Thông tin: Lớp học của “người thầy không bằng cấp”

Thảo luận trong 'Học tập' bởi kubo.hn95, 21/1/2015.

  1. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Lớp học của “người thầy không bằng cấp”

    Chưa một ngày qua môi trường đào tạo Sư phạm nhưng hơn 10 năm qua, "ông giáo làng" Vũ Hoàng Hà (xã Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa) vẫn miệt mài đứng lớp. Nhờ sự dạy dỗ của “người thầy không bằng cấp” này mà nhiều em học sinh đã đỗ đạt và trưởng thành.
    Cơ duyên với nghề dạy học
    Về xã Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa hỏi “thầy giáo” Vũ Hoàng Hà (47 tuổi), không ai là không biết. Nhiều người còn gọi anh với cái tên trìu mến là “ông giáo làng”. Hơn 10 năm qua, lớp học của “người thầy không bằng cấp” này không chỉ nổi tiếng trong xã mà còn lan đến nhiều nơi khác. Phụ huynh có con em ở các xã lân cận đều đem con đến nhờ thầy Hà dạy kèm.

    Lớp học của “người thầy không bằng cấp” Vũ Hoàng Hà.
    Chúng tôi tìm đến lớp học của "ông giáo làng" này vào buổi chiều muộn. Trong căn phòng chỉ rộng khoảng 10m2 nằm sâu trong con hẽm nhỏ, các em học sinh ngồi chật kín bàn đang chăm chú nghe thầy giáo giảng bài. Tranh thủ ít phút giải lao của ca học, anh Hà tâm sự về cơ duyên đến với nghề dạy học của mình.
    Anh không nghĩ rằng thời gian đã hơn 10 năm kể từ ngày mình đứng lớp dạy học. “Cái duyên đến với nghề dạy học với tôi cũng là một sự tình cờ. Vào năm 2000, khi tôi vào xem đứa cháu ruột học bài và kiểm tra kiến thức trong những bài cũ. Lúc này tôi mới phát hiện cháu mình bị “rỗng” kiến thức về môn Toán quá nhiều. Từ đó, mỗi ngày tôi dành thời gian để kèm cho cháu học với tất cả những kiến thức mình có. Cháu chăm lo học hành, có nền tảng kiến thức tốt và được đi thi học sinh giỏi đạt giải khiến tôi rất vui”, anh Hà chia sẻ.
    Cũng từ đó, anh Hà day kem cho một số con cháu trong gia đình, dòng họ. Cứ mỗi năm học qua đi, những em học sinh được anh Hà dạy kèm lại có những giải thưởng, kết quả cao trong học tập. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều người trong làng muốn mang con đến nhờ anh Hà dạy kèm.
    Ban đầu, anh Hà không dám nhận do không có đủ cơ sở vật chất để mở lớp. Nhiều phụ huynh đã tự nguyện đóng bảng, bàn ghế mang đến cho anh Hà mở lớp để dạy học. Bắt đầu từ năm 2002, anh Hà chính thức cầm phấn đứng “lớp” để dạy học cho các học sinh nghèo trong vùng.
    Có kiến thức sâu về môn Toán, anh Hà chỉ nhận dạy kèm kiến thức môn Toán cho các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Nhiều em có học lực yếu kém, qua thời gian học với “thầy Hà” đã lên trung bình, khá. Những em khá trở thành học sinh giỏi, nhất là có nền kiến thức chắc chắn về môn Toán.
    Niềm vui lớn nhất của anh Hà là từ lớp học của mình có nhiều em tham gia các kì thì và đã đạt được các giải thưởng cao ở cấp thành phố, cấp tỉnh.... Hàng năm có nhiều em thi đỗ vào các trường THPT có tiếng trong tỉnh, cũng nhờ những kiến thức nền tảng từ anh Hà truyền đạt có nhiều em đã thi đỗ vào Đại học đã không quên ơn thầy Hà đã dạy dỗ.

    "Thầy giáo làng" Vũ Hoàng Hà trong một tiết dạy học.
    Mỗi năm học, anh Hà nhận dạy kèm cho khoảng 150 học trò. Cho đến nay, hơn 10 năm đứng lớp, anh Hà không còn nhớ bao nhiêu học sinh được anh truyền thụ kiến thức từ lớp học này. Được biết, mỗi buổi học, anh Hà chỉ lấy số tiền 6.000 đồng/1em. So với những lớp học thêm khác, mỗi giờ học các em HS phải đóng 30 - 40.000 đồng/1 em. Nhiều hôm ôn thi học sinh giỏi cho các em, anh nhận dạy miễn phí. Đối với học sinh nhà nghèo, anh Hà không thu tiền học.
    Làm Sư phạm phải hiểu được cái không hiểu của người khác
    Tâm sự về cuộc đời mình, anh Hà cho biết: “Tôi chỉ học xong cấp 3. Vào đại học là một ước mơ của tôi. Ngày trước, gia đình tôi nghèo lắm, có tới 9 anh chị em. Bố mẹ không đủ tiền nuôi mấy anh em ăn học. Những năm 1980 đến 1983, tôi học cấp 3 tại trường THPT Chuyên Lam Sơn. Trường cách xa nhà 10 cây số, vì nhà nghèo không có tiền mua xe đạp mà tôi phải đi bộ. Học buổi sáng thì phải đi từ lúc 3 giờ sáng. Những hôm học buổi chiều thì phải đi từ lúc 9 giờ sáng, đến tối mịt mới về tới nhà. Nhiều ngày, đi học về mệt nhưng cũng không có cơm để ăn, lại phải nhịn đói đi làm giúp bố mẹ”.
    Học hết phổ thông, anh Hà đành gác lại ước mơ đại học vì gia đình không thể có tiền cho đi anh thi. Những năm tháng bôn ba giúp gia đình anh Hà làm đủ thứ nghề để kiếm sống, bắt đầu từ buôn hoa quả, buôn quần áo cho đến làm thợ may...
    Cơ duyên đưa anh đến với nghề dạy học rồi mê nghề từ lúc nào không hay. Cũng một phần vì cuộc đời của anh khi hoàn cảnh gia đình nghèo khó mà phải gác lại ước mơ. Giờ anh không muốn các em học sinh nghèo lại phải giống như mình. Chính vì thế mà anh luôn dốc hết tâm sức của mình để truyền đạt cho các em.

