Kinh nghiệm: Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Con Sau Tiêm Phòng

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support6, 8/1/2019.

  1. support6

    support6 Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    14/10/2013
    Bài viết:
    2,268
    Đã được thích:
    598
    Điểm thành tích:
    823
    Mỗi lần đưa con đi tiêm là mỗi lần mẹ lại thấp thỏm. Hầu hết các bé sau khi tiêm phòng về đều quấy khóc hơn bình thường. Vậy mẹ cần có những sự chăm sóc như thế nào để con giảm đau, giảm sốt sau mỗi tiêm phòng?

    Theo các chuyên gia y tế thì trẻ sẽ phải mất từ 1-2 ngày mới có thể giảm những triệu chứng sau tiêm như vết tiêm sưng tấy, sốt, quấy khóc . Dù vậy, mẹ cũng cần biết rằng, nếu biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng, thời gian này có thể rút ngắn lại.

    Tuy nhiên trước hết mẹ cần xác định rằng đau, sốt, quấy khóc là chuyện thường gặp sau tiêm phòng, điều này không đáng lo ngại, mẹ cần bình tĩnh để đối phó. Các thành viên trong gia đình cần phải có sự chủ động và ứng phó kịp thời nếu có những bất thường có thể xảy ra. Bởi thực tế khi đưa vắc-xin vào người, thì cũng là đưa một tác nhân lạ vào cơ thể và bé sẽ phản ứng lại để chống nhiễm trùng.

    Thông thường sau khi tiêm phòng bé sẽ gặp phải 2 triệu chứng chính là đau và sốt. Nếu vết tiêm sưng tấy khiến trẻ đau nhiều, bố mẹ có thể bọc viên đá vào khăn xô sạch rồi nhẹ nhàng chườm lên vết tiêm cho trẻ, lưu ý cần phải chắc chắn rằng đã bọc viên đá vào khăn xô nếu không trẻ có thể bị bỏng lạnh. Hãy thực hiện 2-3 lần / ngày bé sẽ giảm đau hiệu quả.

    [​IMG]
    Mẹ cần theo dõi con sát sao đồng thời có những biện pháp giảm đau giảm sốt cho con sau khi tiêm phòng​

    Còn khi bé bị sốt hơn 38,5 độ, bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần duy nhất là paracetamol để giúp con hạ nhiệt . Trong hoàn cảnh như thế này bạn nên chườm nóng cho con để đảm bảo sức khỏe, không được chườm lạnh. Nếu trẻ sốt trên 39 độ, nên đưa con đến gặp bác sĩ.

    Sau khi đi tiêm về , bé thường có cảm giác chán ăn, do đó mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và đừng quên chia nhỏ bữa ăn ra để bé dễ tiếp thu đồng thời giúp cho việc ăn uống của trẻ không bị áp lực.

    Với những trường hợp sau, bố mẹ nhất định không được chủ quan, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.

    - Sốt cao từ 39 độ C trở lên.

    - Người ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt.

    - Trong trạng thái lơ mơ, bỏ bú, bỏ ăn.

    - Khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ.

    - Nôn mửa, đại tiện ra máu.

    - Xuất hiện phát ban.

    - Co giật.

    - Sốt liên tục trong hơn 48 giờ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support6
    Đang tải...


Chia sẻ trang này