẹ cần chia ra để đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ được hợp lí, cân đối.

    Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi
    • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm ít nhất 8 lần 1 ngày.
    • Không nên cho trẻ ăn, uống thêm thức ăn gì khác.
    • Đối với trẻ từ 4-6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ:
      – Vẫn còn đói sau khi bú mẹ.
      – Tăng cân chậm hơn bình thường.
    • Cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa bột mỗi ngày, nên cho trẻ tập ăn bột dần dần từ lỏng đến đặc dần, trong đó chế độ bột phải có đầy đủ 4 nhóm thức ăn:
      – Nhóm thức ăn chứa đường bột: gạo, mì, ngô, khoai …
      – Nhóm thức ăn giàu đạm: Thịt gà, thịt heo, trứng, sữa, cá, tôm, cua …
      – Nhóm thức ăn giàu năng lượng: dầu ăn, mỡ, lạc, vừng …
      – Nhóm thức ăn giàu muối khoáng và vitamin: hoa quả tươi và rau xanh …
    • Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát bột có đủ các thức ăn này.
    Dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 tháng tới 12 tháng tuổi

    • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm.
    • Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung giàu chất dinh dưỡng, nấu bột đặc đủ dinh dưỡng cho trẻ trong đó có chứa đủ 4 nhóm thức ăn:
      – Nhóm thức ăn chứa đường bột: gạo, mì, ngô, khoai …
      – Nhóm thức ăn giàu đạm: Thịt gà, thịt heo, trứng, sữa, cá, tôm, cua …
      – Nhóm thức ăn giàu năng lượng: dầu ăn, mỡ, lạc, vừng …
      – Nhóm thức ăn giàu muối khoáng và vitamin: hoa quả tươi và rau xanh …
    • Cách nấu bột đặc: sau khi nấu bột đặc với thịt (gà, lợn, bò, cá, tôm, cua …) thì cho thêm rau băm nhỏ như rau ngót, rau dền … và cho 1 thìa mỡ hoặc dầu ăn vào xoong bột.
    • Cho trẻ ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát bọt đặc trong đó:
      – Cho trẻ ăn 3 bữa 1 ngày nếu trẻ còn bú mẹ.
      – Cho trẻ ăn 5 bữa 1 ngày nếu trẻ không còn bú mẹ.
    • Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả khác như hồng xiêm, cam, quýt, táo, hồng … và xen giữa các bữa chính để trẻ không bỏ bữa.
    Vài lưu ý khi chăm sóc trẻ
    • Không nên cho trẻ bú bình vì:
      – Nếu trẻ quen bú bình thì khi cho bú mẹ sẽ khó ngậm bắt vú tốt, trẻ sẽ bú mẹ kém.
      – Trẻ dễ nuốt nhiều không khí nên dễ no và nôn trớ hơn.
      – Bình pha sữa dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn hơn là trực tiếp bú mẹ.
    • Các bữa bột của trẻ nên ăn bữa nào nấu bữa ý, không nên nấu luôn 1 lúc rồi cho trẻ ăn làm nhiều bữa, vì trẻ trong giai đoạn này khá yếu ớt, hệ tiêu hóa không khỏe mạnh như người lớn, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm khuẩn hơn, vì vậy cần đun chín kĩ các thức ăn, dù có muốn hâm nóng thì cũng nên đun sôi lại cho kĩ trước khi cho trẻ ăn, không nên cho bột vào lò vi sóng để hâm lại cho trẻ ăn, vì lò vi sóng chỉ có tác dụng làm nóng thức ăn chứ không có tác dụng làm sôi chín thức ăn, không tiêu diệt được vi khuẩn.
    Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi mà các bà mẹ nên biết và có chế độ chăm sóc trẻ hợp lí. Chúc các mẹ thành công.
     
  7. dv.phucan

    dv.phucan Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    10/12/2013
    Bài viết:
    3,940
    Đã được thích:
    664
    Điểm thành tích:
    873
    Mẹ có bài chi tiêt quá, cảm ơn mẹ nó nha.
     
  8. anhvanhlu

    anhvanhlu Theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn

    Tham gia:
    8/8/2016
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    hay qua
     
  9. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Thiết bị vệ sinh nhập khẩu Hàn Quốc

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,440
    Đã được thích:
    931
    Điểm thành tích:
    823
    thông tin rất hữu ích cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
  10. noithatsofa2

    noithatsofa2 SofaZ

    Tham gia:
    31/5/2020
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    bài viết rất hữu ích ạ
     

Chia sẻ trang này