    Không được đào tạo qua môi trường Sư phạm nhưng anh Vũ Hoàng Hà luôn cập nhật kiến thức của mình bằng cách đọc thật nhiều sách.
    Anh Hà cho biết: “Sự thành đạt và ngoan ngoãn của các em học sinh thì không có vật chất nào đổi lại được. Số tiền các em đóng học mỗi buổi học đó là tùy vào hoàn cảnh gia đình và cũng là lòng tự nguyện. Nhiều gia đình có điều kiện nói tôi tăng tiền học phí và dạy riêng cho con họ nhưng tôi không làm thế. Các em học sinh đều phải được đối xử như nhau. Nếu dạy học để làm giàu tôi đã không dạy học”.
    Để có được kiến thức, anh Hà thường xuyên đọc sách, tìm mua những cuốn sách giáo khoa mới nhất về học. “Phải thường xuyên lắng nghe, tâm sự với các em để nghe và hiểu được các em đang cần gì. Cái chính là không được bảo thủ mà phải luôn luôn cấp tiến cho phù hợp. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên thông qua bạn bè về những kiến thức trong nhà trường để cho phù hợp khi dạy các em”, anh Hà chia sẻ.
    Hàng ngày, trước giờ lên lớp, anh Hà vẫn soạn giáo án một cách tỉ mỉ. Anh chia sẻ kinh nghiệm: “Người làm Sư phạm là mình phải hiểu được cái không hiểu của người khác, thì lúc đó mình mới biết để chỉ cho người đó hiểu. Nếu không chính mình sẽ bị rơi vào vòng luẩn quẩn, học sinh sẽ không hiểu được mình dạy những gì…”, anh Hà thẳng thắn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi kubo.hn95
    Đang tải...


  2. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Chàng trai nghị lực, lấy nhà giam làm nơi… ôn thi đại học

    Chàng trai nghị lực, lấy nhà giam làm nơi… ôn thi đại học


    Sau khi học phổ thông, bị phạt 18 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, với nghị lực bản thân, tuy ngồi trong “nhà đá” nhưng Nguyễn Hoàng Tín (21 tuổi, vẫn tìm mọi cách để “dùi mài kinh sử” . Sau khi mãn hạn tù, Tín đã thi đỗ Đại học khiến nhiều người nể phục.
    Học để làm lại cuộc đời
    Sau khi học xong phổ thông, Tín (ngụ tổ dân phố 12, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) từng thi vào ngành công nghệ thông tin Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, năm ấy chỉ được 12 điểm. Trượt. Sau đó Tín đi ôn thi lại, nhưng do ham chơi, đi theo bạn bè hư nên dính vòng tù tội.
    Một ngày đầu tháng 5/2012, người bạn thân của Tín được người yêu nhờ đưa đi bán xe để mua lại xe mới. Người bạn đó bàn với Tín trộm số tiền này để tiêu xài. Theo kế hoạch, khi bán được xe, chàng người yêu lấy tiền bỏ vào cốp xe của mình rồi đưa bạn gái vào siêu thị. Sau đó anh ta ra hiệu cho Tín mở cốp lấy tiền.
    Có được chìa khóa, Tín lén lút mở cốp xe lấy 42 triệu đồng đem về nhà cất giấu. Không khó khăn để lần ra kẻ trộm, Tín bị công an bắt, tòa tuyên 18 tháng tù giam tội trộm cắp tài sản.
    Nén cảm xúc, Tín nhớ lại: “Em bị đi tù 18 tháng, trong đó bị giam 8 tháng ở nhà tạm giam công an thành phố, rồi đi cải tạo 10 tháng ở trại Bình Điền (thị xã Hương Trà), một tháng ba mẹ mới được thăm 1 lần. Trước khi bị bắt, em đã làm hồ sơ để thi Đại học tiếp. Em như người vô hồn vì biết mình không thể dự thi như bạn bè cùng trang lứa được. Những ngày đầu trong nhà giam, em nghĩ sau vấp ngã này, phải vượt qua tất cả để làm lại cuộc đời, nhưng làm bằng cách nào thì chưa rõ”.
    Tín tâm sự tiếp: “Lần đầu tiên ba mẹ vào thăm, ba chỉ nhìn em rồi khóc không nói nên lời, còn mẹ thì động viên em cố gắng vượt qua khó khăn này. Ban đầu em cảm thấy chán nản cuộc đời. Dần dần, sau những đêm nằm trằn trọc, suy nghĩ và nhớ lại ánh mắt đau đớn của ba, em thương ba quá, quyết phải thi đậu Đại học để ba vui lòng, đỡ xấu hổ với mọi người về đứa con lỗi lầm.


