Khái niệm đất đô thị, đất ở đô thị Đất đô thị là gì? Khái niệm đất đô thị được định nghĩa là sự biến đổi từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất công nghiệp, thương nghiệp, đất giao thông, văn hóa…Mặt khác, việc chuyển thành đất đô thị để sử dụng tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế. Đất đô thị được chia thành nhiều loại, bao gồm: - Căn cứ vào mục đích sử dụng đất + Đất chuyên dụng: xây trường học, bệnh viện, công trình vui chơi giải trí, khu hành chính, trung tâm thương mại,… + Đất ở đô thị: thiết kế xây dựng nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt + Đất công trình công cộng: đường giao thông, hệ thống đường dây điện, công trình thoát nước, nhà ga,… + Đất dùng với mục đích an ninh quốc phòng, cơ quan ngoại giao + Đất nông ngư nghiệp: hồ nuôi trồng thủy sản, trồng cây xanh, trồng hoa, các phố vườn. + Đất chưa sử dụng: đất quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng (còn gọi là đất quy hoạch treo) Đất ở đô thị được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Căn cứ vào mục đích quy hoạch xây dựng đô thị + Đất dân dụng: đất xây dựng khu nhà ở, khu trung tâm phục vụ cộng đồng, cây xanh, giao thông, cơ sở hạ tầng + Đất ngoài khu dân dụng: xây dựng các trung tâm chuyên ngành, xây khu công nghiệp kho tàng, khu an ninh quốc phòng, cơ quan ngoài đô thị,… - Căn cứ vào nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất + Đất sử dụng có thời hạn: đất cho thuê để xây công trình sản xuất kinh doanh + Đất sử dụng không thời hạn: giao đất có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất Khái niệm quy hoạch đô thị Theo Điều 3 của luật quy hoạch đô thị 2009 giải thích rằng: - Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. - Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. - Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung. - Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Nội dung hồ sơ quy hoạch đô thị được quy định như thế nào? - Theo thông tư số 12/2016/TT-BXD, quy hoạch chung các đô thị là thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, và đô thị loại V chưa được công nhận là thị trấn thì áp dụng điều này. + Thành phần bản vẽ quy hoạch bao gồm: - Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị trí, ranh giới vùng, các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khu vực quy hoạch được thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ thích hợp. - Các sơ đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội…Thể hiện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000, bản đồ 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh. Và bản đồ tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác. - Các sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng: giao thông, cao độ nền, thoát nước mặt, cung cấp năng lượng,…và được thể hiện trên bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp. + Thuyết minh - Đưa ra lý do, sự cần thiết trong việc lập quy hoạch xây dựng vùng, căn cứ lập quy hoạch. Và đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển vùng. - Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng; hiện trạng phân bố đô thị và nông thôn; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;…. Các nội dung trình bày mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng kèm theo các sơ đồ, bảng biểu minh họa. - Xác định động lực, tiềm năng phát triển vùng Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội, dân số, tỷ lệ đô thị hóa, tình trạng sử dụng đất, môi trường,… Những hoạt động cụ thể nào trong ngành quy hoạch đô thị? Trong ngành quy hoạch đô thị tại Việt Nam thường liên quan đến các ngành như: - Văn hóa, lối sống cộng đồng - Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực. - Đầu tư và phát triển bất động sản. - Phát triển bền vững của nhân loại. - Đầu tư hạ tầng kỹ thuật. - Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên. Xem chi tiết tại: https://blog.homenext.vn/phap-ly/luat-quy-hoach-do-thi-moi-nhat HomeNext là công ty bất động sản uy tín tại Bình Dương — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — Liên hệ bat dong san binh duong — HomeNext — Để biết thêm thông tin chi tiết về Pháp lý bất động sản (Please contact us — HomeNext — Real estate agency in binh duong) Hotline: 0908 480 055| Hotmail: sales@homenext.vn Website: https://homenext.vn/ Xem thêm:Căn hộ Bình Dương, Nhà phố Bình Dương