Mang thai lần đầu là cột mốc đáng nhớ của mỗi người phụ nữ khi đảm nhận trọng trách thiêng liêng – làm mẹ. Lần đầu mang thai người mẹ gặp biết bao nhiêu bỡ ngỡ như vấn đề dinh dưỡng, biểu hiện mang thai, các xét nghiệm khi mang thai hay thực phẩm cần tránh xa ở giai đoạn thai kỳ. Những thông tin này vô cùng cần thiết cho mẹ bầu mang thai lần đầu, do đó bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những lưu ý quan trọng đến thai phụ. Việc cần chuẩn bị trước khi mang thai Đối với gia đình đang có dự định sinh em bé, thì cần ghi nhớ một số việc sau đây nếu mang thai lần đầu: – Khám sức khỏe tiền sản: Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi mang thai có ích rất nhiều cho sự phát triển của em bé sau này. Đây là việc cần được thực hiện ở cả hai vợ chồng bởi lẽ quá trình kiểm tra sẽ có thể phát hiện những vấn đề bất thường và khắc phục kịp thời. – Tiêm phòng: Trước khi mang thai, người mẹ nên tiêm phòng một số loại nhất định để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ. Có các mũi phổ biến như: Vắc – xin phòng bệnh Rubella (bệnh sởi Đức), vắc – xin quai bị, thủy đậu, cúm,… – Tài chính vững chắc: Sinh con là tăng thêm thành viên trong gia đình. Hơn nữa, để nuôi nấng một đứa nhỏ trưởng thành và khỏe mạnh không phải là điều dễ dàng, nó sẽ hao tổn rất nhiều công sức cũng như tiền bạc của bậc làm bố mẹ. Do đó, nếu có thể chuẩn bị dư ra một quỹ tiền đón chào “thiên thần nhỏ”, thì bố mẹ sẽ bớt được phần nào nỗi lo kinh tế. – Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Một nền tảng sức khỏe vững chắc sẽ giúp người mẹ mang thai lần đầu có đủ sức mạnh đối mặt với những mỏi mệt của thai kỳ. Biểu hiện mang thai sớm dấu hiệu mang thai sớm Thông thường, các mẹ mang thai lần đầu sẽ không nhận ra những biểu hiện sớm của thai kỳ cho đến khi trễ kinh và dùng que thử thai. Để phát hiện những biểu hiện mang thai sớm, mẹ bầu có thể dựa vào các triệu chứng nổi trội như: – Ngực mềm, bị đau và lớn hơn, phần núm vú đổi sang màu sẫm; – Xuất huyết nhẹ vùng kín, dịch âm đạp chảy nhiều hơn; – Nhạy cảm với mùi vị; – Nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ mệt mỏi, buồn ngủ và cáu gắt; – Thường xuyên đi tiểu; – Hụt hơi, khó thở; – Đau đầu, buồn nôn; – Cảm xúc thay đổi thất thường. Các xét nghiệm khi mang thai Khi mang thai, người mẹ có một số xét nghiệm thường quy cần làm để hạn chế thấp nhất nguy cơ gây biến chứng cho mẹ và thai nhi cũng như xử trí kịp thời khi cần thiết. Kể đến như: – Tổng phân tích tế bào máu – CBC; – Xét nghiệm nhóm máu lúc mang thai (cho biết bệnh nhân có thuộc trường hợp mang máu hiếm hay không). Nếu nhóm máu của thai nhi là Rh+ và người mẹ là Rh- thì cơ thể người mẹ sẽ tạo ra những kháng thể chống lại yếu tố Rh của con, phá hủy các tế bào hồng cầu của con trẻ; – Xét nghiệm nước tiểu: Nồng độ protein trong nước tiểu nếu tăng cao có khả năng dẫn đến chứng tiền sản giật, một trong những biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ xảy ra tại giai đoạn cuối hoặc sau khi em bé chào đời. – Nuôi cấy mẫu nước tiểu: Mang thai lần đầu hay lần thứ mấy cũng cần thực hiện nuôi cấy mẫu nước tiểu. Việc này sẽ kiểm tra được sự có mặt của các loại vi khuẩn khác nhau, từ đó xác định sớm tình trạng nhiễm trùng nước tiểu. Bên cạnh đó còn một số xét nghiệm quan trọng mà thai phụ nên cân nhắc thực hiện như xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C, xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs), xét nghiệm lao (TB), thử nghiệm dung nạp glucose hay xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B,… Phụ nữ mang thai không nên ăn gì Khi mang thai lần đầu, có một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn trong quá trình mang thai như: Đồ ngọt, đồ ăn quá mặn, đồ ăn sống tái (sushi, bít tết,…), thịt nướng, thịt xông khói, các loại thịt chế biến sẵn, gan động vật, sữa và các chế phẩm từ sữa không tiệt trùng hay các loại rau sống,… Tìm hiểu thêm thông tin : Lưu ý khi mang thai lần đầu Xem thêm:Mẹ Bầu Ăn Gì Cho Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Và Đều Những điều cấm kỵ khi mang thai Khi có thai, mẹ bầu cần tránh những điều cấm kỵ, ví như: – Xoa bụng hay massage vùng bụng khi trong thai kỳ vì sẽ kích thích sinh non; – Siêu âm quá nhiều; – Tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng đến thai nhi; – Tự ý dùng các loại thuốc đông tây không rõ nguồn gốc, không phù hợp hoặc uống thuốc khi chưa thăm khám bác sĩ; – Hút thuốc lá và dùng các loại đồ uống có cồn. Trên đây là những lưu ý quan trọng mẹ bầu mang thai lần đầu cần đặc biệt chú ý để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Xem thêm: Mẹ Bầu Khi Mang Thai Có Kinh Nguyệt Không