    Nguyễn Hoàng Tín: “Dù khó khăn đến mấy, em cũng sẽ cố gắng học để lấy được tấm bằng Đại học”
    Dần dần em bắt đầu nhớ những con số mà mình từng được học, thèm những trang sách quen thuộc, rồi nung nấu quyết tâm theo đuổi con chữ tới cùng. Khi ba mẹ tới thăm lần thứ 3, thì em nói với mẹ xin giám thị mang vào cho ít sách để học bài. Qua tới 3 lần thì mẹ em mới xin được cho em mang vào 3 cuốn sách giáo khoa Toán, Lý, Hóa. Trại giam kỷ luật nghiêm ngặt, không cho mang vào vở, bút, máy tính và những dụng cụ học tập khác”.
    Thế rồi, hằng đêm khi những bạn tù đều ngủ, thì chàng trai trẻ bắt đầu học bài, lấy lại những kiến thức đã được thầy cô truyền giảng từ những năm học THPT. Tín kể về việc học ở trong tù: “Việc học khó khăn lắm vì ngày nào em cũng chỉ được đọc chứ không thể làm toán được. Em lại nằm ở gần nhà vệ sinh hôi hám, rồi thức đêm học khuya thì đói bụng.
    Chưa dừng lại, đôi lúc nằm gần những người bạn tù khó tính, những người này cứ nói “đi tù rồi mà học với hành gì nữa”, em mà giở sách sột soạt ồn là cũng bị gây sự dọa đánh, ghê lắm. Nhưng bù lại vì đang bị giam không đi làm, cũng không đi đâu hết, tối khuya vẫn có ánh điện ngoài hành lang hắt vào nên nên em có nhiều thời gian, chỉ cần siêng năng nữa thôi. Học ở đây cật lực gần 2 tháng thì em được chuyển đi cải tạo ở Bình Điền. Chuyển trại, em phải làm từ nhổ sắn, cạo mủ cao su, vát gỗ…. nên việc học ở trong tù trong thời gian này tạm thời bị gác lại”.
    Sụt tới 12kg vì cật lực học
    Tín mãn hạn tù, trở về nhà, làng xóm nhìn với vẻ e ngại. Thậm chí ba của người bạn thân trước đây Tín hay sang nhà chơi, nay gặp cậu, ông cũng ngó lơ, xem như không hề quen biết. Ngay lúc đó trong đầu Tín lại cháy bỏng quyết tâm: “Mình đã mang tiếng đi tù, giờ chỉ còn cách thi đậu Đại học mới chuộc lại lỗi lầm của mình trước đây”.
    Chị Lê Thị Thanh Hương (42 tuổi, mẹ của Tín) ngồi kế bên trìu mến lau trán con trai: “Tôi bị mù chữ, nên rất muốn con mình học đến nơi đến chốn để thoát khỏi cảnh nghèo. Tín mới ra tù là vợ chồng tôi động viên cho con đi học liền.
    Nhiều người trong xóm cứ nói “đi tù về học làm chi nữa, nếu “nhà có phúc lớn”, có may mắn đậu, học ra ai mà nhận nó làm việc”, rồi họ khuyên tôi nên cho Tín đi học nghề là được rồi. Nhưng thấy con vẫn thích học, tôi càng động viên quyết liệt”.
    Về nhà, Tín chỉ nghỉ ngơi và chuẩn bị sách vở 1 tuần liền bắt tay vào việc học. Trước đây, Tín học khối A, nhưng khi đi tù về em lại chuyển sang học khối B vì cảm thấy môn Lý sức học mình yếu. Môn Toán, em được người anh con bác giới thiệu học một thầy, Tín được thầy thương, ưu tiên cho học chung cùng một đứa cháu.
    “Việc học khó khăn lắm vì ngày nào em cũng chỉ được đọc chứ không thể làm toán được. Em lại nằm ở gần nhà vệ sinh hôi hám, rồi thức đêm học khuya thì đói bụng. Chưa dừng lại, đôi lúc nằm gần những người bạn tù khó tính, những người này cứ nói “đi tù rồi mà học với hành gì nữa”, em mà giở sách sột soạt ồn là cũng bị gây sự dọa đánh, ghê lắm. Nhưng bù lại vì đang bị giam không đi làm, cũng không đi đâu hết, tối khuya vẫn có ánh điện ngoài hành lang hắt vào nên nên em có nhiều thời gian, chỉ cần siêng năng nữa thôi”.
    Thầy giáo tốt bụng biết được hoàn cảnh, nghị lực của chàng trai nên không lấy tiền học phí. Môn Hóa, Tín tìm tới người bạn cũ là Đặng Ngọc Bun, hiện là sinh viên năm thứ ba Đại học Y dược Huế. Bun có dạy kèm ở nhà nên Tín tới nhà bạn học, ngoài ra khi gặp những bài khó thì bạn lại kèm thêm cho Tín.
    Tiền học thêm môn Hóa em cũng không mất, thi thoảng mời “thầy” 1 li chè hay li nước mía thôi. Còn lại môn Sinh, Tín cũng nhờ một người bạn cũ là Hoàng Anh Tú, sinh viên ngành Quảng trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Huế giúp. Hàng đêm Tú trông coi vật liệu xây dựng giúp ba ở Phú Bài, Tín đạp xe 5km về kho để bạn day kem. Học từ tối đến 11h đêm, Tín về nhà học tiếp.
    Một may mắn khác là Tín có người em gái cũng đang ôn thi Đại học nên tài liệu, đăng ký thủ tục thi cử, bài vở được em gái hướng dẫn một cách tận tình. Chàng trai quyết tâm học ngày học đêm không ngừng nghỉ. “Học đến nỗi không biết trời nắng hay mưa, quên ăn, là thường”, Tín nhớ lại. Lúc ra tù em nặng 68kg, đến lúc đi thi còn lại 56kg, sụt tới 12 kg.
    Niềm vui xen lẫn nỗi buồn
    Ngày đi thi Đại học, con nhà người được cả xóm cả làng quan tâm ríu rít chăm sóc động viên, Tín thì len lén đi thi, không dám chuyện trò với ai, sợ mọi người dèm pha điều tiếng. Hết ngày thi, Tín lao vào đi phụ thợ hồ cùng với người anh họ ở thành phố để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Niềm hi vọng đôi khi tràn về ngộp thở. Một tháng ấy, Tín chỉ nghỉ đúng 4 ngày. Từ ngày thi đến lúc biết điểm, em đã kiếm được 3,5 triệu đồng.

