Thông tin: Lưu Ý Về Muỗi Sốt Xuất Huyết Và Thời Gian Gây Bệnh

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Thiên Việt Nhật, 23/9/2022.

  1. Thiên Việt Nhật

    Thiên Việt Nhật Thành viên mới

    Tham gia:
    20/7/2022
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Virus lây lan bệnh dịch sốt xuất huyết không thể truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người. Nó chủ yếu gây bệnh lên người thông qua vết đốt của muỗi sốt xuất huyết. Theo đó, những con muỗi này sẽ đốt người mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối, tiếp đến người bị đốt mới phát bệnh. Dưới đây là một số thông tin về loại muỗi sốt xuất huyết và thời gian gây bệnh của chúng mà bạn cần lưu tâm.

    Muỗi gây sốt xuất huyết
    [​IMG]
    muỗi sốt xuất huyết gây bệnh cần lưu ý
    Một số người cho rằng muỗi anophen gây sốt xuất huyết. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm. Thay vì dẫn đến các triệu chứng sốt xuất huyết, muỗi anophen là tác nhân gây ra căn bệnh sốt rét. Vậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì? Muỗi sốt xuất huyết bao gồm hai loài của chi Aedes, đó là Aedes Aegypti và Aedes Albopictus. Trong đó Aedes Aegypti là vật trung gian truyền bệnh (véc-tơ truyền bệnh) chủ yếu.

    Aedes Aegypti là giống muỗi vằn, sống trong nhà, gần khu vực có nhiều người. Muỗi sốt xuất huyết thường trú đậu ở nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Những nơi bạn cần chú ý xua đuổi muỗi sốt xuất huyết là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng bếp, phòng tắm, tủ, hốc, gần giường,… vì đây là nơi trú ngụ yêu thích của chúng và giúp loại muỗi này sống lâu hơn. Chính vì vậy mà chúng có thời gian sinh sống đủ lâu để nhiễm virus từ bất kỳ người bệnh nào, sau đó ủ bệnh và truyền cho những người khác.

    Muỗi gây sốt xuất huyết để trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực có nước đọng như chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,… Khi trứng nở tiếp xúc với nước, lượng lớn nguyên nhân gây bệnh được nhân lên với tốc độ chóng mặt. Do vậy, bạn cần lau chùi và dọn dẹp sạch sẽ, cẩn thận mọi ngóc ngách trong nhà cũng như khu vực sinh sống, làm việc.

    Thời gian gây bệnh của muỗi sốt xuất huyết
    Muỗi Aedes Aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48h sau khi nở. Hiện nay, loài muỗi này đã tiến hóa với thói quen hút máu ngắt quãng, đặc biệt thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Vì vậy có thể coi đây là véc-tơ truyền bệnh có nguy cơ gây dịch cao.

    Muỗi sốt xuất huyết Aedes Aegypti hút máu vào ban ngày, cao điểm là vào sáng sớm lúc mặt trời mọc và chiều tối trước hoàng hôn. Tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động cả ngày, thậm chí là cả vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp), do vậy bạn cũng cần chú ý quan sát và xịt thuốc muỗi.

    Đã có những câu hỏi xoay quanh vấn đề vết đốt của muỗi sốt xuất huyết như thế nào. Thực tế, vết muỗi đốt sốt xuất huyết sẽ khiến chỗ bị đốt nổi lên những nốt tấy đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau. Đây là dịch tiết của muỗi bơm vào da giúp bôi trơn khi hút máu. Nước bọt của muỗi có thể kích thích hệ thống miễn dịch con người khiến histamin tiết ra gây ngứa đỏ tại vết đốt của muỗi sốt xuất huyết.

    Muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết
    Sau khi muỗi cái Aedes Aegypti hút máu bệnh nhân bị nhiễm virus Dengue (virus sốt xuất huyết), nó sẽ nhiễm virus và trở thành nguồn cơn gây bệnh. Xoay quanh vấn đề muỗi chích bao lâu thì bị sốt xuất huyết, các bác sĩ cho biết tính từ khi nhiễm virus do muỗi đốt, người bệnh sẽ có từ 3 – 14 ngày ủ bệnh (trung bình là tầm 4 – 10 ngày).

    Kết thúc giai đoạn ủ bệnh, sốt xuất huyết bắt đầu bùng phát với các triệu chứng ban đầu. Người nhiễm bệnh theo đó lên cơn sốt dai dẳng từ 2 ngày đến 1 tuần, thuyên giảm dần khi virus không còn trong máu. Bên cạnh khả năng sốt cao đến hơn 40 độ C, bệnh nhân có thể gặp thêm ít nhất 2 trong những biểu hiện như: Đau đầu, nhức mỏi sau hốc mắt, buồn nôn, ói mửa, sưng hạch bạch huyết, đau mỏi khớp cơ hay phát ban hoặc ngứa ngáy.

    Mong rằng một số thông tin về muỗi sốt xuất huyết nêu trên có thể giúp bạn phần nào trong việc phân biệt với muỗi sốt rét cũng như nắm được thời gian hoạt động của loại muỗi này để phòng tránh.

    Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết là gì?

    Xem thêm: Sốt xuất huyết kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

    Xem thêm: Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người lớn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thiên Việt Nhật
    Đang tải...


Chia sẻ trang này