Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ từ chối mà không làm bé hờn giận hay khóc lóc ăn vạ. 1. "Mẹ biết con thích kem nhưng ăn nhiều sẽ viêm họng đấy" David Walsh, tác giả cuốn No: Why kids – of all ages – Need to hear it and ways parents can say it (Tạm dịch: Cách cha mẹ nói "không" với con) gợi ý, phụ huynh không nên cho phép bé ăn vặt liên tục, nhất là những món như kem, kẹo, bánh... Thay vào đó, có thể thay thế bằng một món tốt cho sức khỏe hơn là sữa chua. Tránh hứa "Mai con sẽ được ăn kem" – tiến sĩ David cho biết. Bởi vì các bé ở tuổi lên 2 chưa thể hiểu rõ khái niệm thời gian nên bé không biết chính xác lúc nào mới được ăn kem. Hầu hết các bé đều muốn có ngay những gì mình thích. Vì thế, cha mẹ nên cương quyết nhưng bình tĩnh từ chối bé, giải thích cho bé: “Mẹ biết con thích kem nhưng ăn nhiều sẽ viêm họng đấy”. Sau đó cho bé một món khác thay thế. Bằng cách này bé vẫn được ăn vặt nhưng theo cách tốt hơn. Đừng nói: "Con không được ăn kem", mà hãy nói: "Mẹ biết con thích kem nhưng ăn nhiều sẽ viêm họng đấy". (Ảnh minh họa) 2. "Thực phẩm để ăn, không phải để ném" Bé ở tuổi chập chững có xu hướng thích chơi với thức ăn vì bé có thể vẫn còn no từ bữa trước đó. Thay vì quát mắng khi bé quăng mỳ hay phô-mai xuống sàn nhà, bạn nên mang bát (đĩa) đựng đồ ăn cho bé đi và giải thích cho bé biết lý do không được ném thức ăn. Tương tự bạn có thể nói với con khi bé nhảy trên giường: “Giường để ngủ, không phải để con nhảy đâu”. 3. "Con muốn gì thì phải nói ra, không được đánh" Đây là mẹo dạy con khi bạn thấy bé đang "bạo lực" với vì không được đáp ứng mong muốn. Khả năng hiểu lý do vì sao không được đánh người khác ở bé mới biết đi là rất hạn chế. Do đó ngay khi bé "gây hấn", bạn cần ngay lập tức ngăn bé lại rồi nói, bằng giọng nghiêm túc nhưng bình tĩnh, những gì bạn mong bé làm. Trong nhiều trường hợp, bé “bạo lực” do đang thất vọng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Bạn có thể gợi ý để các bé ôm nhau nhằm trau dồi tình cảm, giúp bé nguôi ngoai khi bé đang tức giận hoặc yêu cầu bé bộc lộ cảm xúc phù hợp khi bé không hài lòng (cùng bé gọi tên và nhận diện cảm xúc khi đang tức giận). Nguồn: http://xinhxinh.com.vn/me-va-be/20130810132259470/mach-me-cach-tu-choi-kheo-yeu-cau-cua-con.xinh
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con Bài viết hay quá, cảm ơn chủ thớt! nhưng có vẻ như hơi ngắn thì phải
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con con em em đến khổ với nó mất. suốt ngày đòi ăn kẹo, bố mẹ thì chiều đòi là cho ngay. Nên hàm răng sún đen lại, ko mọc đc
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con Gái nhà mình khi không thích gì cũng hay ném đồ kể cả đồ ăn, những lúc như thế tớ bắt tự đi nhặt lại.
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con chị gái em rất nghiêm khắc trong việc này. cháu nó mà có hành động gì không đúng mực là chị ấy nghiêm khắc dạy dỗ ngay. em nghĩ đấy cũng là 1 biện pháp hợp lý.
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con em thấy cái này bên nươc ngoài họ dạy con từ nhỏ các mẹ ak. có thể là do các mẹ mình vẫn là thuộc châu á, nên có phần hơi thương con và chiều con 1 cách hơi quá nên mới để xẩy ra các tình cảnh giở khóc giờ cười cứ như bên nước ngoài họ làm thế với bé ngay từ đầu nên các chuyện tưởng như hay gặp ở trẻ con nước ta thì là điều hy huu bên nước ngoài. mỗi nước mỗi nền văn hóa có một cách giáo dục riêng nhưng mục đích cuối cùng là để cho con chúng ta ngày 1 hoàn thiện hơn và là 1 người có ích cho xã hội !
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con Vơi trẻ em, ở cái tầm tuổi dở dở ương ương, cư xử và cách dạy dỗ của cha mẹ đóng góp một phần rất quan trọng vào việc hình thành tính cách cho con sau này. Với trẻ em, mình rút một kinh nghiệm là phải thật bình tĩnh để giải quyết và nc với con.
Ðề: Mách mẹ cách từ chối khéo yêu cầu của con Hôm trước mình cũng có chơi với 1 đứa cháu, nó đòi cái lọ đánh móng tay của dì mà không được, ngay lập tức nó lấy ngay cái lọ đánh móng tay đập vào mặt dì 1 cách rất đau khiến dì phát khóc. Nhìn thấy vậy, mình yêu cầu nó xin lỗi và giải thích như thế là làm dì đau, lần sau dì không chơi, nhưng nó vẫn chưa thực sự nhớ. Đâu lại vào đấy, lại dùng bạo lực và lại đánh mọi người nếu nó đòi mà ko được. Chắc phải thường xuyên ở cạnh nó mới giúp nó thay đổi được tính nết đó mất