    Nhà rất nghèo nhưng cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh và chăm lo cho Tín
    Niềm vui vỡ òa khi giấy báo điểm thi bay về. Những ngày này, gia đình em luôn nhộn nhịp người đến thăm và chúc mừng khi hay tin không chỉ Tín, mà cả hai người con trong gia đình đều đỗ đại học. Nguyễn Hoàng Tín đã thi được 16,75 điểm và đỗ vào Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Huế; còn em gái của Tín, Nguyễn Thị Thu Uyên đỗ cùng lúc 2 trường là Đại học Khoa học Huế và Đại học Bách khoa Đà Nẵng
    Một người chú của Tín tâm sự: “Năm nay các cháu ruột của tôi dự thi tới 6 đứa, nhưng cả gia đình ai cũng cầu mong cho Tín đậu là quan trọng nhất, những đứa còn lại không đậu cũng chưa buồn, vì còn nhiều cơ hội khác. Bây giờ gia đình tôi rất vui và tự hào vì đứa cháu đi tù về vẫn đậu Đại học. Cháu đã vượt qua được mặc cảm, vượt qua được bản thân rồi, mong cháu phải học thật tốt để ra trường có được việc làm như ý”
    Ông Nguyễn Hoàng Khương (43 tuổi, cha của Tín) tiếp lời em trai: “Tôi có hai đứa con đều dự thi Đại học cùng một lần trong năm nay, nhưng khi đi dự thi, tuy Tín là con trai, cũng là anh, tôi vẫn ưu tiên đi cùng Tín để kịp thời động viên tinh thần cho cháu, còn con gái lại để nó đi với chú. Trước đây khi nó đi tù, tôi mắc “tâm bệnh” mệt mỏi không làm gì nổi, nhưng bây giờ biết con đậu, tôi như khỏe ra, luôn cảm thấy cuộc đời tươi sáng”
    Bước qua những lỗi lầm của quá khứ, Tín có lời khuyên chân thật với những bạn bè cùng trang lứa rằng, trước khi làm bất cứ một việc gì thì cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ bởi hậu quả của một việc xấu không đơn thuần chỉ bản thân mình hứng chịu, mà còn là gánh nặng của cả gia đình mình.
    Những ngày này, Tín phụ giúp mẹ thu hoạch lúa vụ Hè thu. Lau những giọt mồ hôi cho con sau một ngày nặng nhọc với công việc đồng áng, chị Hương kể biết rằng con mình đã hiểu được giá trị của thành quả lao động.
     
  3. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    “Thầy Hai” dạy kèm

    “Thầy Hai” dạy kèm

    Đã 70 tuổi vẫn đứng lớp dạy kèm cho hàng trăm đứa trẻ nghèo. Chuyện khuyến học ở Vang Quới Tây không có thầy Hai chắc khó nhiều!
    “Thầy Hai” gần 70 tuổi, tên thật là Nguyễn Hữu Luận. Ở Vang Quới Tây (Bình Đại, Bến Tre) từ chủ tịch xã cho tới mấy đứa nhỏ đều gọi thầy bằng cái tên trìu mến này.

