Có rất nhiều thứ bố mẹ cần lưu tâm sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, không phải biểu hiện bất thường nào của bé cũng đều nguy hiểm. Dưới đây là một số biểu hiện bố mẹ không nên lo lắng quá. 1. THÓP BÉ MỀM NÊN BỐ MẸ THẤY SỢ KHI CHẠM VÀO Thông thường, bố mẹ sẽ rất hoảng sợ khi có ai đó không may chạm vào thóp của bé. Tuy nhiên, bố mẹ biết rằng, hành trình chào đời của bé không hề đơn giản, thóp mềm giúp bé có thể an toàn trong ống sinh sản hẹp của mẹ. Và khi đã vượt qua hành trình này, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, thóp của bé đã được bảo vệ bởi một lớp màng dày hơn và hoàn toàn có thể chạm nhẹ được. 2. THÓP CỦA BÉ RUNG VÀ PHẬP PHỒNG Ở CÁC MỨC ĐỘ KHÁC NHAU Điều bố mẹ đang nhìn thấy là sự hoạt động bình thường của hệ thống tuần hoàn. Do thóp là phần các khớp sọ chưa dính vào nhau nên chúng khá mềm, các tĩnh mạch và động mạch vẫn có thể nhìn thấy. 3. MÁU XUẤT HIỆN Ở TÃ BÉ GÁI SƠ SINH Với các bé gái, đây có thể là dấu vết còn sót lại của dịch âm đạo, khi lượng hooc-mon của mẹ đang rút dần và những kích thích tổ trong cơ thể bé cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong tuần đầu tiên, hiện tượng xuất hiện một ít máu trong khoảng thời gian ngắn của các bé gái là hoàn toàn bình thường. 4. NGỰC BÉ CÓ LỖ RỖNG NHỎ Thư giãn nào các mẹ, đó không phải là vấn đề tim mạch. Theo các chuyên gia, xương ngực được tạo thành từ 3 phần. Vết lõ mẹ nhìn thấy là phần cuối và chếch về phía sau. Khi bé lớn hơn, cơ ngực và cơ bụng bé sẽ kéo thẳng vết lõm. Hoặc trước đó, các lớp mỡ sẽ lấp đầy vết lõm này. 5. PHÂN MỀM, ẨM VÀ THƯỜNG ĐI SAU KHI BÚ SỮA Bé sơ sinh bú Sữa mẹ có thể đi ị sau khi bú vì Sữa mẹ được tiêu hóa rất nhanh chóng. Ngoài ra, thức ăn của bé là Sữa mẹ lỏng hoàn toàn nên việc bé có phân lỏng, mềm là điều đương nhiên. 6. BÉ THƯỜNG XUYÊN BỊ NẤC Các chuyên gia không chắc chắn về lý do gây ra hiện tượng nấc của bé, một vài người cho rằng bé nấc là do sự không thống nhất giữa não bộ và cơ hoành (một loại cơ ở bụng để kiểm soát hô hấp của bé). Và cho dù vì lý do gì, nấc cụt hoàn toàn vô hại với bé. 7. KHÓC QUÁ NHIỀU Bé sơ sinh có hệ thống thần kinh yếu và dễ bị giật mình, đây cũng là 2 lý do giải thích vì sao bé khóc nhiều như vậy. Và khóc chính là một cách giao tiếp của bé. Khóc nhiều không hề nguy hại đối với bé. 8. MỌC NHỌT Ở TRÊN DA MẶT Do những hooc-mon của me vẫn còn trong cơ thể nên nhiều bé sơ sinh có mụn và hiện tượng này xảy ra khoảng từ 2 tuần đến 2 tháng sau khi sinh. Điều này hoàn toàn vô hại, bố mẹ chỉ cần lau rửa nhẹ nhàng cho bé. 9. VÙNG NGỰC CỦA BÉ GÁI TO LÊN VÀ...CẢ BÉ TRAI CŨNG VẬY Loại hooc-mon khiến máu xuất hiện ở tã cũng chính là nguyên nhân khiến vùng ngực của bé to lên đối với cả bé trai và bé gái. Điều này chỉ xảy ra tạm thời và không hề nguy hiểm. 10. HẮT-XÌ MỌI LÚC Các bé có chiếc mũi nhỏ xíu. Do đó, chỉ một chút nước mũi thôi cũng khiến các bé hắt hơi. Vì bé vừa ra khỏi tử cung của mẹ nên bé vẫn còn một ít nước mũi và làm bé hắt hơi. Tuy nhiên, nếu bé hắt hơi kèm theo nước nhầy màu vàng, đặc thì bé đang bị cúm đó.
cháu mình ngày bé k cho chạm vào thóp đâu ấy, chạm vào là giật mình, nvay mình nghĩ là thóp bé vẫn rất nhạy cảm
Phụ huynh đếm nhịp thở trẻ trong một phút. Nếu trên 60 lần trong một phút thì nên đếm lại. Nếu vẫn trên 60 lần trong một phút là trẻ có hiện tượng thở nhanh.
công nhận. cháu m hơn 1 tuổi mà m còn ko dám động đến thóp của bé. nó cứ mềm mềm sờ vào sợ bị làm sao ý, lúc bé thở cứ phập phồng mà cũng lo