Kinh nghiệm: Lý Do Thường Gặp Nào Khiến Trẻ Bị Táo Bón Kéo Dài?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 15/5/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tại sao khi bước vào giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng đến 2 tuổi trẻ rất dễ bị táo bón kéo dài? Có rất nhiều lý do thường gặp gây nên tình trạng này mà mẹ dễ mắc phải trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng hay chế biến thức ăn cho con. Vì hệ tiêu hóa của con vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, chúng rất dễ bị tổn thương khiến trẻ bị táo bón hoặc nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

    Trẻ bắt đầu làm quen với các loại thức ăn khác nhau ngoài sữa mẹ bắt đầu từ khi đủ 6 tháng tuổi. Quá trình ăn dặm kéo dài đến năm trẻ đủ 2 tuổi để hệ tiêu hóa có thể phát triển hoàn toàn nên trong quá trình này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương. Khi bé làm quen với những món ăn phức tạp hơn, hệ tiêu hóa phải lần đầu làm quen và xử lý những hợp chất lạ, khiến trẻ dễ bị táo bón trong thời gian ăn dặm.

    Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tránh được những sai lầm dễ gặp khiến trẻ bị táo bón do ăn dặm, mẹ nhớ đừng bỏ qua nhé!

    Con ăn không đủ ngũ cốc

    Hàm lượng chất xơ khá dồi dào trong các loại đậu, khoai, ngô,... Việc mẹ bỏ lỡ những thực phẩm đáng quý này khi chế biến món ăn cho con hoàn toàn có thể gây táo bón. Do đó, mẹ nên bổ sung những món ngũ cốc này cho con 2-3 lần mỗi tuần, vừa giúp bé thay đổi khẩu vị, vừa bổ sung chất xơ ngừa táo bón hiệu quả.
    [​IMG]
    Con ăn không đủ rau xanh

    Rau xanh luôn là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, nhiều mẹ chỉ chú trọng bổ sung đạm mà không bổ sung cho con rau xanh. Nhiều mẹ khác lại cho con ăn rau không đúng cách, như việc lựa chọn các loại củ: su hào, củ cải, bí đỏ... thay vì các loại rau lá xanh như rau ngót,

    Chính sai lầm của mẹ vừa khiến các con mắc "bệnh" lười ăn rau xanh, vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh táo bón do cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất xơ.

    Bên cạnh đó, việc chế biến rau quá kỹ đã làm mất đi lượng vitamin và chất xơ vốn có. Do đó, mẹ chỉ nên cho rau vào cuối cùng khi nấu cháo hay bột. Cho trẻ ăn cả phần xác lẫn nước bằng cách băm nhỏ.

    Con ăn không đủ chất béo

    Ít chú trọng đến chất béo khiến thức ăn sẽ khó nhu động hơn trong bộ máy tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải phân khó khăn hơn. Thêm vào đó, chất béo ít sẽ không đủ cung cấp năng lượng cho bé.

    Con ăn hoa quả không đúng cách

    Khi cho con sử dụng các loại hoa quả, mẹ chỉ ép lấy phần nước còn phần cái chưa được chú trọng. Chính điều này cũng là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ.
    [​IMG]
    Giải pháp hiệu quả cho trẻ bị táo bón

    Con ăn thừa chất đạm

    Chất đạm trong các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa… đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, nâng cao hệ miễn dịch và phát triển trẻ. Trẻ trong độ tuổi từ 1-3 chỉ cần được bổ sung 13gr chất đạm mỗi ngày. Nhiều mẹ không biết điều này nên đã chế biến các món ăn cho bé: càng nhiều thịt, trứng, sữa,... thì càng tốt nhưng thực tế ăn quá nhiều đạm không hề có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

    Khi tiêu hóa, chất đạm làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể bé mệt mỏi. Nếu khẩu phần ăn hàng ngày thừa đạm, trẻ dễ mắc chứng khó tiêu, chán ăn và táo bón.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này