    Thầy Hai nói ông chỉ có nỗi âu lo lớn nhất là tuổi già, l
    lỡ sức yếu thì không ai kèm tụi nhỏ.
    “Dạy cho đỡ buồn!”
    Thầy Hai thường nói vậy về chuyện dạy kèm của mình nhưng thực tế gần 10 năm rồi, “chuyện đỡ buồn” này đã lấy hết thời gian và sức già của thầy khi số học trò theo lớp dạy kèm của thầy có lúc đến hơn trăm đứa.
    Nguyên cớ dạy kèm đến vào năm 1999, khi ba con gái của thầy đều tốt nghiệp đại học, đi làm xa, trong nhà chỉ còn vợ chồng già. Việc học hành, đỗ đạt của hai con gái cũng do một tay ông kèm cặp nên. “Rảnh quá cũng buồn nên tui gọi sắp nhỏ trong xóm tới bày học” - thầy Hai kể đơn giản về những ngày mở lớp.
    Ban đầu lớp day kem chỉ có sáu học sinh, toàn mấy đứa mất căn bản. Thầy Hai nhớ lại, khi đến nhờ dạy kèm, nhiều đứa đang học lớp 6 nhưng kiến thức cơ bản ngồi nhầm đến hai, ba lớp. Bởi vậy môn gì thầy cũng dạy, cốt chỉ để học trò không nản mà bỏ học. Vì vậy, ông thầy già 70 tuổi phải chỉ đến toát mồ hôi thì học trò mới hiểu.
    Nhờ sự tận tụy của thầy Hai, việc học của học trò ngày một biến chuyển, nhiều em từ yếu kém lên học sinh khá, giỏi. Tiếng lành đồn xa, phụ huynh trong xã cứ thế “vô tư” gửi con em đến học ngày một nhiều. “Ngoảnh qua ngoảnh lại lên tới hơn trăm đứa hồi nào hổng hay!” - thầy Hai kể.
    Bởi vậy, lúc đầu thầy Hai chỉ dạy mấy tháng hè nhưng nhiều năm nay thầy dạy quanh năm, có ngày chạy “sô” cả sáng, chiều. Nhưng dạy lu bu cỡ nào, học trò đông tới mấy thầy cũng không lấy một cắc học phí. Thậm chí “thấy đứa nào nghèo quá, ổng lại còn mua tập vở, bút sách, quần áo cho tụi nó nữa” - ông Nguyễn Văn Đạm, một người hàng xóm của thầy Hai kể.
    Nhờ tận tụy vậy mà lớp học kèm của thầy Hai giờ đứa yếu cũng cũng đạt điểm tốt nghiệp phổ thông, đứa khá hơn vào trung cấp, cao đẳng. Vui nhất là từ ngày mở lớp đã có gần 20 đứa từ bàn tay của thầy nay đã tốt nghiệp đại học.
    Lập quỹ khuyến học từ tiền dưỡng già
    Ngày đứng lớp, đêm đến hay lúc rảnh, thầy Hai lại lo cập nhật kiến thức đủ môn học để kịp thời kèm cho những học trò hổng kiến thức căn bản. “Chuyện dạy coi như là ổn, sức già này còn lo được nhưng chuyện học ở đây thiếu thốn nhiều quá” - thầy Hai âu lo khi quê thầy còn nghèo, đa phần các em ngoài việc học còn phụ gia đình làm thêm kiếm sống nên chuyện tụi nhỏ học yếu là bình thường.
    Nghĩ vậy rồi thầy Hai băn khoăn: Phải chi có một quỹ khuyến học để giúp đỡ các cháu. Mang băn khoăn này vào cương vị phó chủ tịch Hội Khuyến học xã khi được bà con bầu vào năm 2007, thầy Hai đã vận động thành lập quỹ khuyến học. Trước đó cũng đã có quỹ nhưng cứ vận động từng năm rồi sau đó cũng chi phát hết ngay cho học sinh nghèo trong xã. Nay thầy Hai có cách làm mới, tự mình mang 30 triệu đồng tiền dưỡng già, nhờ vậy bà con cảm động góp thêm được mấy chục triệu đồng nữa. Số tiền này được gửi vô ngân hàng lấy lãi, đầu năm học hay khi có em nào gặp hoàn cảnh khó khăn mới rút ra giúp đỡ. Năm rồi, số tiền trong quỹ đã tròm trèm trăm triệu đồng.
    Nói tới chuyện quỹ khuyến học, thầy Hai mừng và quả quyết: “Gì thì gì, tiền mình chưa nhiều nhưng nhất quyết không để lúc nào hụt dưới 50 triệu đồng. Kẹt quá, tui kêu tụi nhỏ (mấy đứa con gái của ông) góp thêm cho đủ, được như vậy tôi mới yên tâm” .
    Hai chữ “yên tâm” của thầy Hai, nghe mới biết chuyện dạy kèm đã thành chuyện hệ trọng với tuổi già của thầy. Nói vậy chứ thầy Hai vẫn chưa hết chuyện để lo. Mà chuyện gần nhất, thường trực nhất là: “Tuổi tui nay cũng cao, còn kèm được cho cháu nào đỡ cháu nấy. Cũng sợ mai rày đau yếu, không ai kèm tụi nhỏ...”.
     
