Nhãn còn tên khác là lệ chi nô, quế viên, bảo viên… Các bộ phận của nó như hạt, rễ, lá đặc biệt là cùi quả (áo hạt) được dùng nhiều trong Đông y. Cùi quả tươi nhiều nước, protein, chất béo, đường… Theo Đông y, long nhãn (cùi quả phơi hay sấy khô) vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần. Long nhãn an thần, tăng lựcNhãn còn tên khác là lệ chi nô, quế viên, bảo viên… Các bộ phận của nó như hạt, rễ, lá đặc biệt là cùi quả (áo hạt) được dùng nhiều trong Đông y. Cùi quả tươi nhiều nước, protein, chất béo, đường… Theo Đông y, long nhãn (cùi quả phơi hay sấy khô) vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần. Long nhãn được dùng cho các trường hợp lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, sau đẻ mất sức, thiếu máu; bỏng nước sôi, bỏng lửa, chấn thương xuất huyết, sa thoát, lở ngứa ngoài da. Sau đây là một số món ăn - bài thuốc có long nhãn: - Ngọc linh cao: long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, sâm 3g. Cho vào bát, miệng bát đậy kín bằng giấy bản hoặc vải xô mỏng, hấp cách thủy hoặc hấp trên nồi cơm. Mỗi lần ăn 1 thìa với nước sôi. Dùng làm thực đơn bồi bổ tăng lực (đại bổ nguyên khí). - Long nhãn tửu: long nhãn xào qua rượu, thêm rượu tùy ý (khoảng 10 %) ngâm 100 ngày, hằng ngày uống vài ba lần, mỗi lần 20ml. Dùng như rượu bổ thường ngày để bổ ích tinh thần, bổ khí huyết. - Cháo hạt dẻ long nhãn: long nhãn 15g, hạt dẻ 10-20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, tim loạn nhịp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối. - Long nhãn đại táo chưng mật ong nước gừng: long nhãn 250g, mật ong 250g, đại táo 250g, nước gừng vừa đủ. Nấu long nhãn, đại táo với nước, khi chín nhừ, cho nước gừng và mật ong vào, đun sôi là được. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, da xanh tái, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ (tâm tỳ lưỡng hư). - Quế viên đồng tử kê: gà giò 1 con, long nhãn 30g. Gà làm sạch, cho long nhãn, chút rượu, dấm, hành, gừng, muối gia vị và ít nước, hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ. Dùng trong trường hợp thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực. - Long nhãn hoa sinh: long nhãn 10g, lạc hạt (cả vỏ hạt đập vụn) 15g. Cho ít muối, ít nước, nấu chín cho ăn. Dùng cho trường hợp thiếu máu, chảy máu dưới da. - Canh long nhãn yến sào: long nhãn 20g, kỷ tử 20g, yến sào 30-50g, thêm nước hầm nhừ, sau cho đường phèn vừa đủ. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, loạn nhịp tim, mất ngủ, sốt nóng về chiều, mồ hôi trộm, ho khan, ít đờm, đờm lẫn huyết (tâm phế âm hư). - Cháo loãng long nhãn hạt sen: long nhãn 16-30g, hạt sen 16-30g, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo. Dùng cho trường hợp cơ thể suy nhược, thiếu máu. - Ba ba hầm long nhãn sơn dược: ba ba một con nhỏ, long nhãn 20g, sơn dược 20g. Ba ba làm sạch, cho long nhãn, sơn dược và nước, thêm gia vị hầm cách thủy. Dùng cho trường hợp suy nhược cơ thể sau bệnh nặng dài ngày, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, vã mồ hôi trộm; lòng bàn tay, gan bàn chân hâm hấp nóng (đạo hãn, thủ túc tâm nhiệt) ăn kém mất sức. Theo TS. Nguyễn Đức QuangSức khỏe & Đời sống
Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi của quả cây nhãn, tên khoa học là Euphoria Lamk. Trong thành phần long nhãn chứa 0,85 nước, chất không tan trong nước là 19,39%, chất tan trong nước 79.77% gồm 29,91 glucose, 0,22% sacharose, 1,26% acid tartaric, ngoài ra có saponin, chất béo, tannin và các chất khác. Long nhãn từ xưa nay nổi tiếng là sản phẩm bổ dưỡng. Cùi nhãn, vỏ quả, rễ, hạt, hoa, lá đều có giá trị chữa bệnh khá cao. Tác phẩm y học cổ xưa nhất Trung Quốc còn lại tới nay là cuốn "Thần nông bản thảo kinh" có nói, long nhãn chủ trị "ngũ tạng tà khí, an thần, kích thích tiêu hóa, trừ độc do côn trùng đốt, diệt 3 loại sâu bọ. Cuốn "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân viết: "Long nhãn vị ngọt, bổ tỳ vị, bổ hư, tăng cường trí tuệ". Danh y Trương Tích Thuần đã khái quát công dụng của long nhãn là: "Bổ tâm huyết, tâm khí, tỳ huyết, khỏe tỳ vị, chữa lo lắng quá độ, thương tổn tâm lý, hồi hộp mất ngủ, tiêu chảy do tỳ hư". Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro, lipid, vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... Nghiên cứu về dược lý cho thấy long nhãn có tác dụng bổ huyết và trấn tĩnh, chữa hồi hộp do thần kinh; thuốc sắc long nhãn có tác dụng hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào. Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, long nhãn là vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Đem so sánh với táo tàu thì tác dụng chữa bệnh tỳ của long nhãn còn tốt hơn. Nó vừa bổ khí vừa bổ huyết, có hiệu quả điều trị chứng mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng bứt rứt, hồi hộp. Hạt nhãn tán thành bột gọi là lệ châu, dùng để cầm máu khi bị vết thương, làm giảm đau, chóng lành da, không để lại vết sẹo. Vỏ quả nhãn nghiền thành bột dùng chữa bỏng.