Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi haingan1923, 28/10/2015.

  1. haingan1923

    haingan1923 Thành viên mới

    Tham gia:
    27/10/2015
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

    Đối với những người có sức đề kháng cao thì khi mắc bệnh thủy đậu sẽ khỏe lại nhanh chóng và không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu phụ nữ khi mang thai bị thủy đậu có sẽ để lại nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây tử vong.

    Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh do virut Varicella zoster gây ra, thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Biểu hiện của thủy đậu bắt đầu từ cơn sốt và đau nhức toàn thân, sau đó nổi đốm nhỏ, mọng nước, gây ngứa ngáy khắp cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, thủy đậu không chỉ để lại những vết sẹo xấu xí khắp trên khắp cơ thể mà còn cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

    [​IMG]

    Nghiên cứu y khoa đã cho thấy phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hoặc giai đoạn đầu của ba tháng giữa mà bị mắc bệnh thủy đậu, có thể ảnh hưởng lên thai nhi với tỷ lệ từ 0,4 -2% số trẻ sinh ra. Trong đó, với phụ nữ mang thai trước 13 tuần mắc bệnh thủy đậu thì con có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Phụ nữ mang thai từ 13 đến 20 tuần thì nguy cơ con sinh ra có hội chứng thủy đậu bẩm sinh là gần 2%. Hội chứng thủy đậu bẩm sinh biểu hiện thường gặp nhất là sẹo ở da, ngoài ra còn có thể gặp các biểu hiện dị tật bẩm sinh khác.

    Ảnh hưởng của thủy đậu đến mẹ và thai nhi

    Mức độ ảnh hưởng của bệnh tùy thuộc vào tuổi thai:

    – Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, bệnh có thể khiến mẹ sẩy thai, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Dấu hiệu thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bại não, đục thủy tinh thể, biến dạng chi, teo cơ, co giật, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần…

    – Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.

    – Nếu mẹ bị bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh: trẻ sơ sinh dễ bị mắc bệnh thủy đậu lan tỏa (mụn nước nổi rất nhiều),dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm não. Tỉ lệ tử vong khá cao 25-30% số trường hợp bị nhiễm.

    Đối với những phụ nữ đã từng bị thủy đậu trước đó hoặc đã tiêm chủng ngừa bệnh thì có khả năng miễn dịch với bệnh này bởi trong cơ thể họ đã có kháng thể chống lại bệnh, nên những biến chứng hay ảnh hưởng hầu như không xảy ra với cả mẹ và bé.

    Cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu cho phụ nữ mang thai

    Phòng bệnh hơn chữ bệnh nên lời khuyên tốt nhất là chị em phụ nữ nên đi tiêm chủng ngừa thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai (nếu đã từng tiêm trước đó thì không cần tiêm lại). Ngoài ra tránh tiếp xúc với người mắc thủy đậu,giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

    [​IMG]

    Nếu như phụ nữ mắc bệnh thủy đậu trong khi đang mang thai thì hãy chú ý đến tất cả các triệu chứng, liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để điều trị kịp thời. Tại đây các mẹ sẽ được trao đổi về cách điều trị cùng với nguy hiểm của những biến chứng cho cả mẹ và bé. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị cần thiết, vì thế tình hình sẽ không vượt qua khỏi sự kiểm soát. Cụ thể:

    – Được cách ly đề phòng lây lan (cho đến khi tất cả bóng nước đều đã đóng vảy)

    – Chuẩn bị phòng ở sạch sẽ, thoáng mát, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn đủ chất, nhiều vitamin, thức ăn lỏng dễ tiêu hóa… Giữ vệ sinh cá nhân, giữ da khô sạch, hạn chế gãi, tránh làm vỡ các bọng nước để tránh nguy cơ bội nhiễm.

    [​IMG]

    – Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, chống ngứa.

    – Điều trị biến chứng: Kháng sinh nếu có bội nhiễm. Tùy theo biến chứng mà có điều trị hổ trợ.

    -Nếu diễn tiến nặng hơn, có nguy cơ viêm phổi nên được tư vấn dùng acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho mẹ và thai.

    Cuối cùng, hãy nhớ rằng một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu rất đơn giản là tránh tiếp cận với người bệnh, hay bất kỳ người nào tuy đã miễn dịch nhưng có tiếp xúc với người bệnh trong vòng ba tuần.

    Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trở nên yếu đi hẳn và dễ bị các vi rút xâm nhập gây bênh, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Vừa mang thai vừa phải giữ sức khỏe tốt có vẻ không phải dễ dàng gì nên hãy phòng ngay từ ban đầu, giữ gìn tốt sức khỏe cho cả hai mẹ con nhé!

    Xem thêm:

    sản phụ sau sinh bị sốt rất nguy hiểm


    làm đẹp da mụn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi haingan1923
    Đang tải...


Chia sẻ trang này