  4. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    TPHCM sẽ xử lý giáo viên ép học sinh học thêm

    TPHCM sẽ xử lý giáo viên ép học sinh học thêm
    Các đơn vị trường học giám sát việc việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
    Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra văn bản lưu ý thực hiện đúng các quy định tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm.
    Nhằm quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn TPHCM, Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị giáo dục phổ biến, quán triệt các văn bản có liên quan về dạy thêm, học thêm cho toàn thể cán bộ, giáo viên (GV) thuộc đơn vị mình quản lý.
    Cũng như giám sát việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp GV ép học sinh (HS) học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
    Học sinh tại một trường THPT ở TPHCM sau giờ học thêm tại trường. (Ảnh: Hoài Nam)
    Cá nhân GV hoặc người dạy kèm cho HS theo yêu cầu của cha mẹ HS phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng đơn vị (đối với trường hợp người dạy kèm là GV đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập). Đồng thời phải báo cáo và cam kết với UBND phường/xã/thị trấn nơi đặt điểm dạy kèm, thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy kèm.
    Trước đó, quy định dạy thêm, học thêm do Sở GD-ĐT TPHCM ban hành ngày 5/9/2014 khẳng định nhà trường không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của HS như đã tiến hành trong các năm học vừa qua.
    Các hoạt động dạy học trong nhà trường có thu tiền của HS, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành được Sở GD-ĐT TPHCM gọi là hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và phải tuân theo các quy định về dạy thêm, học thêm.
    Theo đó, Sở GD-ĐT TPHCM cũng đưa ra hướng dẫn về việc tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường.
    Với quy định này, có thể nói TPHCM đã “gỡ dây trói” cho dạy thêm học thêm trong nhà trường để dễ bề quản lý. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến lo ngại, khi dạy thêm, học thêm được hợp thức hóa chính thức trong trường học có thể dẫn đến những tiêu cực như GV, HS “sao nhãng” trong giờ dạy học chính khóa, phụ huynh bị áp lực phải cho con học thêm.
     
  5. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Người thầy chỉ muốn gọi mình là người dạy học

    Người thầy chỉ muốn gọi mình là người dạy học


    Người thầy ấy không "đứng trên bục giảng" hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng nhưng người thầy ấy đã có hàng chục thế hệ thành công trong sự nghiệp với phương pháp dạy học của riêng mình.

    Người thầy trên chiếc xe lăn
    Thầy Lưu Đình Tú là giáo viên dạy toán tại nhà ở Lê Quý Đôn, Hà Nội. Thầy học khoa Toán khóa K14 trường ĐH Tổng hợp và bắt đầu dạy kèm học sinh khi còn là sinh viên. Mặc dù dạy hơn 30 năm cho các thế hệ học sinh và nhiều người trở thành giáo sư, tiến sĩ, thành danh ở xứ người nhưng thầy không muốn gọi mình là "Thầy", chỉ đơn giản xem mình là người dạy học. "Người thầy phải đạo mạo hơn, còn tôi nói năng linh tinh, nhí nhố, lăng nhăng, thậm chí bình đẳng", thầy Tú nêu lý do.
    Quả thật, đến với lớp học của thầy mới hiểu câu nói khiêm tốn này. Học sinh không được gọi bằng tên mà thay vào đó gọi nhau bằng biệt danh và ai nghe sẽ giật mình khi trong lớp toàn chó, mèo, gà, mái ghẹ, mũm mĩm... Bên cạnh đó, người đúng ra phải gọi là "Thầy" với thái độ nghiêm túc thì lại gắn thêm biệt danh hài hước là Xê kô mỏ nhọn, thầy Tú mỏ nhọn, thầy Tú dở hơi...
    Lớp học này cũng không có bàn ghế đầy đủ mà học sinh đến tự lấy ghế ngồi và kê vở lên đùi để viết. Điểm số đôi khi cũng không xuất hiện mà được viết bằng chữ "Lười", "Chăm"... to đùng trên trang vở.
    Một lý do nữa để gọi là lớp học "không giống ai" là chương trình hoàn toàn khác với sách giáo khoa, cách giải đôi khi cũng không giống như các thầy cô ở trường. Thầy Tú "dở hơi" của học sinh cho biết, mình không học sư phạm, bản thân mình không thích làm giáo viên và không biên chế trong cơ quan giáo dục nào nhưng quá trình tiếp xúc với trẻ con lại trở nên hứng thú với bài giảng.
    "Dạy không có gì hay nhưng quá trình dạy mình thấy niềm đam mê khi dẫn dắt 'bầy đàn' đi theo. Chính mình khám phá, tiếp cận vấn đề và tự tìm cách giải quyết nó. Phương pháp riêng đôi khi chưa đúng, chưa hiệu quả nhất thì trong lúc day kem mình vỡ lẽ ra. Chứ dạy theo lối mòn năm nọ sang năm kia thì thật nhàm chán", thầy giáonày chia sẻ. Chính vì vậy, trên chiếc bảng trắng kia không có bài giải mà chỉ có phương pháp làm bài.
    Tuy nhiên, đi theo cách riêng của mình không có nghĩa là lệch lạc. Thầy nhớ lại có lần thầy trăn trở cách giải bài Toán lớp 7 vì làm như trong SGK sẽ quá cao siêu với các em. Thầy đã tự làm theo cách của mình và tự hào là mấy năm sau SGK đã thay đổi theo cách này. Thực tế đã có không ít đơn vị đến mời thầy Tú về làm việc nhưng khi suy nghĩ kỹ thầy thấy gắn bó lớp học toàn "chó, mèo, gà" của mình và cái tên "Thầy Tú mỏ nhọn" là đáng yêu hơn cả.
    Luôn tự tin về bản thân
    Thầy Tú bị di chứng bại liệt vào năm hơn 1 tuổi nên tuổi trẻ của thầy gắn liền với chiếc nạng. Chính mẹ là người dạy thầy học sớm và tạo cho thầy niềm tin. Mẹ thầy Tú làm hàng ăn nhưng có ý thức cho con học hành nên chưa bước vào lớp 1, thầy Tú đã biết đọc biết viết - điều này rất hiếm với thời xưa. Bên cạnh đó, mẹ thầy không để cho con ù lì trong nhà mà đẩy con ra ngoài tiếp xúc với mọi người, hòa nhập với trẻ con, cộng đồng.
    Mặc dù tuổi thơ khó khăn hơn người khác, đi học bằng nạng, bạn dìu nhưng thầy vẫn ghi tên mình vào giảng đường đại học. Về sau, khi đã trưởng thành thầy mới hiểu đây là điều tạo nên thành công của thầy bởi nhiều trẻ khuyết tật bị bố mẹ bao bọc dễ bất hạnh vì thiếu kỹ năng sống.
    Điều tự hào khác về bản thân là phương pháp dạy con đáng để các bậc cha mẹ phải học hỏi. Thầy dạy con một cách tự nhiên, học không biết là học. Ví dụ trong lúc chơi thầy bảo con nhặt chữ e, chữ a và thế là con biết chữ từ lúc nào không biết. Ngay cả cô giáo mẫu giáo cũng giật mình khi đang đọc thư tình thì con thầy lúc đó là cô bé 5 tuổi đứng bên cạnh đọc vanh vách nội dung thư.
    Một kinh nghiệm khác trong việc dạy con là quá trình học của con. Thầy cho con học những gì con thích như vẽ, cờ vua... rồi luôn theo sát và định hướng. Có lần con gái thầy giành huy chương bạc giải cờ vua được nhận lương đội tuyển, các thầy cô trong đội tuyển đến xin cho con gái theo học nhưng thầy không đồng ý. "Bố mẹ không nên say sưa với thành tích của con mà quên mất rằng con chưa thực sự xuất sắc", thầy lý giải. Sau đó, con gái thầy đỗ thủ khoa trường đại học Luật và hiện tại làm luật sư ở bên Anh. Còn người con trai thứ 2 của thầy đang học IT ở Phần Lan.
    Thầy kể, Cún và Cu Tí (hai người con) chưa bao giờ thấy buồn phiền hay tự ti vì cha đi bằng nạng hay ngồi trên xe lăn bởi chính thầy luôn tự tin vì mình sống đàng hoàng, giỏi giang chứ không hề kém cỏi.
    Xa con nhưng vợ chồng thầy Tú chưa bao giờ buồn vì ngôi nhà thầy luôn ngập tràn tiếng cười đùa trẻ thơ. Lớp học "chó mèo, gà vịt" của thầy Tú "dở hơi" vẫn được mở hàng ngày, hàng đêm trong căn nhà 3 tầng ấm áp.
    Đặc biệt, trong dịp 20/11 này, thầy phải dành 2 ngày, có khi không kịp ăn cơm để tiếp học sinh. Trong số đó, có học sinh thầy dạy 20 năm rồi vẫn quay lại để tri ân. Có lẽ, dù bước chân của thầy giáo không thể trải dài nhưng thầy đã chắp cho mỗi thế hệ học sinh đôi cánh để các em có thể tự bay đi xa. Và đó cũng chính là động lực để mỗi ngày thầy thêm yêu bài giảng, yêu chiếc bảng trắng, chiếc mic đặt gọn gàng dù mỗi lần muốn chạm vào nó thầy phải dựa vào xe lăn.
     
