Có một thiếu niên thích đua đòi ăn chơi và tập hút thuốc lá. Cha cậu ta là một người nghèo. Ông suy nghĩ nhiều về cách làm sao cho người con từ bỏ thói quen xấu này và sau cùng quyết định đưa cậu đến gặp thầy giáo, để nhờ ông này khuyên bảo cậu vì ông biết con ông rất kính nể và nghe lời thầy giáo. Ông dẫn cậu đến gặp thầy giáo và nói về ý định của mình. Thầy giáo suy nghĩ một lúc lâu và nói với cha cậu bé hãy đưa nó đến gặp ông sau hai tháng nữa. Sau khi được người thầy của mình khuyên bảo, cậu dần dần bỏ được thuốc lá. Cha cậu đến cám ơn thầy giáo và hỏi: - Tại sao thầy không khuyên thằng bé bỏ thuốc lá khi tôi đưa nó đến gặp thầy hai tháng trước? Thầy giáo trả lời: - Anh biết không, tôi cũng là người thích hút thuốc. Làm sao mình có thể khuyên bảo hay ngăn cấm người khác đừng làm cái chuyện mà chính bản thân mình đang làm. Do đó trong hai tháng qua, để lời khuyên của mình có tính thuyết phục, tôi đã cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc mà trước đây tôi đã nhiều lần muốn làm nhưng không được. Có lẽ tôi phải cám ơn anh đã tạo cho tôi cơ hội để làm được điều này. V.THANH (theo internet)
Có một câu nói : " hãy nhìn những gì tôi làm - đừng nghe những gì tôi nói " Để biện minh cho việc : Lời nói không đi đôi với việc làm Một vấn nạn cho nền giáo dục hiện nay là đã quá nhiều lời nói, mà hầu như những hành động đem lại giá trị đích thực cho người thày lại chẳng có bao nhiêu. Đôi khi chính những hành động của người thày : Bắt học trò liếm ghế, thụt dầu, bắt trò này tát trò kia ... hoặc những giảng viên đại học chạy show còn hơn cả ca sĩ ... đã làm cho những lời khuyên về nhân cách, về giá trị đạo đức, về tinh thần tôn sư trọng đạo chỉ còn là lời nói gió bay... Biết đến bao giờ, những người thày mới có thể đem lại niềm tin cho học trò khi lời nói và hành động là một !
Cảm ơn chị Minh Nguyệt đã tạo ra topic này. Để lời nói đi đôi với việc làm, em nghĩ đây là một việc rất khó. Em ví dụ, chúng ta vẫn dạy con cái về tính chính trực thế nhưng hàng tháng chúng ta vẫn phải có phong bì "lót tay" thầy cô. Nhưng mình lại khó có thể cưỡng lại việc này vì phong trào chung của xã hội là vậy. Nếu mình không làm vậy, mình lo con mình bị thầy cô cư xử khác. Vậy chăng, để lời nói đi đôi với việc làm được, thì chúng ta phải cùng nhau góp sức mà thôi.