  6. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Người thầy chỉ muốn gọi mình là người dạy học

    đọc thấy cảm động quá tấm lòng người thầy thật lớn
     
  7. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    TP HCM điều chỉnh quy định về dạy thêm, học thêm.

    TP HCM điều chỉnh quy định về dạy thêm, học thêm.

    GD&TĐ - Sở GD&ĐT TP HCM vừa sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.
    Theo đó, nội dung được sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc dạy kèm; những đối tượng không được dạy thêm trong nhà trường; hồ sơ dạy thê,, học thêm.
    Cụ thể, công văn sửa đổi ghi rõ: Dạy kèm là hoạt động dạy thêm, học thêm chỉ có một giáo viên, dạy thêm một nhóm học sinh (dưới 10 học sinh/nhóm) tại một thời điểm, theo đúng bằng cấp chuyên môn của giáo viên được đào tạo phù hợp với cấp học.
    Cá nhân dạy kèm có trách nhiệm báo cáo cho thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó (nếu là giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập) và báo cáo, cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi đặt địa điểm day kem, thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy kèm.
    Cũng theo công văn này, đối tượng không được dạy thêm trong nhà trường gồm: Trẻ em trước khi vào lớp 1; học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;
    Học sinh đang học chương trình cấp trung học (THCS, THPT) đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”.
    Hồ sơ dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông nộp tại Phòng Tiếp công dân của Sở GD&ĐT.
    Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức xét duyệt và sẽ có văn bản cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
     
  8. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Giám sát việc chấp hành quy định về dạy học thêm.

    Giám sát việc chấp hành quy định về dạy học thêm.

    GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM tiếp tục có văn bản gửi các đơn vị giáo dục nhằm quản lý tốt hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn.
    Theo đó, yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu và thực hiện đúng các hướng dẫn về dạy thêm, học thêm quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND và các quy định khác có liên quan.
    Đồng thời, phổ biến, quán triệt các văn bản có liên quan về dạy thêm, học thêm cho toàn thể cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị mình quản lý.
    Giám sát việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
    Sở yêu cầu, cá nhân giáo viên hoặc người dạy kèm cho học sinh theo yêu cầu của cha mẹ học sinh phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng đơn vị (đối với trường hợp người dạy kèm là giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập);
    Đồng thời, phải báo cáo và cam kết với UBND phường, xã, thị trấn nơi đặt điểm dạy kèm, thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và có trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức day kem.
     
  9. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Thống nhất quản lý dạy thêm học thêm tại TPHCM.

    Thống nhất quản lý dạy thêm học thêm tại TPHCM.




    GD&TĐ - Sở GD&ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn cụ thể về dạy thêm, học thêm để thống nhất quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố.

    Theo đó, Sở GD&ĐT thành phố quản lý và cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.

    Phòng GD&ĐT quản lý và cấp giấy phép theo ủy quyền của UBND, quận, huyện đối với các tổ chức, cá nhân, dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường trên địa bàn quận (huyện) có nội dung thuộc chương trình trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

    Sở quy định 3 hình thức dạy thêm, học thêm là: Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; ngoài nhà trường và dạy kèm.

    Day kem là hoạt động dạy thêm, học thêm chỉ có một giáo viên, dạy thêm một nhóm học sinh (dưới 10 học sinh/nhóm/ca học/ngày) tại một thời điểm, theo đúng bằng cấp chuyên môn của giáo viên được đào tạo phù hợp với cấp học.


    Sở GD&ĐT hay Phòng GD&ĐT không cấp phép dạy kèm nhưng cá nhân dạy kèm có trách nhiệm làm đơn xin phép UBNDphường, xã, thị trấn nơi giáo viên tổ chức dạy kèm.

    Các tổ chức, cá nhân hoặc nhóm giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm phải thực hiện hồ sơ xin phép Sở GD&ĐT thành phố hoặc Phòng GD&ĐT quận (huyện) theo quy định.

    Các cơ sở bồi dưỡng văn hóa khác đang được cấp phép hoạt động sẽđược chuyển đổi khi thực hiện hồ sơ xin gia hạn hoặc có nhu cầu chuyển đổi.

    Đối tượng không được dạy thêm là trẻ em trước khi vào lớp 1; học sinh tiểu học, học sinh đang học chương trình cấp trung học (THCS, THPT) đãđược nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

    Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường tại những cơ sởđãđược cấp phép hoạt động;

    Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý giáo viên đó cho phép.


    trung tâm gia sư trí tuệ việt tại thành phố HCM
     
  10. anhdon

    anhdon GIA SƯ DẠY TOÁN

    Tham gia:
    30/1/2015
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thống nhất quản lý dạy thêm học thêm tại TPHCM.

    vậy làm gia sư thì sao bạn nhỉ ví dụ gia sư dạy kèm tại nhà thi sao nhỉ có cần cấp phép không
     
  11. kubo.hn95

    kubo.hn95 vẫn còn yêu đời

    Tham gia:
    19/1/2015
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đà Nẵng: Cấm dạy thêm cho HS tiểu học

    Đà Nẵng: Cấm dạy thêm cho HS tiểu học

    UBND thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản quy định về việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
    Theo đó, tuyệt đối cấm việc tổ chức dạy thêm cho học sinh của lớp chính khóa mà giáo viên đang giảng dạy tại trường, trừ trường hợp giáo viên các trường phổ thông dạy thêm tại trường do Hiệu trưởng nhà trường phân công và không được cắt giảm nội dung chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
    Theo quy định này, các trường hợp không được tổ chức dạy thêm, học thêm bao gồm: Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học và học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 02 buổi/ngày tại trường. Riêng các trường hợp: nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật cho học sinh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mới được thực hiện (trình tự, thủ tục, hồ sơ như cấp phép dạy thêm, học thêm); các cá nhân không có bằng, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không được mở lớp, không được tham gia giảng dạy tại các lớp dạy thêm, học thêm; giáo viên hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, giáo viên các trường phổ thông tư thục đều không được phép tổ chức hoặc tham gia tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề không được tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
    Các tổ chức, cá nhân được cấp phép quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình học sinh tuyệt đối không được tổ chức dạy thêm. Các tổ chức, cá nhân ngoài trường phổ thông có thể xin tổ chức dạy thêm nếu bảo đảm có bằng nghiệp vụ sư phạm tương ứng với cấp học xin mở lớp, bảo đảm đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, có đơn tình nguyện của phụ huynh học sinh.
    Giáo viên được tổ chức day kem đối với nhóm tối đa 5 học sinh, mỗi giáo viên không được dạy quá 3 nhóm và không được dạy kèm cho học sinh lớp chính khóa mà giáo viên đó đang dạy tại trường phổ thông. Đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của Hiệu trưởng trường học mà giáo viên đó đang công tác (trong văn bản thể hiện rõ: giáo viên dạy bao nhiêu nhóm, địa điểm, thời gian và danh sách các nhóm học kèm)
    => trung tâm gia sư tp HCM
     

Chia sẻ trang này